Cho 5 Ví Dụ Về Cách Dẫn Trực Tiếp Và Cách Dẫn Gián Tiếp

I. Cách dẫn trực tiếp

1. Khái niệm

- Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật

Nội dung chính Show
  • I. Cách dẫn trực tiếp
  • 1. Khái niệm
  • 2. Đặc điểm
  • II. Cách dẫn gián tiếp
  • 1. Khái niệm
  • 2. Đặc điểm
  • II.Luyện tập
  • Viết một đoạn văn (7 - 10 dòng) có nội dung trích dẫn: "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình" bằng hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp
  • Video liên quan

2. Đặc điểm

- Được đặt trong dấu ngoặc kép, trước dấu hai chấm.

- Sử dụng cách dẫn trực tiếp tạo sự khách quan cho cả người nói (viết) và người đọc (người nghe). Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và chính xác về những câu nói hay phát ngôn của người được trích dẫn cách nói trực tiếp.

- Vì cách dẫn trực tiếp sẽ được trích dẫn y nguyên, không có bất kì sự thêm bớt nào khác của người trích dẫn. Sự thu nhận thông tin truyền tải sẽ hoàn toàn được bảo toàn, khách quan, do vậy sẽ giảm được tính chịu trách nhiệm của người trích dẫn bởi đảm bảo được sự bảo toàn, độ chân thực , khách quan với những thông tin được nói đến.

* Ví dụ: Nam nói với em gái rằng: "Anh ghét học lắm, anh không thích đi học". Khi em gái khoe lại với mẹ bằng cách dẫn trực tiếp thì có thể sẽ nói:

- Mẹ ơi, anh Nam bảo với con rằng "Anh ghét học lắm, anh không thích đi học". Việc trích dẫn trực tiếp trên đã truyền tải thông tin một cách nguyên xi, không có sự thêm bớt của người em. Việc đón nhận thông tin và giải quyết thông tin là do người mẹ. Người em chỉ có trách nhiệm và nghĩa vụ truyền tải lại còn không phải chịu trách nhiệm trong độ đúng/ sai của thông tin mà mình vừa truyền đạt. Do vậy không phải chịu trách nhiệm về độ đúng sai của tin truyền.

II. Cách dẫn gián tiếp

1. Khái niệm

- Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp

2. Đặc điểm

- Lờidẫngián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép, mà được diễn đạt hòa cùng với lời văn của người dẫn.

- Người nói (người viết) không cần phải trích dẫn thông tin chính xác y nguyên như những gì được nghe, được đọc. Người nói hoặc người viết có thể cắt bỏ và thêm bớt cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp (thuận lợi hơn trong diễn đạt:rút gọn để có sự mạch lạc, tránh rườm rà, hợp với văn phòng, cá tính riêng của từng người). Tuy nhiên vẫn đảm bảo và xoay quanh đại ý của những thông tin được nghe.

* Ví dụ có câu: Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

- Chuyển câu gián tiếp sẽ là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

=> Có sự khác biệt (lược bỏ) so với câu gốc trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là loại bỏ cụm động từ "chúng ta phải".

II.Luyện tập

Viết một đoạn văn (7 - 10 dòng) có nội dung trích dẫn: "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình" bằng hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Từ khóa » Ví Dụ Về Trích Dẫn Trực Tiếp