Chính Sách "không Khoan Nhượng" Và Những Cuộc Chiến Với Covid-19
Có thể bạn quan tâm
Hai năm qua, Việt Nam cũng như Lào, Campuchia và Trung Quốc đã triển khai những biện pháp quyết liệt, những thay đổi chiến lược, chủ động ứng phó để ngăn chặn Covid-19 lây lan, thích ứng và phục hồi kinh tế. Chuyên đề này điểm lại những dấu mốc quan trọng, quyết sách, bài học kinh nghiệm ban đầu và cả sự hỗ trợ lẫn nhau giữa Việt Nam và 3 quốc gia láng giềng trong cuộc chiến chống đại dịch chưa có tiền lệ.
Kể từ khi một loại virus mới mang tên SARS-CoV-2 xuất hiện tại Trung Quốc và lan rộng khắp thế giới đến nay, Trung Quốc đã phải trải qua khoảng 30 cuộc chiến lớn nhỏ với bệnh dịch Covid-19. Xuyên suốt các cuộc chiến ấy là một chính sách nhất quán - “không khoan nhượng”, tuyên chiến và triệt để loại bỏ virus SARS-CoV-2. Cho đến nay, chiến lược này vẫn giữ Trung Quốc đứng vững trước các đợt tấn công của dịch bệnh. Mặc cho những ý kiến trái chiều, nghi hoặc, chấp nhận những thiệt hại kinh tế liên quan, Trung Quốc vẫn quyết tâm tổ chức thành công một Thế vận hội “đơn giản, an toàn và thú vị” với tấm khiên “phòng bên ngoài xâm nhập, phòng bên trong lan rộng” trước biến thể “đáng lo ngại” – Omicron.
CHIẾN LƯỢC "KHÔNG KHOAN NHƯỢNG"
VÀ
NHỮNG LẦN CHIẾN THẮNG COVID-19
76 ngày: Chiến thắng trận đầu
Sau khi phát hiện nhiều ca "viêm phổi lạ" và xác định đây là chủng virus corona mới, Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán-thành phố 11 triệu dân, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc từ ngày 23/1/2020.
Mọi cửa ngõ ra vào thành phố đều bị đóng, không có bất kỳ ngoại lệ nào. Tất cả cửa hàng trong thành phố đều đóng cửa, trừ những nơi bán thực phẩm và dược phẩm; các phương tiện giao thông cá nhân bị cấm lưu thông trừ trường hợp đặc biệt, hầu hết các phương tiện giao thông công cộng cũng ngừng hoạt động; nhân viên y tế gõ cửa từng nhà kiểm tra sức khỏe của người dân và buộc ai có triệu chứng bệnh đều phải cách ly tập trung,...
Tháng 2/2020, Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan tới Hồ Bắc chỉ đạo công tác chống dịch và phát động một cuộc tổng tiến công toàn diện để chiến đấu bảo vệ Hồ Bắc, bảo vệ Vũ Hán.
Ngay cả thủ đô Bắc Kinh và Thượng Hải-hai thành phố lớn nhất Trung Quốc cũng thực hiện các biện pháp hạn chế để chống dịch như kiểm soát nghiêm ngặt việc đi lại của người dân và xe cộ, bắt buộc đeo khẩu trang, dừng các hoạt động giải trí đông người... Hai thành phố này rơi vào tình trạng bán phong tỏa.
Theo báo South China Morning Post, tình trạng bán phong tỏa đã được áp dụng tại hơn 80 thành phố ở khoảng 20 tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc kể từ khi quốc gia này quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán cùng các thành phố lân cận của tỉnh Hồ Bắc.
Sau 76 ngày cách ly chiến đấu với dịch Covid-19, ngày 8/4, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc chính thức được dỡ lệnh phong tỏa, 1.046 khu dân cư và 20 nghìn nhân viên xã hội tình nguyện cuối cùng cũng đã được tận hưởng ánh nắng ấm áp của mùa xuân sau 2 tháng rưỡi chống chọi dịch bệnh. 75/76 huyện, thị xã của tỉnh Hồ Bắc không còn nằm trong bản đồ nguy hiểm bệnh dịch. 12/13 quận của Vũ Hán cũng được ban bố tình trạng an toàn. Người dân Vũ Hán được tản bộ trong công viên, đi mua sắm trong siêu thị, cuộc sống thường nhật đã trở lại nơi đây.
Từ sau khi trận chiến bảo vệ Vũ Hán, Trung Quốc luôn kiên trì chiến lược chống dịch "không khoan nhượng" với phương châm "chống xâm nhập bên ngoài, chống lan rộng bên trong".
35 ngày: Đánh bại biến chủng Delta
Cuối tháng 7/2020, chỉ trong vòng 7 ngày kể từ khi ca mắc đầu tiên của đợt dịch mới do biến chủng Delta gây ra được khẳng định, chuỗi lây Nam Kinh (xuất phát từ sân bay Lộc Khẩu) đã lan sang 5 tỉnh và 9 thành phố Trung Quốc, với tổng số ca nhiễm lên đến 170 người và tiếp tục lan rộng. Đây được xem là đợt dịch lan rộng nhất tại Trung Quốc kể từ đợt bùng phát tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) đầu năm 2020.
