Chính Sách Bảo đảm An Toàn Bí Mật Viễn Thông Và Các Hành Vi Bị ...
Có thể bạn quan tâm
Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010. Luật quy định về hoạt động viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; xây dựng công trình viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.
Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
Vậy, Chính sách bảo đảm an toàn bí mật viễn thông được quy định như thế nào ? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông gồm những hành vi nào ?
Chính sách của Nhà nước về viễn thông
Căn cứ theo Điều 4 của Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 (gọi tắt là Luật Viễn thông năm 2009), Luật quy định chính sách của Nhà nước về viễn thông, bao gồm:
1. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển nhanh và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành lạnh trong hoạt động viễn thông.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông; thúc đẩy việc sử dụng Internet trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và nghiên cứu khoa học.
4. Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
5. Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin
Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông.
Căn cứ theo Điều 5 của Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 (gọi tắt là Luật Viễn thông năm 2009), Luật quy định về việc bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin như sau:
1. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân; trường hợp phát hiện các hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông không được gây hại đến môi trường và hoạt động kinh tế - xã hội khác. Tổ chức, cá nhân trong các hoạt động của mình không được gây nhiễu có hại, làm hư hỏng thiết bị công trình, mạng viễn thông, gây hại đến hoạt động của cơ sở hạ tầng viễn thông.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông công cộng, chủ mạng viễn thông dùng riêng, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông dùng riêng, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông, thiết bị đầu cuối của mình và tham gia bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng
4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra và thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được huy động một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh quốc gia và tình trạng khẩn cấp.
6. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp điểm truy nhập mạng viễn thông và các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết khác để cơ quan đó thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và bảo đảm an ninh thông tin.
7. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiến hành ngăn chặn khẩn cấp và ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với trường hợp bạo động, bạo loạn, sử dụng dịch vụ viễn thông xâm phạm an ninh quốc gia, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan có liên quan quy định việc bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông.
Bảo đảm bí mật thông tin
Căn cứ theo Điều 6 của Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 (gọi tắt là Luật Viễn thông năm 2009), Luật quy định về việc bảo đảm bí mật thông tin viễn thông như sau:
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân khi gửi, truyền hoặc lưu giữ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước trên mạng viễn thông có trách nhiệm mã hóa thông tin theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
3. Thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng của mọi tổ chức, cá nhân được bảo đảm bí mật. Việc kiểm soát thông tin trên mạng viễn thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý cung cấp thông tin;
b) Các doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc trao đổi cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông để phục vụ cho việc tính giá cước, lập hóa đơn và ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông
Căn cứ theo Điều 12 của Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 (gọi tắt là Luật Viễn thông năm 2009), Luật quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông, bao gồm:
1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.
3. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
4. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
5. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về chính sách bảo đảm an toàn bí mật viễn thông và các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông.
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Toàn Viễn Thông
-
Cục Viễn Thông
-
Viễn Thông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Viễn Thông, Tin Tức Viễn Thông Mới Nhất - Vietnamnet
-
VNPT: Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
-
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TOÀN TRUNG
-
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Viễn Thông Toàn Thắng
-
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Thành Lập Khoa An Toàn ...
-
Công Bố Gói Hỗ Trợ Viễn Thông Gần 10.000 Tỉ đồng Cho Khách Hàng ...
-
Giới Thiệu Chung Về Tổng Công Ty Viễn Thông Toàn Cầu (Gtel)
-
Danh Sách Các Doanh Nghiệp Viễn Thông, Internet Hàng đầu Tại Việt ...
-
Giải Pháp Viễn Thông Toàn Cầu | KDDI Vietnam
-
Các Bộ Phận, Thiết Bị Trong Hạ Tầng Mạng Viễn Thông
-
VNPT Hà Giang Phát Triển Toàn Diện Với Vị Thế Nhà Cung Cấp Dịch Vụ ...
-
Nhật Bản: Toàn Bộ Mạng Lưới Viễn Thông đã Hoạt động Trở Lại
-
Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông
-
Đảm Bảo An Toàn Hạ Tầng Viễn Thông Và Mỹ Quan đô Thị
-
Phát Triển Mạng Lưới Viễn Thông An Toàn, Hiệu Quả - Báo Tuyên Quang
-
Công Văn 193/BTTTT-BC 2022 Tăng Cường An Toàn An Ninh Thông ...