Chính Hướng Và Kiêm Hướng - Phong Thủy VIETAA

Kiêm hướng và chính hướng là hai trường hợp thường gặp trong phi tinh Huyền Không. Tùy theo hướng nhà mà tinh bàn Huyền Không có thể rơi vào từng trườngowpjtw.

Mục lục

Toggle
  • Cấu trúc của đồ bàn phong thủy
  • Chính hướng, kiêm hướng là gì
  • Chính hướng khác gì kiêm hướng

Cấu trúc của đồ bàn phong thủy

Hãy để ý trong hình dưới đây: một căn nhà luôn nằm trong một vòng tròn lượng giác 360 độ, gọi là đồ bàn phong thủy. Hướng 0 độ ứng với hướng Bắc, 90 độ là hướng Đông, 180 độ là hướng Nam, và 270 độ là hướng Tây:

Hướng Bắc gọi là cung Khảm, sau đó lần lượt là các cung Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn. Mỗi cung chiếm 45 độ trên đồ hình (8 cung x 45 độ = 360 độ). Trong mỗi cung lại bao gồm 3 sơn vị, mỗi sơn vị 15 độ. Tổng cộng có 3 x 8 = 24 sơn vị trong đồ hình phong thủy.

Chính hướng, kiêm hướng là gì

Trước hết, hướng ở đây là chỉ hướng nhà. Dù chính hướng hay kiêm hướng thì đều là chỉ hướng nhà. Vậy khi nào gọi là chính hướng, khi nào gọi là kiêm hướng?

Theo đồ hình phong thủy ở trên, mỗi hướng nhà chắc chắn sẽ nằm trong một sơn vị nào đó. Ví dụ nhà hướng 50 độ thì là sơn Cấn, hướng 15 độ là sơn Quý… Lấy điểm trung tâm của sơn vị nhìn sang hai bên, mỗi bên một góc 3,5 độ. Nếu hướng nhà nằm trong khoảng này thì gọi là chính hướng. Còn nếu nằm ngoài khoảng đó (nhưng vẫn thuộc trong sơn vị đó) thì gọi là kiêm hướng.

Như ở hình minh họa bên trên, nhà quay về hướng Đông, cung Chấn, thuộc sơn vị trung tâm là sơn Mão. Điểm trung tâm của sơn Mão là mốc 90 độ. Tính 3,5 độ sang mỗi bên (tức là từ 86,5 – 93,5 độ) là khoảng chính hướng. Nếu hướng nhà nằm trong khoảng này thì gọi là chính hướng. Còn lệch ra khỏi khoảng này (nhưng vẫn thuộc sơn Mão) thì gọi là kiêm hướng.

Chính hướng khác gì kiêm hướng

Với nhà đạt chính hướng thì trường khí là thuần nhất, không bị pha tạp. Trong khi kiêm hướng thì sẽ bị pha tạp thêm khí của sơn vị lân cận. Lấy ví dụ như hình trên, nếu nhà kiêm hướng về phía sơn Ất, thì trường khí bị pha tạp bởi khí của sơn Ất. Còn nếu về phía sơn Giáp, thì trường khí lại bị pha tạp bởi sơn này.

Chính hướng sẽ là tốt nếu như sơn vị đó là sơn vị tốt. Lúc này, nhà sẽ được hưởng trọn vẹn trường khí tốt lành, không bị pha tạp. Còn nếu sơn vị đó lại là sơn vị xấu thì chính hướng lại đem lại kết quả tiêu cực. Lúc này, nếu kiêm hướng sang một sơn vị tốt lành hơn, thì khí tốt lành sẽ lai tạp với trường khí của sơn vị chính, và làm cái xấu được giảm đi.

Nói chung, khi người xưa lựa chọn hướng nhà thì sẽ cố gắng để lựa chọn sao cho nhà đạt chính hướng. Và tất nhiên, hướng đó phải là hướng tốt.

Khi phi tinh đồ bàn phong thủy, gặp trường hợp kiêm hướng thì phải sử dụng thế quái.

Xem thêm bài viết: Trong trường hợp nào cần thế quẻ? Ba dạng kiêm hướng

ThẻChính hướng, Huyền không, Kiêm hướng

Từ khóa » Chính Hướng Và Kiêm Hướng