Chó Bị Ghẻ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả - My Pet
Từ xưa đến nay, chó không chỉ là vật nuôi mà nó còn như người bạn, người thân của những người, những gia đình nuôi chó. Từ thành phố đến nông thôn hay biển đảo, chúng ta đều thấy chó hiện diện trong mỗi gia đình. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, một số chú chó thường hay gặp nhiều căn bệnh như: ghẻ, tiêu chảy, ca-rê,… Ghẻ là bệnh khá nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của chú chó nên bạn cần có những hiểu biết nhất định để đề phòng và chữa trị chó bị ghẻ đúng cách.
Trong bài viết này, My Pet sẽ đề cập đến: ẩn 1. Nguyên nhân chó bị mắc bệnh ghẻ 2. Biểu hiện của chó bị mắc bệnh ghẻ 3. Phân biệt bệnh ghẻ ở chó 4. Cách chữa trị bệnh ghẻ cho chó 4.1. Cách 1: Dùng tinh dầu bạc hà 4.2. Cách 2: Sử dụng các loại lá như lá đào, lá xà cừ, lá chè, lá xoan, lá ổi,… 4.3. Cách 3: Sử dụng nghệ, riềng giã nhỏ ra để đắp vào các khu vực chó bị ghẻ, bị ve chó cắn. 4.4. Cách 4: Tìm mua thuốc trị ghẻ cho chó 4.5. Cách 5: Nhờ sự trợ giúp từ BS Thú Y 5. Cách phòng tránh bệnh ghẻ ở chó 5.1. Hạn chế cho tiếp xúc với chó bệnh 5.2. Tắm rửa vệ sinh chu đáo 5.3. Kiểm tra sức khỏe thú y định kỳ 5.4. Tiêm vacxin phòng bệnh ghẻ cho chó1. Nguyên nhân chó bị mắc bệnh ghẻ
Sau đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ ở chó:
– Đầu tiên: Do ký sinh trùng ngoài da gây nên: Các loại ký sinh trùng ngoài da ở chó thường là ve chó, rận, bọ chét, cái ghẻ,… sống ký lâu ngày trên cơ thể vật nuôi hút máu, cắt da vật chủ khiến bề mặt da chó bị tổn thương, rụng lông từng mảng và khiến chó bị ghẻ, viêm da truyền cái ghẻ sang cơ thể vật nuôi.
– Thứ hai: Do người nuôi không vệ sinh, tắm rửa cho chó thường xuyên, dẫn đến nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển trên cơ thể vật nuôi lâu ngày. Khi sinh sôi nảy nở chúng có thể khiến cho chó của bạn bị ghẻ, viêm da thông qua việc tấn công qua các vết thương, lỗ hở trên cơ thể.
– Thứ ba: Do cơ thể của chó thường xuyên bị ẩm ướt trên lông (trường hợp này thường gặp ở những chú chó có bộ lông dài), hoặc môi trường sống của chó là nơi ẩm ướt có nhiều nước. Đây là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn, ký sinh trùng ghẻ phát triển và lây lan trên cơ thể vật nuôi.
– Thứ tư: Việc bạn sử dụng các dòng sữa tắm có độ PH cao khiến cho chất nhờn trên da của chó bị bào mòn, điều này khiến da của chúng bị yếu đi và ký sinh trùng ghẻ dễ dàng tấn công làm cho chó bị rụng lông và gây ra tình trạng nấm, ghẻ lở loét trên da.
– Thứ năm: Chó của bạn tiếp xúc gần với các chú chó bị ghẻ khác khi đi dạo. Việc gửi chó tại các phòng khám, khách sạn thú cưng cũng có thể lây nhiễm chéo bệnh ghẻ.
Khi chó mới bị ghẻ thường sẽ không bị nguy hiểm đến tính mạng nên các bạn không cần quá lo lắng, thay vào đó nên tìm cách chữa trị sớm để chó nhanh khỏi bệnh và giảm thiểu những đau đớn, ngứa ngáy trên thể xác.
Nếu như chó bị ghẻ lâu ngày mà chủ không chịu chữa trị thì dần dần cái ghẻ sẽ phát triển khiến cơ thể lở loét – > sức khỏe của chó yếu dần – > chết.
2. Biểu hiện của chó bị mắc bệnh ghẻ
– Bề mặt da nổi mẩn đỏ từng đốm nhỏ, thâm đen và nổi các nốt loang lổ.
