Chó Bị Nôn Bỏ ăn Có Nguy Hiểm đến Tính Mạng Không?
Có thể bạn quan tâm
Chó bị nôn bỏ ăn là một trường hợp thường gặp khi bạn chăm sóc thú cưng và đa phần là không nguy hiểm đến tính mạng.
Dù chó ở bất kỳ độ tuổi nào, các vấn đề về bệnh tiêu hóa ở chó luôn có thể xảy ra.
Bạn phải thật cẩn trọng và lưu ý các triệu chứng khi chó bị nôn bỏ ăn để có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác bệnh.
Vậy nguyên nhân nào làm chó bỏ ăn mệt mỏi nôn, bệnh nào là nguy hiểm và cách chữa chó bị nôn như thế nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.
Mục lục Ẩn 1. Nguyên nhân và triệu chứng của chó bị nôn bỏ ăn 1.1. Chó con bỏ ăn và nôn 1.2. Chó bị nôn bỏ ăn khi đã trưởng thành 1.2.1. Dị vật mắc ở cổ họng hoặc dạ dày của chó 1.2.2. Chó bị bệnh đường ruột 1.2.2.1. Chó mắc bệnh Parvo 1.2.2.2. Chó mắc bệnh Care 1.2.3. Chó bị nôn bỏ ăn do các bệnh liên quan đến tuyến mật 1.2.3.1. Chó không có thức ăn để tiêu hóa 1.2.3.2. Chó ăn phải cỏ 1.2.3.3. Chó bị viêm tụy 1.2.3.4. Chó bị bệnh gan 1.2.3.5. Chó bị loét thực quản 1.3. Chó bị nôn ra thức ăn 1.3.1. Các vấn đề liên quan đến thực phẩm 1.3.2. Do các vấn đề thời tiết, môi trường 2. Cách chữa chó bị nôn bỏ ăn 2.1. Cách điều trị chó bị nôn bỏ ăn 2.2. Cách chăm sóc chó bị nônNguyên nhân và triệu chứng của chó bị nôn bỏ ăn
Hiện tượng chó bị nôn bỏ ăn là khi các thức ăn chó ăn bị đẩy ra ngoài cơ thể dưới tác động, co thắt của các cơ dạ dày.
Đây là một trường hợp bình thường không đáng lo ngại nếu như nguyên nhân là do sự thay đổi khẩu phần ăn hay chó vô tình nuốt phải dị vật.
Thông thường, chó bị nôn ra thức ăn giúp cơ thể chúng đào thải các vật thể không mong muốn.
Tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn một khi bạn phát hiện chúng ít hoạt động hơn, chó bỏ ăn mệt mỏi nôn kèm theo máu hay các dịch trắng hoặc vàng.
Những trường hợp chó bỏ ăn dưới đây là những tình huống nôn mửa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chó.
Xem thêm:
- Vì sao chó biếng ăn, mệt mỏi?
- 16 mẹo kích thích chó biếng ăn
Chó con bỏ ăn và nôn
Chó bị nôn bỏ ăn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào của chó. Tuy nhiên, độ tuổi mà chó dễ gặp trường hợp này nhất là những bé cún con có độ tuổi từ 4-5 tháng tuổi.
Chính vì là chó con cho nên hệ miễn dịch hay cấu trúc hệ tiêu hóa của chúng vẫn còn rất yếu ớt và chưa hoàn thiện dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thức ăn gây khó tiêu cũng như là dễ các loại vi khuẩn đường ruột gây hại như parvo, care hay các loại ký sinh trùng nguy hiểm khác.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân lành tính gây ra tình trạng chó con bỏ ăn và nôn chính là tác dụng phụ của việc tẩy giun.
Đây là một phản ứng bình thường đối với những chú chó có cơ thể dễ mẫn cảm với các loại thuốc.
Tuy nhiên nếu như sau 24h, hiện tượng chó con bỏ ăn và nôn vẫn tiếp tục, bạn nên đưa em đến bác sĩ thú y để kiểm tra lại tình hình sức khỏe cho bé nhé.
