Chính Khách Sài Gòn Qua Ngòi Bút Họa Sĩ Ớt - Báo Công An Đà Nẵng

Sự kiện

Phòng chống thiên taiTỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNGĐấu tranh chống luận điệu xuyên tạcCuộc xung đột Nga-UkraineChiến sự Israel - Hamas Thứ năm, 19/12/2024 04:09 GMT+7 Quốc tế
  • Điểm nóng
  • Biển Đông
  • Chính trường
  • Thế giới phẳng
Chính khách Sài Gòn qua ngòi bút họa sĩ Ớt Thứ tư, 27/04/2011 00:00 Chế độ bảo vệ mắt

Kỳ 1: Trần Văn Lắm - "ông ngoại" kếch sù

(Cadn.com.vn) - Chính khách Sài Gòn ở đây cần được hiểu là những nhân vật hoạt động chính trị xã hội, phần lớn bao gồm các quan chức, dân biểu, ký giả, luật sư, tu sĩ... có tầm ảnh hưởng nhất định trong chính trường miền Nam trước năm 1975. Họ chia làm hai phái: phái thân chánh gồm những thành viên đứng về lập trường của giới cầm quyền Sài Gòn và phái đối lập phần đông là những người có đường lối yêu chuộng hòa bình, đấu tranh cho dân nghèo và chủ trương hòa giải dân tộc, tiến đến thống nhất đất nước (về sau chúng ta thường biết qua tên gọi “lực lượng thứ 3”).

Tập sách “Ký sự nhân vật” do NXB Trẻ ấn hành (2002) đã tập hợp khoảng 100 chân dung chính khách như vậy qua tranh biếm họa kèm theo lời bình của cố nhà báo Huỳnh Bá Thành (họa sĩ Ớt), chủ yếu vào giai đoạn tác giả làm báo Điện Tín trước năm 1975, đã phác họa cho chúng ta thấy một bức tranh sinh động và đầy phức tạp của chính trường miền Nam. Nhân kỷ niệm 36 năm Ngày thống nhất đất nước, chúng tôi chọn giới thiệu cùng bạn đọc vài gương mặt chính khách tiêu biểu quen thuộc của cả hai phái thân chánh và đối lập, hiện diện nhiều lần trong những ngày tháng 4 lịch sử và kể cả thời gian sau này như: Trần Văn Lắm - "ông ngoại" kếch sù; Nguyễn Bá Cẩn - Thủ tướng 10 ngày; Đinh Văn Đệ và ván bài sấp ngửa; Nguyễn Văn Hàm và câu chuyện Babylif.

Chân dung các chính khách Sài Gòn qua nét vẽ họa sĩ Ớt.

Ông Trần Văn Lắm vốn xuất thân là một dược sĩ (tốt nghiệp Y khoa Hà Nội năm 1939), bước chân vào chính trường từ khi đắc cử Hội đồng Thị xã Sài Gòn năm 1952. Sau đó, qua nhiều thời kỳ của chế độ miền Nam, ông từng giữ nhiều vai trò quan trọng khác nhau như: Chủ tịch Quốc hội (1956 - 1957), đại sứ VNCH đầu tiên sang Australia và New Zealand (1961), Chủ tịch Hội đồng Quản lý Ngân hàng Công thương (1964-1967), Chủ tịch Thượng viện VNCH cho đến năm 1975... Thế nhưng, nhắc đến ông, báo chí miền Nam vẫn thường gọi ông là “ông ngoại” Trần Văn Lắm, bởi thời Đệ nhị Cộng hòa ông có giai đoạn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1969-1973). Ông cũng chính là Trưởng phái đoàn VNCH ở hòa đàm Paris.

Một điều khác, chớ nên bỏ quên trong cuộc đời và sự nghiệp “ông ngoại” Trần Văn Lắm: ông chính là nhà tài phiệt kếch sù hạng bự ở Sài Gòn. Ngoài những mắt xích ở ngành Ngân hàng, ông còn là Giám đốc kiêm quản lý Cty Sài Gòn dược cuộc và dĩ nhiên là chủ nhân của không ít nhà thuốc Tây lớn khai thác từ các dịch vụ mua bán Âu dược trên đất miền Nam suốt hơn 30 năm.

“Ông ngoại” Trần Văn Lắm qua biếm họa của họa sĩ Ớt.