– Da bị phồng rộp và xuất hiện mủ, mụn nước bên trong.
– Chó có biểu hiện ngứa ngáy dữ dội.
– Da chó có vảy bong tróc trên da dạng như vảy gàu.
– Da chó bị lở loét, chảy máu + mủ nước.
– Chó có mùi hôi nặng.
– Chó bị rụng lông, trơ trụi, gây nên các mảng lông dày mỏng không đồng đều.
– Chó bỏ ăn, sút cân, sốt.
3. Phân biệt bệnh ghẻ ở chó
– Ghẻ Sarcoptes Scabiei: Chó bị nhiễm cái ghẻ Sarcoptic sẽ bị ngứa dữ dội khiến chó gãi và cắn liên tục lên các phần bị cái ghẻ tấn công. Ở các vị trí chó cắn và gãi trên da sẽ bị sưng tấy, ửng đỏ và thậm chí là chảy máu. Khi chó bị ngứa và khó chịu do ghẻ Sarcoptes Scabiei gây ra có thể khiến chó quên ăn uống và thậm chí là bỏ ăn.Khi chó bị nhiễm ghẻ Sarcoptes Scabiei nặng sẽ dẫn tới nhiễm trùng và nấm xuất hiện các vảy mảng màu trắng như gàu.
– Ghẻ Demodex Canis: Chó bị nhiễm ghẻ Demodex Canis hay còn có tên gọi khác là ghẻ máu, ghẻ xà mâu. Đây là tình trạng ghẻ lở cục bộ khiến chó bị rụng lông từng phần và có kém thêm lở loét, mẩn đỏ, có vảy cứng.Khi bệnh ghẻ Demodex Canis nặng lên chúng sẽ không gây ra tình trạng ghẻ cục bộ nữa mà sẽ lây lan sang toàn cơ thể dẫn tới chó bị nhiễm ghẻ toàn thân.
– Ghẻ Cheyletiella: Bệnh ghẻ Cheyletiella là những bệnh thường phổ biến đối với những chú chó sống trong cũi gỗ hoặc nằm ổ rơm.Giống Cheyletiella này là một loài ve bét lớn, có màu trắng sữa, thân hình dẹt nhìn giống vảy gàu nên thường được gọi là “Gàu đi bộ”. Tính lây nhiễm của Cheyletiella rất cao và có xu hướng lây truyền ở mọi loại chó nhưng nhiều nhất là chó con bởi vì môi trường sinh sôi của bọn ghẻ này thường là rơm rạ, ẩm thấp. Chúng thường sinh sống trên bề mặt lông và da gây ra các vết mẩn đỏ, bong tróc dữ dội khiến chó bị ghẻ rụng lông ở thân, chân và bụng chó. Ngày nay, người ta đã ít sử dụng rơm để lót ổ cho chó, hơn nữa, các loại thuốc chữa chó bị ghẻ ngứa ngày càng tân tiến hơn, do đó xác suất gây bệnh của “gàu biết đi” cũng giảm đi trông thấy.
4. Cách chữa trị bệnh ghẻ cho chó
Bạn có thể tham khảo những cách chữa ghẻ cho cún cưng của mình
4.1. Cách 1: Dùng tinh dầu bạc hà
Trong bạc hà có tính sát khuẩn và làm mát cho da. Rất hữu ích trong việc điều trị bệnh ghẻ. Sử dụng tinh dầu bạc hà bôi trực tiếp lên vết ghẻ ngày 3 lần, sau thời gian từ 7 – 10 ngày vết ghẻ sẽ khô lại, biến mất dần và lông mọc trở lại bình thường.
4.2. Cách 2: Sử dụng các loại lá như lá đào, lá xà cừ, lá chè, lá xoan, lá ổi,…
Đun sôi lá với muối, sử dụng nước lá này tắm cho chó bị ghẻ, cách 2 – 3 ngày tắm 1 lần. Kiên trì sử dụng tình trạng ghẻ của chó sẽ được cải thiện.
4.3. Cách 3: Sử dụng nghệ, riềng giã nhỏ ra để đắp vào các khu vực chó bị ghẻ, bị ve chó cắn.
Sử dụng nghệ sẽ có tác dụng làm lành vết thương, tiêu diệt vi khuẩn nấm, viêm và giảm ngứa cho chó.
