Chính Xác, Thất Trảm Sớ Của Chu Văn An đã Bị Vua Trần Dụ Tông ...

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Trở lại Giáo dục
  • Giáo dục
  • Trắc nghiệm
Thứ sáu, 17/3/2017, 19:00 (GMT+7) Chính xác, Thất trảm sớ của Chu Văn An đã bị vua Trần Dụ Tông phớt lờ

Học trò của Chu Văn An là vua Trần Hiến Tông ở ngôi được 2 năm thì chết. Vua Trần Dụ Tông lên thay. 

Dưới thời Trần Dụ Tông, triều chính, đất nước rối ren. Vua ham mê tửu sắc, trong triều nhóm quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc, người dân đói khổ. Nhìn chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ. Ông đã viết Thất trảm sớ dâng vua đề xuất chém 7 tên quyền thần gian nịnh.

Tấu sớ của Chu Văn An bị vua Trần Dụ Tông phớt lờ, không trả lời. Tuy vậy, nó đã gây tiếng vang lớn. Theo quy chế của vương triều phong kiến, chỉ quan Ngự sử mới được quyền can gián vua, những người khác không có trách nhiệm này, không được phép lên tiếng. Chu Văn An chỉ là Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám, lại dám can gián vua, thậm chí đề xuất chém 7 viên quan tham khác, do đó rất chấn động.

Người đương thời và đời sau đều kính phục tinh thần trung nghĩa, khí tiết hiên ngang này của nhà sư phạm mẫu mực Chu Văn An. Sử gia thế kỷ 15 Lê Tung nhận xét: "Thất trảm chi sớ, nghĩa động càn không" (tức Tờ sớ thất trảm, nghĩa khí động trời đất). Danh sĩ thế kỷ 20 Nguyễn Văn Lý cũng ca ngợi rằng:

Một người làm rạng Nho lâm sửVạn thế soi chung ý chí nàyThất trảm không thành còn quốc  Một bầu trung nghĩa vẫn còn đầy.

Câu 5: Sau khi bị vua Trần Dụ Tông làm ngơ tấu sớ, Chu Văn An đã làm gì?

a. Trở lại trường Huỳnh Cung dạy học

b. Đi khỏi kinh đô, đến Chí Linh (Hải Dương) dạy học

c. Tiếp tục làm hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám

Quỳnh Trang

Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục Copy link thành công ×

Từ khóa » Xin Vua Chém đầu 7 Gian Thần