Để đối phó với đợt bùng dịch mới nhất này, chính quyền các địa phương trên toàn Trung Quốc thực hiện chiến lược “không khoan nhượng” và phương châm “bốn sớm”, cùng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, xét nghiệm diện rộng cho hàng triệu người dân để khoanh vùng, truy vết và cách ly, điều trị các ca bệnh nặng và tăng tốc tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Chính quyền địa phương đã tiến hành 3 đợt xét nghiệm đối với 9,2 triệu dân Nam Kinh, phong tỏa hàng trăm nghìn người, mọi chuyến bay rời thành phố đã bị hủy và hơn 1.600 người có liên quan đến sân bay được lệnh cách ly tại nhà trong 14 ngày. Lệnh hạn chế rời khỏi thành phố vẫn có hiệu lực.
Sau 35 ngày dập dịch bằng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, nhiều nơi tại Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh, tỉnh Giang Tô và tỉnh Tứ Xuyên thông báo dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế, khôi phục sản xuất và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Theo báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, từ 0 giờ đến 24 giờ ngày 22/8/2020, Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 7, Trung Quốc không có ca nhiễm cộng đồng. Từ 0 giờ đến 24 giờ ngày 23/8, Trung Quốc chỉ ghi nhận 1 ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Cơ chế chung phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc ngày 27/8 ra tuyên bố, Trung Quốc đã khống chế được đợt dịch do biến thể Delta gây ra lần này.
Ông Vương Quảng Phát, chuyên gia về hô hấp tại Bệnh viện Đệ Nhất thuộc Đại học Bắc Kinh khẳng định trên Thời báo Hoàn cầu rằng:
Chiến lược chống dịch "không khoan nhượng" một lần nữa đã bảo vệ Trung Quốc khỏi sự càn quét của dịch bệnh, bất chấp biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh chóng.
Ngoài Vũ Hán, hay Nam Kinh, Trung Quốc vẫn chứng kiến một số điểm nóng khác trên toàn quốc như: Hơn 100 triệu dân đông bắc Trung Quốc bị phong tỏa hồi tháng 5, Bắc Kinh "bước vào thời kỳ bất thường" hồi tháng 6 với ổ dịch liên quan khu chợ Tân Phát Địa, thành phố Urumqi (thủ phủ khu tự trị Tân Cương) bước vào "trạng thái thời chiến" hồi tháng 7 sau khi khi đột ngột ghi nhận nhiều ca nhiễm mới...
Hay như hồi tháng 11/2020, Trung Quốc xét nghiệm hàng triệu người dân, áp dụng các biện pháp hạn chế và đóng cửa trường học sau khi ghi nhận nhiều ca bệnh Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng ở 3 thành phố Thiên Tân, Thượng Hải và Mãn Châu Lý (khu tự trị Nội Mông).
Trong tháng 12/2020, các đợt bùng phát Covid-19 không rõ nguồn lây diễn ra ở ít nhất 4 thành phố gồm Đông Ninh, Tuy Phân Hà (đều thuộc tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc), Turpan (khu tự trị Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc) và Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam Trung Quốc). Các thành phố này phải triển khai xét nghiệm diện rộng và một số nơi đã bị phong tỏa.
Trước tình hình đó, đã từng có những ý kiến trái chiều về khả năng đứng vững của chiến lược "không khoan nhượng" của Trung Quốc trước các biến chủng của virus SARS-CoV-2 như biến chủng Delta hoành hành trên thế giới, cũng có ý kiến nghi hoặc về khả năng kéo dài chiến lược này khi ảnh hưởng của nó tới kinh tế là không nhỏ. Song Trung Quốc vẫn kiên định chiến lược chống dịch "không khoan nhượng".
Tuy nhiên, để thích ứng với tình hình dịch bệnh và sự phát triển của đất nước, Trung Quốc nới lỏng hơn chính sách tuyên chiến với Covid-19 bằng phương châm "nhanh chóng dập dịch" thay vì "không ca nhiễm". Biện pháp này giúp Trung Quốc tối ưu hóa kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đồng thời kiếm soát tốt dịch bệnh.
Từ khóa » Tổng Ca Nhiễm Covid Trung Quốc
-
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 ĐẾN 8 Giờ 30 Ngày 20/3 ...
-
Trung Quốc đại Lục Ghi Nhận Hàng Trăm Ca Mắc Mới COVID-19
-
Trung Quốc: Số Ca Mắc Mới COVID-19 Tại Bắc Kinh Giảm 7 Ngày Liên ...
-
Trung Quốc: Giằng Co Cuộc Chiến Chống Dịch COVID-19 Tại Bắc Kinh
-
Trung Quốc Ghi Nhận Số Ca Mắc Mới COVID-19 Cao Nhất Kể Từ đầu ...
-
Thượng Hải Ghi Nhận Tổng Cộng 17 Ca Tử Vong Do COVID-19
-
Ca Nhiễm Covid-19 Mới Tăng Gấp đôi Một Ngày, Dân Thượng Hải Lại ...
-
Trung Quốc Ghi Nhận Số Ca Mắc Covid-19 Cao Chưa Từng Thấy
-
Trung Quốc Có Thêm Ca Mắc Mới, Nhiều Nước đối Mặt Làn Sóng ...
-
Dịch COVID-19 Bùng Phát Phức Tạp ở Trung Quốc - Báo Lao Động
-
Trung Quốc: Bắc Kinh "bế Tắc" Trong Cuộc Chiến Chống Dịch COVID-19
-
Nhiều Nước Ghi Nhận Ca Nhiễm Chủng Phụ BA.4 Và BA.5, Macau ...
-
Trung Quốc Phong Tỏa Thành Phố 320.000 Người Vì Một Ca Nhiễm ...
-
Số Ca Nhiễm COVID-19 ở Thành Phố Lớn Nhất Trung Quốc Vẫn Lập Kỷ ...