Xem thêm:
- Bao lâu nên tẩy giun cho chó con 1 lần?
- 5 bước trị kén ăn ở chó con
Chó bị nôn bỏ ăn khi đã trưởng thành
Dị vật mắc ở cổ họng hoặc dạ dày của chó
Trường hợp này thường rất dễ bị mắc phải bởi những bạn chó háu ăn. Trong lúc ăn, chúng có thể đã nuốt những miếng thức ăn quá lớn hoặc có thể là những mảnh xương vỡ hay xương cá mà chúng không thể nghiền được.
Những dị vật này có thể mắc ở cổ họng hoặc trôi xuống dạ dày của chó khiến chúng khó chịu và tìm mọi cách nôn ra cho bằng được.
Bởi vậy, mỗi khi chó nuốt phải dị vật, bạn sẽ thấy chúng cố gắng há lớn miệng, cơ bụng co thắt lại cực độ để nôn liên tục nhằm đào thải vật thể lạ.
Việc này gây tổn thương đến cơ hoành dạ dày của chó cũng như là vùng thịt ở cuống họng của chó làm chúng rất đau đớn.
Đối với những chú cún con, khi chúng còn quá nhỏ, việc bạn cho ăn những mảnh xương cứng là điều hoàn toàn không nên vì ở thời điểm này, răng của chó vẫn còn chưa đủ chắc và khỏe để nghiền xương dẫn đến việc chúng sẽ nuốt trọng mảnh thức ăn này gây tắc nghẽn.
Chó con bỏ ăn và nôn cũng thường xảy ra do cách cho ăn không hợp lý của chủ nuôi gây nên.
Nếu chó bị nôn bỏ ăn và có kèm theo bọt trắng, bạn có thể dễ dàng quan sát xem liệu chúng có mắc dị vật ở cổ hay không bằng cách nhìn vào miệng chó để kiểm tra và giúp chúng lấy ra.
Tuy nhiên, nếu chúng đã trôi xuống dạ dày, bạn nên mang chó đến thú y ngay để được giúp đỡ.
Xem thêm:
- Cách chữa chó bị hóc xương
Chó bị bệnh đường ruột
Khi bạn phát hiện chó bỏ ăn mệt mỏi nôn kèm theo dịch vàng hoặc bọt trắng thì khả năng em ấy bị bệnh đường ruột là rất cao.
Nếu chó bị bệnh đường ruột, bạn sẽ thấy chúng có những dấu hiệu buồn bã, ít chạy nhảy hơn trước và thường chỉ nằm một chỗ.
Ở giai đoạn đầu, chó bị nôn bỏ ăn với tần suất rất cao từ 4-10 lần một ngày và di ngoài rất đau đớn.
Khi nhắc về chứng bệnh nguy hiểm này, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến và nguy hiểm nhất chính là bệnh đường ruột do khuẩn ký sinh và virus gây ra trong đó có thể nhắc đến 2 loại phổ biến mà bạn cần quan tâm chính là Parvo và Care.
Chó mắc bệnh Parvo
Parvo là một căn bệnh nguy hiểm và hiện chưa có thuốc đặc trị ở chó do chủng Parvovirus gây nên.
Loại virus này chủ yếu lây truyền qua đường tiếp xúc với chó mang mầm bệnh hoặc cá loại phân có chứa mầm bệnh này.
Khi chúng đã vào cơ thể của thú cưng, chúng sẽ bắt đầu đi đến các tế bào máu và niêm mạc ruột non phá vỡ cấu trúc ở đấy gây rối loạn đường ruột cũng như đe dọa không nhỏ đến tính mạng cún sau này.
Các biểu hiện thông thường ở những chú chó bị bệnh Parvo là chó bị nôn ra thức ăn, tiêu chảy kéo dài kèm theo sốt cao và phân có màu sẫm, mùi bất thường.
Tuy đây là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể ngăn ngừa bằng cách cho cún đi tiêm phòng chủng virus này từ bé.
Ngoài ra, nếu phát hiện, chữa trị kịp thời và chăm sóc đúng cách thì cũng giúp nâng cao tỉ lệ thành công cũng như là khả năng sống sót của chú cún nhà bạn đấy.