4.4. Cách 4: Tìm mua thuốc trị ghẻ cho chó
Trên thị trường hiện nay bán rất nhiều loại thuốc chuyên dùng để trị ghẻ cho chó, dạng nước hoặc kem bôi. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc trị ghẻ sau đây:
4.4.1. Thuốc trị ghẻ cho chó dạng tiêm:
Tiêm là một trong những phương pháp trị ghẻ nhanh chóng cho chó trong vòng 1 – 3 tuần điều trị hiện tại trên thị trường, các bạn nên sử dụng các loại thuốc tiêm sau:
- PHARMECTIN lọ 5ml – Giá 50.000đ
- BIVERMECTIN 0,1% – Giá 50.000đ
- Thuốc tiêm trị ghẻ DECTOMAX
4.4.2. Thuốc bôi và xịt trị ghẻ cho chó:
Nếu như bạn không biết tiêm cho chó để điều trị ghẻ tại nhà thì bạn có thể nghĩ đến loại thuốc bôi và xịt trị ghẻ chó cũng là một giải pháp rất tốt. Hiện tại trên thị trường có một số loại thuốc bôi và xịt trị ghẻ chó sau:
- Mỡ kẽm Oxy: Loại này thích hợp sử dụng với các chú chó bị ghẻ nhẹ hoặc mới bị.
- Thuốc bôi Sebacil: Đây là một loại thuốc trị ghẻ được sản xuất để sử dụng cho lợn, trâu bò và đã có nhiều người mua về sử dụng cho chó mèo bị ghẻ và đạt được những hiệu quả tốt, trị khỏi bệnh ghẻ 100%.
- Thuốc xịt Thuốc Mitecyn trị ghẻ: Sản phẩm của hãng thú y nổi tiếng Akin có tác dụng trị ghẻ và các bệnh ngoài da rất tốt kể cả ghẻ máu do vi khuẩn demodex gây ra.
4.4.3. Thuốc chữa ghẻ cho chó bằng viên nhai:
Viên nhai được đánh giá là loại thuốc trị ghẻ chó tốt nhất hiện nay trên thị trường với các ưu điểm mạnh mẽ như trị tất cả các loại ghẻ, bệnh ngoài da, ký sinh trùng và nội ký sinh trùng trong cơ thể chó. Hơn nữa các viên nhai trị ghẻ này tích kiệm cho người nuôi chó rất nhiều thời gian bởi vì chỉ cần sử dụng 1 viên duy nhất cho chó ăn hoặc uống là có thể tiêu diệt 100% bệnh ghẻ trong cơ thể chó sau 8h.
Nhưng nhược điểm của các viên nhai cho chó mèo này đó là giá thành rất đắt đỏ. Hiện tại trên thị trường thuốc thú y trị ghẻ chó thì có 2 loại viên nhai nhận được đánh giá tốt từ công đồng những người yêu chó mèo đó là:
NexGard Thuốc trị ghẻ chó: Giá từ 130.000đ ~ 350.000đ
Thuốc Bravecto trị ghẻ: Giá từ 520.000đ ~ 880.000đ
4.5. Cách 5: Nhờ sự trợ giúp từ BS Thú Y
Đem chó đến phòng khám hoặc bệnh viện thú y để được kiểm tra tình trạng bệnh ghẻ và điều trị bởi bác sĩ thú y. Quá trình điều trị có thể từ vài ngày đến vài tuần.
Tìm hiểu thêm:
- bệnh dại ở chó có chữa được không
- chó bị apxe
- chó bị chảy nước mũi
- dấu hiệu chó bị ký sinh trùng máu
- cách trị xà mâu cho chó
- ghẻ demodex ở chó có lây sang người không
5. Cách phòng tránh bệnh ghẻ ở chó
Vẫn có nhiều người luôn thắc mắc tại sao họ đã chữa ghẻ cho chó khỏi bệnh hoàn toàn rồi, sau một thời gian ghẻ vẫn xuất hiện trở lại chứ không biến mất. Đúng vậy, bạn hãy luôn ghi nhớ rằng “ghẻ có nguy cơ lây lan rất cao” không thể chữa ghẻ cho chó tuyệt đối, việc điều trị chỉ là nhất thời. Do vậy, quan trọng hơn hết vẫn là công tác phòng bệnh.
