[CHÍNH HÃNG] Thuốc Kháng Sinh Zinnat Tablets 500mg Trị Nhiễm ...
Có thể bạn quan tâm
Thuốc Zinnat tablets 500mg được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, bệnh Lyme, nhiễm khuẩn da,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Zinnat tablets 500mg.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Zinnat tablets 500mg có chứa thành phần chính là Cefuroxime có hàm lượng khoảng 500mg tương đương dược chất Cefuroxime.
Dạng bào chế: Dạng viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Zinnat tablets 500mg
2.1 Tác dụng của thuốc Zinnat tablets 500mg
Zinnat tablets 500mg là thuốc gì?
Tác dụng của Cefuroxime:
Cefuroxime là một loại kháng sinh thế hệ II thuộc nhóm Cephalosporin có tác dụng phổ rộng trên các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương hiếu khí như tụ cầu vàng, trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn,...hoặc trên các vi khuẩn kị khí như cầu khuẩn, trực khuẩn và những vi khuẩn không nhạy cảm với thành phần của thuốc [1].
Bằng cách gắn vào các protein đích nên Cefuroxime có khả năng ức chế tổng hợp tại vách tế bào vi khuẩn. Dựa trên cơ chế tác động lên vi khuẩn của thành phần thuốc mà Zinnat 500mg có tác dụng kháng khuẩn cực tốt.
2.2 Chỉ định thuốc Zinnat tablets 500mg
Thuốc Zinnat tablets 500mg Anh Quốc được bác sĩ chỉ định dùng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính đến đợt kịch phát hoặc viêm amidan, viêm họng,…
Ngoài ra thuốc còn được dùng để điều trị nhiễm khuẩn da và vùng dưới da như mụn nhọt, lở loét, mọc mủ,…
Có thể dùng Zinnat tablets 500mg để điều trị bệnh lyme khi mới chớm bệnh và phòng ngừa bệnh Lyme khi bệnh nặng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi.
Zinnat 500mg cũng được chỉ định dùng cho trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm niệu âm đạo, viêm bàng quang, viêm thận và bể thận.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Glanax 500 điều trị nhiễm khuẩn: cách dùng, liều dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Zinnat tablets 500mg
3.1 Liều dùng thuốc Zinnat tablets 500mg
Thuốc Zinnat tablets 500mg có liều dùng tùy thuộc từng đối tượng, cụ thể:
Với người lớn:
- Trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần dùng 2 liều 125mg hoặc 250mg trong 1 ngày. Nếu mắc bệnh lậu trực tràng hoặc lậu cổ tử cung cần dùng 1 liều 1g trong 1 ngày.
- Trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng cần dùng 2 liều 250mg trong 1 ngày, nếu viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính đến đợt kịch phát cần dùng 2 liều 250mg hoặc 500mg trong 1 ngày.
- Dựa vào mức độ của các bệnh trên mà điều chỉnh số ngày dùng thuốc cho phù hợp, dùng thuốc đến khi khỏi bệnh.
- Trường hợp mới nhiễm bệnh Lyme cần dùng 2 liều 500mg trong 1 ngày, dùng liên tục trong 20 ngày.
Với trẻ em:
- Trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng thì trong 1 ngày cần dùng 2 liều 125mg dạng thuốc viên. Nếu dùng hỗn dịch tùy theo cân nặng của trẻ , dùng 2 liều 10mg trên 1 kg trọng lượng trẻ. Hàm lượng tối đa dùng cho trẻ trong 1 ngày ở trường hợp này là 500mg
- Trường hợp trẻ bị lở loét, viêm tai giữa, trong 1 ngày cần dùng 2 liều 250mg dạng thuốc viên. Nếu dùng hỗn dịch tùy theo cân nặng của trẻ, dùng 2 liều 15mg trên 1 kg trọng lượng trẻ. Hàm lượng tối đa cho trẻ dùng trong 1 ngày ở trường hợp này là 1g.
- Không nên cho trẻ uống vượt quá hàm lượng quy định dù mức độ mắc bệnh của trẻ có nặng.
- Nên cho trẻ dùng dạng hỗn dịch vì dạng viên trẻ nhỏ thường rất khó nuốt.
- Cần điều chỉnh liều lượng thích hợp đối với những bệnh nhân có chức năng thận suy yếu.
- Trường hợp nhiễm khuẩn quá nặng cần phải chuyển sang dạng truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch trong vòng 3 đến 5 phút.
- Liều tiêm tĩnh mạch thường dùng cho người lớn là 750mg , cách 8 giờ đưa thuốc 1 lần. Trường hợp nhiễm khuẩn quá nặng có thể tăng liều lên 1,5 gam 1 lần tiêm và rút ngắn thời gian đưa thuốc xuống 6 giờ hoặc 8 giờ.
- Liều tiêm cho trẻ nhỏ 30mg đến 60mg trên 1 kg trọng lượng trẻ trong 1 ngày, có thể chia nhỏ thành 3 đến 4 lần tiêm. Trường hợp trẻ nhiễm khuẩn nặng cần phải tăng liều lên 100mg trên 1 kg trọng lượng trẻ. Với trẻ sơ sinh có thể giữu nguyên liều lượng dùng nhưng chia nhỏ xuống 2 đến 3 lần tiêm.
3.2 Cách dùng thuốc hiệu quả
Thuốc dùng hiệu quả nhất khi kết hợp trong bữa ăn sẽ giúp tăng khả năng hấp thu tối đa.
Khi dùng thuốc không nên nghiền nát, không pha chế thuốc, do đó dạng bào chế thuốc viên không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi vì trẻ không thể nuốt được thuốc khi chưa nghiền nát [2].