Chó mắc bệnh Care
Nếu bạn phát hiện chó bị nôn bỏ ăn và nổi mẩn đỏ khắp người thì có thể chúng đã mắc bệnh Care.
Căn bệnh này thường xuất hiện nhất ở những chú chó con đang độ tuổi phát triển và vào lúc thời tiết đang thay đổi thất thường, trời mưa liên tục, độ ẩm tăng cao khiến chó con bỏ ăn và nôn.
Bệnh Care rất đa dạng và có nhiều giai đoạn phát triển bệnh.
Tuy nhiên, bệnh không chỉ đơn thuần tác động vào một bộ phận duy nhất trên cơ thể mà Care gây ảnh hưởng rộng khắp đến các hệ cơ quan trên cơ thể của chó trong bất kỳ giai đoạn nào bao gồm hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ thần kinh.
Bệnh này gây sức ép rất lớn lên toàn bộ làm cho chó bị nôn không chịu ăn đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của chúng khiến chúng dễ bị bệnh cơ hội do các loại vi khuẩn khác gây nên.
Dấu hiệu sơ bộ để nhận biết căn bệnh Care khi chó bị nôn:
-
- Đầu tiên, chó bỏ ăn mệt mỏi nôn, không thích vận động, nằm một chỗ và sốt cao trên 40 độ C kéo dài khoảng 24 tiếng sau đó giảm xuống dao động trong 38 đến 39 độ C.
- Tiếp đó, đến giai đoạn tiếp theo là cơn suốt thứ 2 kéo dài lâu hơn từ 3 đến 4 ngày do lượng khuẩn tăng cao, tác động đến nhiều cơ quan trên cơ thể hơn, mắt chó bị vẩn đục dần.
- Lúc này, biểu hiện chó bị bệnh care sẽ dẫn rõ rệt hơn khi ta thấy các triệu chứng sau trên các hệ tiêu hóa, hô hấp cũng như hệ thần kinh của chúng.
- Hệ tiêu hóa: khi bị bệnh Care, chó bị nôn kèm theo bọt vàng bọt trắng đồng thời sẽ khát nước hoặc đôi khi nôn khan. Bên cạnh đó còn có thể đi ngoài phân lỏng, ra máu hoặc có thể là kèm theo niêm mạc ruột non bị bong tróc ra gây mùi tanh khó chịu cho phân của thú cưng.
- Hệ hô hấp: Căn bệnh này tác động lên toàn bộ các cơ quan hô hấp của chó từ thanh quản đến phế quản thậm chí là phổi gây ra chứng khó thở, nhịp độ thở tăng cao và rất gấp. Khi bệnh trở nặng hơn, chó không những chảy nước mũi nhiều mà còn có thể đi kèm mủ xanh hoặc máu đen làm tắc nghẽn đường thở của chúng. Lúc đường mũi bị nghẹt bởi nước mũi đặc bạn sẽ thấy chó thường phải thè lưỡi ra để lấy không khí hô hấp qua miệng.
- Hệ thần kinh: Chó sẽ ủ rũ, buồn bã hoặc trở nên dễ kích động hơn, hung dữ hơn thậm chí là xuất hiện từng cơn co giật ở các thịt, mũi, bắp tay, chân và đôi khi là co rút toàn thân. Vật nuôi di chuyển không vững, thường rất loạng choạng, dễ té ngã.
- Bệnh Care này còn có thể tác động lên các dây thần kinh ở các cơ quan nghe nhìn như mắt và tai khiến các chú chó trở nên mù và điếc, thậm chí là loét niêm mạc mắt, sưng mủ khắp nơi.
Bạn nên dẫn em thú cưng của mình đến trạm thú y gần nhất để thăm khám và chữa trị chứ không nên tự ý chữa bệnh ở nhà vì nếu không cẩn thận có thể gây lây nhiễm đến môi trường xung quanh như các chú chó khác hoặc thậm chí là bản thân nói riêng và người thân trong gia đình bạn nói chung.
