Chính Phủ Và Chính Trị Vương Quốc Anh

Cung điện Westminster, trên bờ sông Thames, London, là trụ sở Nghị viện Anh

Tình hình chính trị

Từ thập niên 1920, hai đảng chính trị lớn nhất tại Anh là Đảng Lao động (Labour), theo xu hướng dân chủ xã hội), và Đảng Bảo thủ (Conservative), theo chủ nghĩa bảo thủ. Dù các chính phủ liên minh và chính phủ thiểu số thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong thời gian ngắn, hệ thống bầu cử đa số được áp dụng cho những cuộc tổng tuyển cử có khuynh hướng duy trì sự thống trị chính trị của hai đảng đó, dù trong thế kỷ vừa qua mỗi đảng đều từng có lúc phải dựa vào một phe phái thứ ba nhằm chiếm đa số trong Nghị viện.

Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democrat) là đảng lớn thứ ba tại Nghị viện Anh và đang nỗ lực kêu gọi cải cách hệ thống bầu cử nhằm lật đổ sự thống trị của hai đảng kia.

Dù nhiều người ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tự coi mình là “British” cũng như “English”, “Scottish” “Welsh” hay “Irish” (và ngày càng có nhiều người khác tự coi mình là “Afro-Caribbean”, “Indian” hay “Pakistani”), thì từ lâu cũng đã xuất hiện tư tưởng chia rẽ quốc tịch tại Scotland và xứ Wales cũng như bên trong cộng đồng Cơ đốc giáo ở Bắc Ireland.

Nền độc lập cho Cộng hòa Ireland năm 1922 là giải pháp một phần duy nhất cho cái đã từng được gọi là “Irish Question” trong thế kỷ 19, và những ý kiến trái chiều về việc thống nhất Ireland hay tiếp tục ở lại bên trong Vương quốc đã gây ra những xung đột dân sự và chính trị cũng như sự bất ổn cho tới tận ngày nay.

Dù những khuynh hướng quốc gia (đối lập với liên minh) đã ngày càng tăng ở Scotland và xứ Wales, với việc thành lập Đảng Quốc gia Scotland năm 1934 và Plaid Cymru (Đảng Wales) năm 1925, một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng đang đe dọa sự toàn vẹn với tư cách một nhà nước của Vương quốc chỉ thực sự xuất hiện từ thập niên 1970. Scotland, Wales và Bắc Ireland đều có cơ quan lập pháp và chính phủ của riêng mình bên cạnh cơ quan lập pháp và chính phủ Vương quốc.

Tuy nhiên, giải pháp trao thêm quyền tự trị và gia tăng quyền lực lập pháp cũng như hành pháp không ngăn chặn được đà ủng hộ độc lập khỏi Vương quốc, với bằng chứng là sự xuất hiện của những đảng ủng hộ độc lập mới. Ví dụ, Đảng Xanh Scotland và Đảng Xã hội Scotland đã giành được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trong những năm gần đây.

Tòa nhà Nghị viện tại Stormont, Belfast, trụ sở Quốc hội Bắc Ireland

Hiện đang có mong muốn về Nghị viện ủy thác Anh, dù hai đảng chính trị chính là Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động đã lên tiếng lo ngại về Vấn đề Tây Lothian. Những đề xuất về việc thành lập chính phủ vùng tại nước Anh cũng không mang lại hiệu quả sau khi nó nhận được quá ít ý kiến tán thành tại cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ ủy thác cho vùng Đông bắc Anh Quốc, nơi cho đến nay được coi là vùng thích hợp nhất cho ý tưởng đó. Vì thế Anh được cai trị theo sự cân bằng quyền lực giữa các đảng trên toàn bộ Vương quốc.

Sự hồi sinh của ngôn ngữ và bản sắc Celt cũng như sự phát triển của chính trị vùng đã góp phần đe dọa sự thống nhất quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay có ít dấu hiệu về bất cứ một cuộc “khủng hoảng” cận kề nào (tại cuộc Tổng tuyển cử vừa qua, cả Đảng Quốc gia Scotland và Plaid Cymru đều có số lượng phiếu ủng hộ giảm sút, dù SNP một lần nữa lại chiếm thêm hai ghế và hiện là đảng lớn thứ hai trong Nghị viện Scotland và trở thành phe đối lập chính thức). Tuy thế, nhiều người Scotland mong muốn độc lập dù đa số người Anh không muốn như vậy. Tại Bắc Ireland, trong hai mươi năm qua đã có sự giảm sút đáng kể các vụ bạo lực, dù tình hình vẫn còn căng thẳng, với việc các đảng chính trị cứng rắn như Sinn Féin và Liên đoàn Dân chủ, hiện đang nắm đa số ghế trong nghị viện.

Từ khóa » Hệ Thống Bầu Cử Quốc Hội ở Anh