Khoảng thời gian giữa 2 lần đưa thuốc là 12 giờ.
4 Chống chỉ định
Zinnat tablets 500mg chống chỉ định với các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc kể cả tá dược có trong thuốc.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân đã từng dị ứng với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
Thuốc Zinnat 500mg không chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú do chưa xác định có gây tác hại lên thai nhi hay không. Tuy nhiên cần lưu ý thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Cefuro B 500 điều trị nhiễm khuẩn: công dụng, cách dùng, giá bán
5 Tác dụng phụ
Khi điều trị bằng Zinnat tablets 500mg có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ không mong muốn sau: rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…hoặc viêm đại tràng giả mạc, đau đầu.
Có thể dẫn đến tăng bạch cầu ưa eosine và các enzyme ở gan.
6 Tương tác
Zinnat 500mg có thể tương tác với các thuốc làm giảm độ acid của dịch vị dạ dày làm mất tác dụng hấp thu của thuốc.
Zinnat 500mg còn làm giảm tái hấp thu oestrogen do có ảnh hưởng tác động tới hệ thần kinh đường ruột.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận.
Lưu ý sử dụng thuốc trên bệnh nhân bị dị ứng hoặc có tiền sử mẫn cảm với penicillin và các thuốc Beta-lactam.
Sử dụng thuốc Zinnat Tablets 500mg để điều trị có thể gây nhiễm nấm Candida và lâu ngày thì có thể tăng sự phát triển của những chủng vi khuẩn khác như Enterococci và Clostridium difficile.
Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp hiện tượng viêm đại tràng giả mạc nên thận trọng với những người bị tiêu chảy.
Trong quá trình điều trị bệnh Lyme có thể xuất hiện hiện tượng Jarisch-Heixheime nhưng sau đó có thể tự khỏi được.
Nếu sử dụng đường uống để điều trị bệnh mà các triệu chứng không cả thiện trong 72h thì sử dụng thuốc kháng sinh thoe đường tiêm truyền cho bệnh nhân.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thận trọng khi sử dụng thuốc để điều trị cho những người đang mang thai và cho con bú.
7.3 Bảo quản
Thuốc Zinnat 500mg được bảo quản ở nhiệt độ 25 độ C, tại độ ẩm thích hợp, bảo quản trong hộp kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, các tác nhân oxy hóa sẽ dẫn đến thuốc bị hỏng nhanh.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-10261-10.
Nhà sản xuất Glaxo Operations UK., Ltd- Anh.
Đóng gói: Hộp có 1 vỉ gồm 10 viên.
9 Thuốc Zinnat tablets 500mg giá bao nhiêu?
Thuốc Zinnat tablets 500mg giá bao nhiêu? Thuốc Zinnat tablets 500mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Zinnat tablets 500mg mua ở đâu?
Thuốc Zinnat tablets 500mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Zinnat tablets 500mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu và nhược điểm của thuốc Zinnat 500mg
12 Ưu điểm
- Thuốc kháng sinh phổ rộng và được đánh giá có hiệu quả tốt trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm amidan, viêm hầu họng...
- Thuốc Zinnat được các nhà khoa học chứng minh có tương đương sinh học với thuốc biệt dược Cefuzime [3].
- Dạng bào chế là viên nén bao phim có tác dụng ngăn mùi vị khó chịu của hoạt chất và dễ dàng khi nuốt viên.
- Thuốc Zinnat tablets 500mg của công ty Glaxo Operations UK., Ltd- Anh, Đây là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về công nghệ hiện đại và thuốc chất lượng cao.
13 Nhược điểm
- Giá thành sản phẩm tương đối cao so với các thuốc cùng hoạt chất khác trên thị trường.
- Có thể gây ra một số tác dụng phụ mà người dùng cần lưu ý và tham khảo cán bộ y tế.
Tổng 15 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Chuyên gia PubChem. Cefuroxime, PubChem. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022
- ^ Chuyên gia Drugs.com. Tablets Zinnat 500mg, Drugs.com. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả M S Al-Said và cộng sự (Đăng ngày tháng năm 2000). Bioequivalence evaluation of two brands of cefuroxime 500 mg tablets (Cefuzime and Zinnat) in healthy human volunteers, Pubmed. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022
Từ khóa » Vỉ Zinnat
-
Thuốc điều Trị Nhiễm Khuẩn Zinnat 500mg (1 Vỉ X 10 Viên/hộp)
-
Thuốc Kháng Sinh Zinnat 500mg Hộp 10 Viên-Nhà Thuốc An Khang
-
Thuốc Kháng Sinh Zinnat 125mg Hộp 10 Viên-Nhà Thuốc An Khang
-
Thuốc Kháng Sinh Zinnat Tablets 500mg (10 Viên/hộp)
-
Thuốc Kháng Sinh Zinnat 500Mg Gsk Điều Trị Nhiễm Khuẩn (10 Viên)
-
Thuốc Zinnat 250mg Trị Viêm Tai Giữa, Viêm Xoang
-
Zinnat Tablets 500mg - Anh - Health Việt Nam
-
Sh - Zinnat 500Mg Gsk 2X10 (Hộp 2 Vỉ X 10 Viên) | Chợ Y Tế Xanh
-
Zinnat Cefuroxim 250mg ( Hộp 1 Vỉ X 10 Viên )
-
Zinnat 500mg (1 Vỉ X 10 Viên/Hộp)
-
Thuốc Kháng Sinh Zinnat 250 - Cefuroxim 250mg, Hộp 1 Vỉ X 10 Viên
-
Zinnat 500 Mg 1 Vỉ X 10 Viên Nén – Hộp - Nhà Thuốc Minh Châu
-
Zinnat Tablets 500mg - DrugBank