Chó bị nôn bỏ ăn do các bệnh liên quan đến tuyến mật
Chất lỏng màu vàng được chó nôn ra thực chất là mật tiêu hóa, thường nằm ở ruột non giúp các thức ăn sau khi được nghiền ở dạ dày chuyển hóa thành chất dinh dưỡng với kích thước phân tử nhỏ hơn ngấm qua thành ruột non đi vào máu nuôi dưỡng cơ thể cho chó.
Tuy nhiên, có thể do chế độ ăn uống không hợp lý hay một vài nguyên nhân từ các yếu tố vi sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của thú cưng làm cho dịch mật không được tiết ra ở ruột non mà lại xuất hiện trong dạ dày và bị dạ dày đào thải ra môi trường bên ngoài khiến cho chó bỏ ăn.
Chó không có thức ăn để tiêu hóa
Sau khi chó bị nôn, ta quan sát thấy trong bãi nôn chỉ có dịch vàng mà không có bất kì vật chất nào khác, đó chính là lúc trong ruột non và dạ dày của chúng trống rỗng, dịch mật được tiết ra nhưng không thể tiêu hóa một chút thức ăn nào.
Chất axit ở dịch mật gây kích ứng tột độ đến dạ dày và ruột non khiến chúng co thắt lại và trở nên cồn cào dẫn đến tình trạng chó bị nôn bỏ ăn.
Tuy nhiên, đây không phải là một ca bệnh nguy hiểm vì chúng chỉ liên quan đến chế độ ăn thường ngày của chú cún nhà bạn.
Bạn chỉ cần quan tâm hơn đến việc sắp xếp bữa ăn trong ngày của cún một cách khoa học hơn cũng như là hàm lượng dinh dưỡng chúng có thể hấp thụ trong một ngày để mang đến cho sức khỏe hoàn hảo nhất cho cún cưng của mình.
Chó ăn phải cỏ
Cỏ là một loài thực vật khó tiêu hóa, không phải loài sinh vật nào cũng có thể ăn được.
Tuy nhiên, đây là một tình trạng phổ biến ở những chú cún cưng được chạy nhảy trong sân vườn.
Chúng cần có một hệ tiêu hóa đặc thù như các loài động vật ăn cỏ để có thể thích nghi với loại thức ăn này.
Hơn nữa, một số loại cỏ còn có thể mang theo một số chất kích ứng đến dạ dày sẽ khiến chó bỏ ăn, mệt mỏi nôn nhằm đào thải những thứ không phù hợp với cơ thể của chúng ra ngoài và làm cho chúng dễ chịu hơn.
Nếu chó bị nôn ra thức ăn cùng với cỏ, thì có lẽ bạn sẽ an tâm phần nào hơn vì đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Một khi cỏ khó tiêu được đào thải hết ra khỏi bụng của chúng thì sẽ một thời gian ngắn sau chó sẽ khôi phục thể trạng trở lại.
Chó bị viêm tụy
Bệnh viêm tụy được gây ra bởi sự rối loạn các loại enzym tiêu hóa được tạo ra bởi tuyến tụy. Điều này sẽ khiến các enzym ấy tràn vào khoang bụng gây tổn thương đến mật và các cơ quan khác.
Thông thường, các enzym khi ra khỏi ống tụy đi vào dạ dày thì chúng vẫn còn đang ở trạng thái bất hoạt cho đến khi đến ruột non để phân rã và hấp thụ các đại phân tử như protein, tinh bột hay chất béo.
Tuy nhiên, khi rối loạn tuyến tụy hay viêm tụy, các enzym ấy được kích hoạt ngay khi còn ở trong tụy khiến các mô ở đây bị tổn thương và lây lan sang các khu vực khác.
Khi chó bị bệnh viêm tụy có thể là do chúng ăn quá nhiều dầu mỡ dẫn đến việc bị dư thừa chất béo và rối loạn nội tiết tố.
Ngoài các biểu hiện chó bị nôn không chịu ăn, lười vận động, bệnh còn đi kèm các triệu chứng như sốt cao kéo dài, đau bụng và tiêu chảy liên tục.
