Chó Bị Co Giật - Nguyên Nhân | Triệu Chứng |cách điều Trị - Petkung
Có thể bạn quan tâm
Nếu đột nhiên đang bình thường, đột nhiên chú chó của bạn tỏ vẻ bất ổn và bối rối, sau đó ngã lăn ra, bốn chân quơ cào nhìn như đang bơi, đó là lúc chúng đang bị triệu chứng co giật.
Đây là một dạng rối loạn tạm thời không tự chủ của chức năng não bộ, các đợt sóng não không kiểm soát được gây ra sự co giật ra vẻ ngoài cũng như hành vi của chúng, các cơn co giật kéo dài từ dưới 1 phút đến vài phút.
Hãy cùng PetKung tìm hiểu về loại bệnh lý này ở chó cưng nhé!
1. Nguyên nhân chó bị co giật
Trước hết, co giật chỉ là một dấu hiệu, bản thân nó không phải là bệnh, đó là biểu hiện của các hoạt động bất thường trong não, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sự co giật, mặc dù các bác sỹ thú y không chắc chắn về nguyên nhân gây động kinh, từ những bằng chứng cho thấy nó là bệnh có tính di truyền cho đến các biểu hiện co giật chỉ vì quá phấn khích khi cho ăn hoặc khi vừa chợt thức dậy lúc ngủ say. Vì không chắc nguyên nhân gây bệnh nên các bác sỹ thú y đặt tên chúng là chứng “động kinh vô căn”. Ngoài ra chúng ta còn có thể liệt kê thêm một vài nguyên nhân khác có liên đới mật thiết đến triệu chứng chó co giật chảy nước dãi như sau:
- Ăn phải chất độc.
- Bệnh gan giai đoạn nặng.
- Lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao.
- Bệnh thận giai đoạn nặng.
- Các vấn đề về điện giải.
- Thiếu máu.
- Chấn thương đầu.
- Đột quỵ, trụy tim.
- Ung thư não.
2. Những triệu chứng khi chó bị co giật
Các triệu chứng của chó khi bị co giật rất rõ rệt, có thể bao gồm bất thình lình đổ gục, co giật, cứng người, mất ý thức, chảy nước dãi, hàm có động tác nhai nhồm nhoàm, nhai phải lưỡi hoặc sùi bọt mép. Chó có thể ngã sang một bên và thực hiện chuyển động như đang bơi dưới nước. Đôi khi chúng ị hoặc tè trong cơn co giật vì lúc đó các cơ bàng quang và hậu môn đều mất kiểm soát, không giữ được phân và nước tiểu.
Trước đó, một số chú chó có thể trông đờ đẫn, có vẻ loạng choạng hoặc bối rối, hoặc nhìn chằm chằm vào không gian trước khi lên cơn động kinh. Sau đó, chó của bạn có thể bị mất phương hướng, loạng choạng hoặc mù tạm thời, nó có thể đi vòng tròn và va vào mọi vật trong nhà, nó có thể chảy dãi liên tục và tìm cách lẩn trốn.
Loại phổ biến nhất của co giật là động kinh toàn thân, lúc đó chú chó sẽ mất ý thức và bắt đầu co giật, các cơn co giật sẽ kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.
Với loại co giật cục bộ, não bộ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng 1 phần, dẫn đến co giật ở tại một hoặc 1 số bộ phận nhất định của cơ thể, chúng thường chỉ kéo dài vài giây và bệnh sau đó sẽ trở nặng và tiến triển thành co giật toàn thân.
Các cơn co giật về thần kinh vận động có khi bị nhầm lẫn với các hành vi kỳ lạ của một chú chó, ví dụ như chú chó tự nhiên quay sang tấn công một vật thể tưởng tượng nào đó với sự hưng phấn khó hiểu, hoặc cắn đuổi cái đuôi của nó, lúc đó, có thể khó phân biệt được cơn co giật với các hành vi kỳ quặc này, tuy nhiên, mỗi chú chó thì khi lên cơn động kinh sẽ luôn lặp lại các hành động tương tự, chúng ta có thể kết hợp với các điều kiện ngoại cảnh lúc đó để khẳng định chó của mình có phải đang mắc chứng động kinh co giật hay không.
Các cơn co giật không rõ nguyên nhân được gọi là động kinh vô căn. Chúng thường xảy ra ở chó từ 6 tháng đến 6 tuổi. Mặc dù bất kỳ con chó nào cũng có thể bị động kinh, nhưng chứng động kinh vô căn phổ biến hơn ở chó Border Collies, chó chăn cừu Úc, chó tha mồi Labrador, Beagles, chó Tervurens Bỉ, chó lai và chó chăn cừu Đức.
3. Cách điều trị chó bị co giật
Đầu tiên, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh, việc chúng ta cuống quýt không giải quyết được vấn đề gì cả. Nếu chú chó của bạn ở gần thứ gì đó có thể làm chúng bị thương hoặc có thể bị phá hỏng vì cơn co giật, chẳng hạn như một món đồ nội thất hoặc cầu thang, hãy nhẹ nhàng kéo chúng ra xa.
Tránh xa miệng và đầu chó của bạn, bạn có thể bị cắn một cách vô thức. Đừng đưa bất cứ thứ gì vào miệng chúng, khác với người, chó không bị nghẹn lưỡi của chính chúng. Trong lúc này, nếu có thể bạn hãy chủ động canh thời gian của cơn co giật.
