Chính Thể Quân Chủ Chuyên Chế - Hệ Thống Pháp Luật

Hệ thống pháp luật
  • Văn bản pháp luật Hot Thủ tục hành chính Hỏi đáp pháp luật Thuật ngữ pháp lý Góc nhìn pháp lý Inforgraphic pháp luật Video pháp luật Tủ sách luật tiện ích Thư viện bản án Thư viện án lệ
  • Giới thiệu
  • Gói dịch vụ
  • Liên hệ
Hệ thống pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản / TCVN / QCVN Hỏi đáp pháp luật Thuật ngữ pháp lý Bản án/Quyết định Trang chủ Thuật ngữ pháp lý chính thể quân chủ chuyên chế chính thể quân chủ chuyên chế

"chính thể quân chủ chuyên chế" được hiểu như sau:

Hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền với quyền lực vô hạn.Để thực thi quyền lực tối cao, người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) theo chính thể quân chủ chuyên chế thường lập ra cả một bộ máy gọi là triều đình, gồm có nhiều bộ, mỗi bộ được giao quản lý một lĩnh vực thuộc vương quyền tuyệt đối.Trong khuôn khổ của vương triều phong kiến, ở những thời đoạn nhất định, có việc sử dụng các hình thức tư vấn, tham mưu, chẳng hạn, dưới triều nhà Nguyễn với các ông vua nổi tiếng chuyên chế như Gia Long, Minh Mạng đã lập ra các thiết chế gọi là “Hội đồng đình nghị” hoặc "Phiếu nghỉ”. Theo Chiếu dụ năm 1802 của vua Gia Long, mỗi tháng có 4 kỳ quan chức trong triều họp lại để “đình nghị”. Nội dung đình nghị gồm những công việc như bàn bạc giải quyết những việc quan trọng, khó khăn mà cơ quan chuyên trách không dám tự mình giải quyết; xử phúc thẩm các bản án đã được xét xử tại tòa án địa phương nhưng có người kêu oan xin xét lại; bàn bạc giải quyết những đơn thưa kiện của dân chúng về tệ quan lại sách nhiễu, tham nhũng. Từ năm 1833, để có thể trực tiếp giải quyết mọi công việc hành chính đặc biệt, vừa có tác dụng tham mưu cho vua, vừa có tác dụng giám sát thay vua, Minh Mạng đã có chỉ dụ: “ Tất cả mọi sớ tấu và bản đề nghị thì chuyển cho quan ở bộ và nội các phiếu nghỉ”. Khi có sớ tấu từ các địa phương, quan chức chuyên môn của bộ phải xem xét nội dung. Từ văn phòng bộ, những đề nghị về cách giải quyết công việc được nêu trong tấu sớ của các tỉnh và văn bản chuẩn bị đó được gọi là “thiết nghĩ”. “Thiết nghĩ được đính kèm theo tấu sớ để chuyển tới nội các trình lên vua xem xét và phê duyệt. Là người quyết định tối hậu, nếu đồng ý vua phê chuẩn và xem đó là ý vua, nếu không đồng ý, vừa hủy bỏ.Tại các triều đình, để giúp vua điều hành các công việc, chức tể tướng hoặc thừa tướng thường được lập ra với những quyền hành rộng rãi. Nhưng đó không phải là sự hạn chế quyền lực tối cao, tuyệt đối của vua, vì nhà vua có thể bãi bỏ bất kỳ lúc nào các thiết chế do mình lập ra đó và mọi hành vi làm trái, vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn được giao đều có thể bị xử lý nghiêm khắc.Ở nhà nước quân chủ chuyên chế, quyền lực tối cao trong nước, về mặt hình thức thuộc về một người - vua, quốc vương, hoàng đế. Nhà vua vừa là người duy nhất đặt ra pháp luật, vừa là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm bất kỳ quan lại cao cấp nào trong bộ máy nhà nước, đồng thời, là người có quyền tối hậu trong việc xét xử.Người đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế (vua, quốc vương, hoàng đế) thường được kế truyền theo ba nguyên tắc: 1) Trọng nam, theo đó ưu tiên truyền ngôi cho con trai, không có con trai mới truyền ngôi cho con gái; 2) Trọng trưởng, ưu tiên truyền ngôi cho con trai trưởng, trừ trường hợp con trai trưởng có những khiếm khuyết về trí tuệ, tài năng hoặc đức độ; 3) Lãnh thổ bất khả phân, ngai vàng chỉ truyền cho một người để đảm bảo lãnh thổ không bị phân chia.Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Hiện nay, chính thể quân chủ chuyên chế chỉ tồn tại ở một số quốc gia Hồi giáo như Ả Rập Xê Út, vương quốc Qatar, vương quốc Oman...

Chính sách bảo mật Thỏa ước sử dụng Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân Hình thức thanh toán Hướng dẫn sử dụng Bản quyền © 2024 thuộc về Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và ứng dụng công nghệ 4.0. Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Hoài Thương. Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0108234370, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2018. Địa chỉ: Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội - VPGD: C2 Vincom, 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.6294.9155 - Hotline: 0984.988.691 - Email: info@hethongphapluat.com

Youtube Facebook Twitter Tra cứu thuật ngữ với từ hoặc cụm từ đã chọn?
TRA CỨU THUẬT NGỮ PHÁP LÝ
× Tổng đài hỗ trợ: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961
  • Báo lỗi văn bản Hỗ trợ chúng tôi tạo ra nội dung chất lượng hơn ×
chính thể quân chủ chuyên chế Gửi thông báo Tổng đài hỗ trợ: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961

Từ khóa » Chế độ Phong Kiến Chuyên Chế Là Gì