Nếu chó nhà bạn nôn ra dịch vàng sau khi ăn chất béo sau 24h hoặc trễ nhất là 3 ngày bạn nên mang em đến trạm y tế thú cưng gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, ngăn các biến chứng nguy hiểm về sau.
Chó bị bệnh gan
Viêm gan khiến dịch mật được tổng hợp một cách rối loạn.
Chúng có thể được tiết ra quá nhiều khi chó đang đói hoặc ngược lại, ít dịch mật khi chó ăn quá nhiều khiến chó bị nôn không chịu ăn và nôn dịch vàng.
Việc này gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của những em cún cưng vì chúng sẽ trở nên sợ những bữa ăn hơn và không muốn nạp thêm chất dinh dưỡng vào cơ thể nữa.
Ngoài ra, tỉ lệ các ca bệnh viêm gan có thể dẫn đến tử vong rất cao lên đến 30%. Do đó, bạn hãy lưu ý điều này và can thiệp y tế kịp thời nhé.
Chó bị loét thực quản
Loét thực quản thường do việc trào ngược axit dạ dày gây nên.
Các axit trong dạ dày cũng như axit của dịch mật có khả năng bào mòn rất cao dịch nhầy trong thực quản vì nơi đó thành cơ quan rất mỏng manh không như trong dạ dày của chó có khả năng chống bào mòn bởi axit.
Do vậy, khi bị trào ngược dạ dày nhiều lần có thể dẫn đến loét thực quản gây ra đau đớn và làm cho chó bị nôn bỏ ăn.
Đây là một bệnh phổ biến ở chó trên mọi độ tuổi, tuy nhiên dễ mắc bệnh nhất là những chú cún nhỏ tuổi.
Các triệu chứng thường thấy là chó bị nôn ra thức ăn, thêm vào đó, là sự đau đớn khi cố nuốt thức ăn đồng thời sẽ kèm theo rên rỉ hoặc hú.
Việc này gây ra chứng sụt giảm cân nặng ở chó cũng như là kèm theo sốt cao và chảy nước dãi nhiều.
Để có được những chẩn đoán chính xác nhất là bạn cần cho chó đến bác sĩ thú y nội soi thực quản để xác định được mức độ nặng nhẹ của căn bệnh nêu trên.
Chó bị nôn ra thức ăn
Các vấn đề liên quan đến thực phẩm
Các chú cún cưng khi được chuyển sang chỗ ở mới sẽ cần rất nhiều thời gian để tập thích nghi với mọi thứ, kể cả môi trường xung quanh.
Các khẩu phần ăn cùng chế độ dinh dưỡng ở nhà bạn có vẻ còn quá mới đối với em, khiến chó bị nôn ra thức ăn.
Bởi vì hệ tiêu hóa của các bé trước kia có lẽ đã được thiết lập sẵn để ăn lượng thức ăn nhất định trong một ngày, cùng một số loại dinh dưỡng quen thuộc nhưng sau này, khi đổi môi trường sống, chất lượng thức ăn của em cún ấy đã khác đi phần nào nên dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa trong khoang bụng khiến chó bị nôn bỏ ăn.
Vấn đề này thường xuyên xảy ra với những chú cún con trong độ tuổi trung bình từ 2-2,5 tháng tuổi. Vào khoảng thời gian này, hệ tiêu hóa vẫn còn chưa hoàn thiện, non nớt và dễ bị mẫn cảm với thức ăn vì vậy việc chó con bỏ ăn và nôn là rất hay xảy ra.
Lúc này bạn nên chú ý đến khẩu phần ăn thường ngày của cún, thay đổi từ từ từng chút một giúp cho các em dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới hơn là thay đổi khẩu phần ăn của các bé một cách nhanh chóng và đột ngột tránh làm tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của vật nuôi thời gian sau này.
Hơn thế nữa, chất lượng bữa ăn của các bé cũng rất đáng để chúng ta quan tâm hàng đầu.
Thức ăn bị ôi thiu, thối rữa cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến chó ói bỏ ăn.
