Chịu Nổi Hay Chịu Nỗi - Lltb3d

*
*
*

English

*
*
*
*

Một số lỗi hỏi/ngã thường gặp

Hiện nay, vào các trang mạng xã hội (như facebook, zalo, youtube…), khi đọc các bài viết, bình luận (nhất là của các bạn trẻ), ta sẽ gặp rất nhiều trường hợp viết sai. Chưa bàn đến chuyện “ngôn ngữ mạng” hay “ngôn ngữ teen”, chỉ riêng số lượng những trường hợp viết sai chính tả (mà dám chắc hầu hết các “tác giả” của những trường hợp ấy không ý thức được mình viết sai) cũng đủ khiến người ta giật mình. Trong đó, viết sai thanh hỏi/ngã là một trong những dạng phổ biến nhất. Có thể nêu ra một số trường hợp tiêu biểu như:

1. Rãnh rỗi.

Đang xem: Chịu nổi hay chịu nỗi

Không có từ này trong tiếng Việt. Chỉ có từ “rảnh rỗi” với nghĩa là “không bận bịu, không có việc gì phải làm gấp”. Tiếng Việt có từ “rãnh”. “Rãnh” là “đường thoát nước nhỏ hẹp và lộ thiên” (như cống rãnh) hoặc “đường hẹp và lõm xuống trên bề mặt một số vật” (như rãnh bàn). “Rảnh rỗi” nếu đúng thì nghĩa là… “cái rảnh không bận bịu”!

2. Vui vẽ (với nghĩa là “tâm trạng rất vui”). Từ đúng phải là “vui vẻ”. Trong tiếng Việt không có từ “vui vẽ”. “Vui vẽ” nếu có chăng thì đó là một cụm từ, với nghĩa là “vẽ một cách vui lòng”. Tương tự, vẽ đẹp với nghĩa như “nét đẹp” cũng là viết sai. Viết đúng phải là “vẻ đẹp” (cũng giống vẻ bề ngoài, vẻ mặt). “Vẽ đẹp” nếu dùng đúng thì đó là một cụm từ, với nghĩa là “hoạt động vẽ có tính chất đẹp”.

3. Chia sẽ.

Xem thêm: Khái Niệm Điều Trị Nội Khoa Là Gì ? Những Điều Cần Biết Về Khoa Nội

Đây là từ viết sai mà rất nhiều người mắc phải. Từ đúng phải là “chia sẻ”. Trong tiếng Việt có hai từ “sẽ”. Một từ là tính từ với nghĩa là “khẽ” (như trong nói sẽ, đi sẽ thôi). Một từ là phó từ biểu thị sự việc xảy ra trong tương lai. “Chia sẽ” thì vô nghĩa.

4. Sữa xe, sữa nhà.

Xem thêm: Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 2 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1, Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 2

Để chỉ hoạt động “làm cho từ chỗ hư hỏng, sai sót, chưa thích hợp thành bình thường hoặc tốt hơn”, trong tiếng Việt chỉ có từ “sửa”. Từ này đồng nghĩa với “chữa” và chúng kết hợp cùng nhau tạo thành từ ghép “sửa chữa”. Còn “sữa” vốn là “chất lỏng màu trắng đục do tuyến vú của phụ nữ hoặc động vật có vú giống cái tiết ra để nuôi con”. Chiếc xe, cái nhà làm gì có… sữa mà viết “sữa xe”, “sữa nhà”(như sữa mẹ, sữa bò)!?.

5. Không làm nỗi. “Nỗi” chỉ có mặt trong những tổ hợp như nỗi buồn, nỗi nhớ, nỗi lòng, cái nỗi gì,…Còn để biểu thị khả năng thực hiện một việc nào đó thì từ đúng phải là “nổi”. Cho nên, viết đúng phải là không làm nổi, ăn không nổi, khổ bao nhiêu cũng chịu nổi…

Post navigation

Xem Trực Tiếp Chung Kết U19 Quốc Gia 2021: U19 Pvf Vs U19 Nutifood Phim 7 Viên Ngọc Rồng Phần 4 Tập 1, 7 Viên Ngọc Rồng Siêu Cấp Hd Vietsub

Từ khóa » Chịu Sao Cho Nỗi