Chính Trị - “Lệ Bác Hồ Rơi Trên Chữ Lênin” - Đảng Bộ Tỉnh An Giang
Có thể bạn quan tâm
(TUAG)- Hình tượng thơ vô cùng đẹp! trong Bài thơ "Người đi tìm hình của nước" của Nhà thơ Chế Lan Viên đã khắc họa giây phút người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc hạnh phúc khi tiếp cận Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin - bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với tuổi đời còn rất trẻ và từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Lúc đó Nguyễn Tất Thành chưa có một khái niệm rõ ràng về giai cấp, đấu tranh giai cấp, đảng chính trị, Chủ nghĩa Mác - Lênin… Hành trang Người mang trong mình là truyền thống yêu nước, cốt cách văn hóa, truyền thống và kinh nghiệm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba… Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình".[1]
Từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam
Khi ra nước ngoài, đến nước Pháp, nước Mỹ, nước Anh và nhiều nước khác nữa, Người sống và lao động cùng những người công nhân, những người lao động nghèo và tìm thấy ở đó những điểm tương đồng với hoàn cảnh của người dân Việt Nam. Người trở lại Pháp tham gia các hoạt động chính trị. Đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, vì theo Người, đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, ngày 18/6/1919, đại biểu các nước đế quốc tham chiến họp Hội nghị ở Vécxây (Pháp). Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi tới Hội nghị Vécxây (ký tên Nguyễn Ái Quốc).
Đồng thời, Người tích cực hoạt động trong phong trào công nhân, nhân dân lao động nghèo khổ khắp đường phố Pari, đặc biệt là các hoạt động kêu gọi nhân dân Pháp ủng hộ cuộc cách mạng của nước Nga Xô Viết chống lại cuộc bao vây của các nước đế quốc như: Rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân Pháp quyên góp tiền ủng hộ nước Nga Xô Viết… Ngày 11/2/1920, Nguyễn Ái Quốc thuyết trình đề tài "Chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á và vấn đề ruộng công điền ở Trung Quốc và Việt Nam" tại Hội nghị những người thanh niên Cộng sản Quận 2 (Pari). Đến ngày 27/3/1920, Người nói chuyện với thanh niên ở quận này về chủ nghĩa xã hội…
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chứng tỏ nhận thức chính trị của Người đã có bước phát triển mạnh mẽ, hướng gần đến Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin. Người liên tục theo dõi các sự kiện chính trị xã hội trên các báo ra hàng ngày.
Ngày 16 và 17/7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã được những người bạn Pháp trao cho tờ báo Nhân đạo (L'Humanité) - Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, số ra ngày 16 và 17/7/1920 đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (thường được gọi tắt là Luận cương của Lênin). Người đã thốt lên: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!".[2]
Cẩm nang thần kỳ của cách mạng Việt Nam
Con đường Nguyễn Ái Quốc đến với Luận cương của Lênin hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, đó là hành động đáp ứng nhu cầu của lịch sử dân tộc và xu thế thời đại, một tất yếu lịch sử. Luận cương của Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và chính Luận cương của Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và phát triển một cách sáng tạo những tư tưởng cách mạng của Lênin, xúc tiến hàng loạt các hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đưa phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác, đưa phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường cộng sản. Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), Đường Kách Mệnh (năm 1927), các tờ báo do Người sáng lập như: Báo Người Cùng Khổ - Le Paria (năm 1922), báo Thanh Niên (tháng 6/1925) và nhiều bài báo Người viết về Lênin, về Cách mạng Tháng Mười Nga, về giai cấp công nhân là những tài liệu đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Những tài liệu này đã có tác dụng vạch trần bộ mặt áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai, thức tỉnh lòng yêu nước của người dân Việt Nam, chỉ ra xu thế tất yếu của dân tộc và thời đại, đó là con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, "chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Người khẳng định "Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản".[3]
Giá trị trường tồn
Đảng ta từ khi thành lập đến nay luôn luôn và sẽ mãi mãi lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình và đã dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Từ chiến thắng của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngay trong đêm 7/11/1917, Đại hội các Xô Viết được triệu tập, thành lập Chính quyền Xô Viết do V.I.Lê-nin đứng đầu
Đảng ta đã tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phù hợp với thực tiễn của nước ta và xu thế phát triển của thế giới. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định, nhìn lại 35 năm đổi mới và 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, đặc biệt trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) (Cương lĩnh khẳng định "Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình) đã tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.
Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đó cũng là bài học lớn đầu tiên trong năm bài học lớn mà Đảng đã đúc kết tại Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII: "Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm nguyên tắc xây dựng Đảng; thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng".
Trung thành, kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt nó trên "cơ sở hiện thực" mới đương đại, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước là câu trả lời rõ ràng của chúng ta, làm thất bại, phá sản mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Đó là trung thành, đi theo một học thuyết cách mạng và khoa học, một học thuyết thực tế; là đi tiếp lịch sử dân tộc ta; là sự nối tiếp hiện thực-thực tiễn chủ nghĩa xã hội đã có, đang có ở Việt Nam, chứ không phải là "khư khư giữ lấy" một "chủ nghĩa hết thời", "phi hiện thực", một "lý tưởng mơ hồ", cũng không phải là để "tự trấn an" như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch./.
NGỌC HÂN
______________
[1] Hồ Chí Minh toàn tâp, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.561
[2] Hồ Chí Minh toàn tâp, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.562
[3] Hồ Chí Minh toàn tâp, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.563
Từ khóa » Nguyễn ái Quốc Vào đảng Xã Hội Pháp Năm Nào
-
Đồng Chí Nguyễn Ái Quốc Và Đại Hội Toàn Quốc Lần Thứ 18 Đảng Xã ...
-
Hành Trình Trở Thành Người đảng Viên ... - Báo Quân đội Nhân Dân
-
NGUYỄN ÁI QUỐC - NGƯỜI SÁNG LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-
Hành Trình Trở Thành Người đảng Viên Cộng Sản Của Nguyễn Ái Quốc
-
Hành Trình đi Tìm Hình Của Nước - Thành ủy TPHCM
-
Đảng Cộng Sản Pháp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyễn Ái Quốc Vào đảng Xã Hội Pháp Năm Nào? - TopLoigiai
-
Nguyễn Ái Quốc-Hành Trình Từ Một Người Yêu Nước Thành Người ...
-
Chính Trị - Nguyễn Ái Quốc Và Sự Ra đời Của Báo Chí Cách...
-
Hành Trình Chủ Tịch Hồ Chí Minh Ra Nước Ngoài Tìm đường Cứu Nước ...
-
25/12/1920-Nguyễn Ái Quốc Tham Dự Đại Hội Lần Thứ XVIII Đảng Xã ...
-
Con đường Sáng Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Của Nguyễn Ái Quốc
-
Hành Trình Tìm Lại Dấu Chân Người - Bài 3: Bôn Ba đi Tìm "hình đất ...
-
111 Năm Ngày Bác Hồ Ra đi Tìm đường Cứu Nước