Nếu cơn co giật kéo dài hơn vài phút, con chó của bạn có thể bị quá nóng do vận động cơ liên tục, hãy bật quạt cho chó và dội nước lạnh vào bàn chân của chúng để hạ nhiệt.
Nói chuyện nhẹ nhàng với chó để trấn an chúng. Như đã nói ở trên, tránh chạm vào chúng - chúng có thể vô tình cắn. Gọi cho bác sĩ thú y khi cơn động kinh kết thúc.
Nếu chó bị co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc nhiều cơn liên tiếp trong khi chúng bất tỉnh, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Cơn co giật diễn ra càng lâu, nhiệt độ cơ thể của chó có thể tăng cao hơn và chúng có thể gặp vấn đề về hô hấp. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương não của chú chó.
==> Nếu chẳng may điều xấu xảy ra với chú cún cưng nhà bạn! và chú nhóc không qua khỏi hay để Petkung thay bạn giữ trọn vẹn nghĩa tình chủ tớ với dịch vụ hỏa thiêu chó mèo chuyên nghiệp tại TPHCM.
4. Biến chứng khi chó bị co giật
Biến chứng có hại nhất của co giật ở chó là trạng thái động kinh, tức là cơn co giật thường xuyên và kéo dài tới 5 - 10 phút, hoặc các cơn co giật xuất hiện liên tiếp nhau khiến cho cơ thể chú chó không có thời gian phục hồi hoàn toàn. Còn lại thì một tỷ lệ lớn các chú chó bị co giật với nguyên nhân không rõ, hay gọi là động kinh vô căn.
Các chú chó có trọng lượng cơ thể lớn có nguy cơ cao hơn về động kinh, tình trạng chết non, chết trẻ cũng cao hơn nếu chó mắc chứng động kinh.
Các biến chứng thường gặp hơn nằm ở việc điều trị động kinh, thuốc chống động kinh có chứa nhiều chất độc gây ra các phản ứng phụ rất nặng ở gan và tụy, khiến chúng bị viêm, hiện nay thì các bác sỹ thú y cũng đã cân nhắc hơn trong liều lượng thuốc.
Tuy nhiên, tác động xấu và ngấm ngầm của một thành phần trong thuốc chống động kinh là làm tăng cân rất mạnh, xảy ra ở vài tháng đầu khi điều trị cho hầu hết các chú chó. Việc tăng cân đột biến có rất nhiều tác động xấu như: bệnh xương khớp, mất điều hòa, buồn ngủ, mệt mỏi và thậm chí hôn mê.
5. Cách phòng ngừa chó bị co giật
Ngoài các nguyên nhân về ngoại cảnh như đã nêu ở phần trên thì cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa con chó của bạn bị co giật là giảm thiểu khả năng gây ra những cơn động kinh. Bạn cũng có thể giúp chúng khỏe mạnh bằng cách cho chúng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, theo dõi lượng đường trong máu và đưa chúng đi khám bác sĩ thú y ban ngày thường xuyên.
Việc chúng ta lựa chọn giống chó để nuôi cũng rất quan trọng, ở những chú chó đắt tiền, việc kiểm tra giấy tờ phả hệ để tham khảo về tiền sử bệnh di truyền cũng là một cách sàng lọc tốt cho các vấn đề bệnh lý bẩm sinh ngay từ lúc nhận nuôi. Với các chú chó ta, trước khi nhận nuôi, người chủ cũng nên hỏi thăm về sức khỏe của chó bố mẹ để biết chắc chú cún con không có nguy cơ cao về bệnh động kinh.
Chúng ta cũng tuyệt đối không nên tự nhân giống vô tội vạ, đặc biệt là các kỹ thuật cho phối cận huyết để cho ra các chú chó đột biến có hình dáng ngộ nghĩnh nhưng cực kỳ rủi ro về sức khỏe.
Từ khóa » Chó Bị Run Từng Cơn
-
Chó Bị Run Lẩy Bẩy Nguyên Nhân Là Gì?
-
7 Lý Do Khiến Chó Bị Run Lẩy Bẩy Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
Chó Bị Run Rẩy Phải Làm Sao? - Mèo Cún Pet Shop
-
Cảnh Báo Những Điều Bạn Phải Biết Bệnh Chó Bị Run Lẩy Bẩy
-
Lý Do Khiến Chó Bị Run Lẩy Bẩy Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Chó Bị Run Lẩy Bẩy – Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý - PetBoss
-
Run Cơ Không Tự Chủ ở Chó | Trùm Boss
-
Top 15 Chó Bị Run Từng Cơn
-
7 Dấu Hiệu Dễ Dàng Nhận Biết Chú Chó Bị ốm Và điều Cần Làm Ngay
-
Tại Sao Chó Bị Co Giật? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bạn Cần Phải ...
-
7 Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Khi Chó Bị Co Giật - Pet Mart
-
Chó Bị Co Giật, Kêu La, Chảy Dãi, Sùi Bọt Mép, Cách Xử Lý
-
Làm Sao Để Phòng Tránh Chó Bị Co Giật Liên Tục Và Cách Chữa Trị
-
CÁC BỆNH THƯỜNG THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ CÁCH CHỮA