Nhận định về “ông ngoại” Lắm, cố nhà báo Huỳnh Bá Thành viết: “Dù sao cũng công nhận rằng ông Lắm là người có tài. Điều này quá đúng khi hiểu chữ nho “tài - tiền”. Những cái tài khác của ông Lắm là: Gặp ai cũng tỏ ra vui vẻ, hòa cả làng. Đó là đặc tánh của nhà ngoại giao sẵn có nơi ông. Cái tài thứ nhì, ông Lắm luôn là người làm lớn và giữ vai trò chánh yếu vào bất cứ lúc nào và bất cứ lãnh vực nào. Ví dụ: hết làm nghị sĩ, ông Lắm làm ngoại trưởng, hết làm ngoại trưởng, ông làm Chủ tịch Thượng viện... Cũng như trước đây, hết làm Chủ tịch Tập đoàn Công dân (trào Diệm), ông làm Chủ tịch Hội Việt - Mỹ, hết làm Chủ tịch Hội Việt - Mỹ, ông làm Chủ tịch Hội Việt - Phi... Những chức vụ như thế hình như bẩm sinh và rất hợp với dáng người ông: mập mạp, mặt to, tai vểnh, da hồng hào, tướng đi chậm rãi, bệ vệ...”.

Đầu tháng 4-1973, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon mời vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu cùng Trần Văn Lắm đến tư thất Casa Pacifica tại San Clemente, California. Vì lúc này không khí phản chiến ngột ngạt không cho phép tiếp chính thức Tổng thống Thiệu ở Hoa Thịnh Đốn. Ông Lắm kể lại, nội dung cuộc gặp gỡ, chủ yếu là Nixon an ủi cho có chuyện, còn vấn đề viện trợ miền Nam thì nói rõ còn tùy thuộc Quốc hội Mỹ định đoạt.

Sau chuyến đi Mỹ lần đó, đến tháng 8-1973, ông Lắm từ chức Ngoại trưởng, để ra tái ứng cử nghị sĩ và được bầu làm Chủ tịch QUốC hội. Tuy nhiên, thời đó, người ta cho rằng, ông Lắm vẫn khoái làm “ông ngoại” hơn, nhưng vì chuyện “quốc gia đại sự” ông phải nghe lời khuyên cấp trên ra tranh cử. Do đó, tại nhiều phiên họp, ông đã tỏ ra vụng về, không điều khiển nổi cái màn hô phiếu, đếm phiếu và giựt micrô một cách cụp lạc mỗi khi có cuộc “ác đấu” giữa hai phe thân chánh và đối lập về một vấn đề quan trọng. Ông Lắm đã để lại dấu ấn lịch sử khi là người ký tên đầu tiên trong dự luật sửa hiến pháp với câu nói xanh rờn: “Nếu nhân dân chấp nhận, Quốc hội sẵn sàng sửa hiến pháp để Tổng thống ứng cử lần thứ ba hầu cứu nước”.

Vào trung tuần tháng 3-1975, sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, ông Lắm cho hay, Tổng thống Thiệu có mời ông và Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn vào Dinh Độc lập thông báo lệnh rút quân khỏi cao nguyên “vì địch quá mạnh và Hoa Kỳ không chịu oanh tạc!”. Tại chiến trường Quảng Trị, tướng Ngô Quang Trưởng cũng than với ông Lắm “pháo kích đối phương mà không đủ đạn dược là tự sát” vì lúc đó, đối phương binh đông hơn gấp bội và được võ trang hùng mạnh. Tại một buổi họp khác, Tướng Westmoreland cũng kéo ông Lắm vào một góc phòng, lắc đầu than: “Tôi chưa từng thấy một quân đội nào thối lui hỗn loạn và không có kế hoạch như vậy!”.

Thời điểm đó, cùng với bác sĩ Nguyễn Duy Tài, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng viện, ông Lắm đi Hoa Thịnh Đốn để thử vận động với Quốc hội lần chót. Nhưng hầu như các chính khách tại Hoa Kỳ từng bênh vực tích cực thể chế miền Nam như Phó Tổng thống Nelson Rockkefeller, nghị sĩ Fullbright... đều tránh né và “xem vấn đề Việt Nam thuộc về dĩ vãng”. Nhận định về sự việc này, ông Lắm cho rằng: Giới cầm quyền ở miền Nam quá nặng tình cảm, họ lầm tưởng nói chuyện thẳng với Tòa Bạch Ốc tức Tổng thống Hoa Kỳ là đủ...(!).