5.1. Hạn chế cho tiếp xúc với chó bệnh
Ngăn chặn chó cưng tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm là một điều cần thiết. Những con chó có nguy cơ mang mầm bệnh nhất chính là những con chó hoang, đi lạc.
Do đó, hãy luôn dùng dây để dắt chó đi dạo bạn nhé. Việc này giúp bạn kiểm soát cún yêu của mình dễ dàng hơn, đặc biệt là còn có thể ngăn ngừa chó tiếp xúc với chó bị ghẻ. Đừng quên để ý đến những chú cún nhà hàng xóm nữa nhé!
5.2. Tắm rửa vệ sinh chu đáo
Ổ bệnh luôn luôn bắt đầu từ việc môi trường xung quanh không đảm bảo vệ sinh. Luôn đảm bảo giữ vệ sinh chỗ ở và cơ thể cho chó để nó luôn sạch sẽ, giúp phòng ngừa bệnh ghẻ.
Hãy luôn tắm rửa cho chú chó của mình thường xuyên, định kỳ trung bình mỗi tuần một lần bằng các loại sữa tắm chó chuyên dụng để đẩy lùi các loại ký sinh trùng gây bệnh.
5.3. Kiểm tra sức khỏe thú y định kỳ
Có những phương thuốc mà bác sĩ thú y kê ra chỉ mang tính chất giúp ổn định tạm thời và có hiệu lực trong thời gian ngắn, do đó việc tái khám cho chó nếu vẫn thấy tình trạng viêm da ở chó còn bất ổn và chưa ổn định là điều nên làm. Việc kiểm tra sức khỏe cho chó định kỳ cũng giúp phát hiện và chữa trị kịp thời nếu có những bệnh hoặc bất thường khác xảy ra.
5.4. Tiêm vacxin phòng bệnh ghẻ cho chó
Trong ba loại bệnh ghẻ kể trên thì chữa ghẻ Demodex Canis cho chó rất khó, thậm chí tỷ lệ bệnh tử vong do nhiễm trùng da cấp tính cũng rất cao.
Vì vậy, ngay khi nhận chó về nhà nuôi, bạn nên tham khảo với người bán sổ khám sức khỏe cho chó hoặc để chắc chắn hơn, bạn hãy đưa chó đến trạm thú y gần nhất để được tiêm phòng và ngăn chặn bệnh ghẻ và các loại ký sinh trùng. Nên tiêm phòng định kỳ 3 – 4 tháng 1 lần tùy thuộc vào loại thuốc và sức khỏe của chó.
Hy vọng với những chia sẻ và thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện và những cách phòng tránh, trị bệnh khi chó bị ghẻ. Giữ cho chú chó cưng của bạn luôn có được sức khỏe tốt nhất, sống vui vẻ và vui đùa cùng bạn.
- Quảng Cáo -Từ khóa » Ghẻ Sarcoptes ở Chó
-
Bệnh Ghẻ ở Chó : Pethealth Phân Biệt 2 Loại Ghẻ Thường Gặp
-
Sarcoptes – Nỗi ám ảnh Bệnh Ghẻ Chó
-
Cách Chữa Các Loại Bệnh Ghẻ ở Chó Cực Hiệu Quả
-
Mẹo Chữa Dứt điểm Bệnh Ghẻ ở Chó (Sarcoptes Scabiei Var Canis)
-
Ghẻ ở Chó Có Mấy Loại? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Bệnh Ghẻ ở Chó : Phân Biệt 2 Loại Ghẻ Thường Gặp - Dogily Petshop
-
Bệnh Ghẻ ở Chó | Phòng Khám Thú Y Procare
-
Cách Chữa Ghẻ Cho Chó Mèo Hiệu Quả Trong Vòng 7 Ngày
-
Giải Pháp điều Trị Bệnh Ghẻ Sarcoptes ở Chó Mèo Tốt Nhất
-
Chó Ghẻ – Phân Loại Và Cách Chữa Ghẻ Ở Chó - Siêu Pet
-
điều Trị Chó Bị Viêm Da, Ghẻ, Xì Mâu Và Nguyên Nhân
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Ngừa Chó Bị Ghẻ
-
Nguyên Nhân Chó Bị Ghẻ, Biểu Hiện, Cách Xử Lý, Phòng Tránh