Những thời khắc cuối cùng của chế độ Sài Gòn, sau khi Quốc hội bầu Dương Văn Minh vào ghế Tổng thống, trong vai trò Chủ tịch Quốc hội, ông Lắm đích thân gặp ông Trần Văn Hương (đương kim Tổng thống thay cho Thiệu vừa từ chức) cho hay kết quả để chuẩn bị diễn văn bàn giao, nhưng ông Hương viện lý do yếu, mệt nên sẽ “không dài dòng văn tự” mà phó thác cho ông Lắm lo các chi tiết. Ông Lắm liền đi gặp Dương Văn Minh tại biệt thự Hoa Lan đề nghị lễ bàn giao cử hành 9 giờ sáng hôm sau, nhưng nhóm cố vấn ông Minh khẳng định: “9 giờ sáng không tốt. Xin định vào 5 giờ rưỡi chiều”.

Ngày 28-4-1975, ông Lắm đến Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn và từ đó, được chuyển bằng tàu Pioneer Contender với gia đình cựu Ngoại trưởng Trần Văn Đổ và hai nghị sĩ Đặng Văn Sung, Lê Văn Đồng qua Subic Bay, Philippines, rồi tỵ nạn ở Australia.

Bộ mặt thật và cuộc đời của “ông ngoại” Trần Văn Lắm cũng là đề tài của phim tài liệu “All Points of the Compass” được hệ thống truyền hình quốc gia ABC của Autralia trình chiếu ngày 1-5-2005 để đánh dấu 30 năm định cư của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài. Ông Lắm mất ngày 6-2-2001 ở Canberra. Những năm tháng cuối đời, hầu như ông thường tránh né hoặc phát biểu về tình hình đất nước với thái độ ôn hòa.

T.T.S (còn nữa)

  • Facebook
  • Zalo
Theo dõi Báo công an Đà Nẵng trên Follow on Google News
  • Hồ sơ tư liệu
Gửi bình luận

Bình luận ()

Xem thêm bình luận +

Tin cùng chuyên mục

Những tác động sâu rộng sau "cú sốc" thiết quân luật tại Hàn Quốc

Hàn Quốc hỗn loạn sau lệnh thiết quân luật của Tổng thống

Ông Trump công bố lựa chọn Giám đốc FBI

Iran lên kế hoạch lắp đặt hơn 6.000 máy ly tâm làm giàu uranium

Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip

Cụ ông người Brazil là người đàn ông sống thọ nhất thế giới

Bạn có thể quan tâm

  • Triệt xóa đường dây cho vay lãi nặng cắt ghép hình ảnh để đòi nợ

    Triệt xóa đường dây cho vay lãi nặng cắt ghép hình ảnh để đòi nợ

  • Người dân sống thấp thỏm sau sự cố vỡ đập hồ Hố Dư

    Người dân sống thấp thỏm sau sự cố vỡ đập hồ Hố Dư

  • Đà Nẵng chỉ đạo nóng về kiểm soát giá cả, thị trường

    Đà Nẵng chỉ đạo "nóng" về kiểm soát giá cả, thị trường

  • Bộ Công an yêu cầu Quảng Nam cung cấp thông tin liên quan Dự án X2 Hội An Resort - Residence

    Bộ Công an yêu cầu Quảng Nam cung cấp thông tin liên quan Dự án X2 Hội An Resort - Residence

  • Ấn tượng Chương trình giao lưu Vang mãi bản hùng ca Quyết thắng

    Ấn tượng Chương trình giao lưu “Vang mãi bản hùng ca Quyết thắng”

  • Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển

    Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển

  • A ++ Cỡ to
  • A + Cỡ vừa
  • A Cỡ thường
  • Thời sự
  • An ninh - trật tự
  • Công an nhân dân
  • Pháp luật
  • Xã hội
  • Phóng sự - Ký sự
  • Kinh tế
  • Văn hóa
  • Y tế
  • Giáo dục
  • Quốc tế
  • Thể thao

Thông tin bạn đọc

Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.

Gửi bình luận Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Quên mật khẩu? Đăng nhập
  • Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của tòa soạn Đăng ký
Đăng nhập Google

Từ khóa » Họa Sĩ ớt Huỳnh Bá Thành