Dị ứng thức ăn cũng tác động rất lớn, gây nên các vấn đề liên quan đến rối loạn enzym tiêu hóa trong cơ thể của chó.
Chó bị nôn ra thức ăn thường do ăn phải các loại thực phẩm sau đây protein trong đạm thịt bò, gà, trứng, sữa,… hay các loại ngũ cốc như bắp, đậu nành và lúa mì.
Bạn cần phải theo dõi sát sao quá trình ăn uống của thú cưng để đưa ra khẩu phần ăn hợp lý, phù hợp vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa bảo vệ được sức khỏe cho chúng.
Do các vấn đề thời tiết, môi trường
Thật là bất ngờ đúng không? Đúng là vậy đấy, thời tiết và môi trường chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chó bỏ ăn mệt mỏi nôn.
Đó chính là những phản ứng tự nhiên của cơ thể cún cưng khi môi trường sống bị thay đổi đột ngột.
Tình trạng ô nhiễm của nước ta ngày nay đang lên đến mức báo động nhất là ở Sài Gòn và Hà Nội với mật độ dân số và mật độ lưu thông xe cộ cao rất dễ làm cho chó bị nôn bỏ ăn, đặc biệt là các giống chó ngoại nhập như Husky, Rottweiler, Golden Retriever hay Alaska.
Vì vậy, khi chọn mua thú cưng, bạn nên tìm hiểu rõ về nguồn gốc cũng như thời tiết nơi em ấy được sinh ra để đối chiếu với khí hậu Việt Nam xem khi mang bé về nhà, em có thích nghi được khí hậu hay không nhé?
Cách chữa chó bị nôn bỏ ăn
Là một người yêu thú cưng chắc chắn bạn sẽ không khỏi lo lắng khi em cún có bất kì dấu hiệu bất ổn về sức khỏe, vậy khi chó bỏ ăn mệt mỏi nôn, chúng ta nên có những cách chữa trị và phòng ngừa như thế nào?
Cách điều trị chó bị nôn bỏ ăn
Điều quan trọng hơn hết ở các bước cách chữa chó bị nôn bỏ ăn chính là ngừng cho chó ăn trong một khoảng thời gian tùy theo cấp độ bệnh mà thời gian cai thức ăn kéo dài từ 12 tiếng hoặc cao hơn, có thể lên đến 1 ngày.
Vì sau khi chó bỏ ăn mệt mỏi nôn, niêm mạc dạ dày vẫn còn yếu sẽ bị kích thích cực độ, cho chó ăn ngay lập tức thậm chí sẽ gây nôn nhiều hơn ngay sau đó.
Hơn thế nữa, việc không cho chó ăn có thể giúp chúng đẩy hết các chất gây nôn ra khỏi dạ dày của chúng, có thể giúp chúng khôi phục sức khỏe nhanh hơn.
Mặc dù vậy, nhưng đối với các loại chó nhỏ thời gian không cho ăn không nên quá 12 tiếng vì như vậy sẽ tổn hại đến bao tử của chúng khi axit dạ dày tiết ra quá nhiều, bào mòn niêm mạc gây ra những hậu quả khác còn khó lường hơn.
Trong thời gian đó, bạn nên cho chúng uống thật nhiều nước và thường xuyên, đồng thời cung cấp thêm các chất điện giải cần thiết như Kali, natri ở dạng dung dịch như Lectade hay Pedialyte hoặc tiêm truyền để bù đắp lại lượng khoáng chất đã tiêu hao khi chó ói bỏ ăn, rối loạn tiêu hóa hay các chứng bệnh đường ruột liên quan.
Các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên chia nhỏ nước ra thành từng ít một, mỗi lần cách nhau 1 tiếng để chó có thể bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể vì nếu chúng uống quá nhiều nước một lần có thể sẽ khiến chó bị khó chịu và nguy cơ tần suất nôn của em ấy có thể tăng cao hơn.
Xem thêm:
- Liệu chó của bạn có uống quá nhiều nước?
- Tại sao không nên cho chó uống nhiều nước?
Tiếp theo, sau thời gian cách ly chó với thức ăn, bạn nên cho chúng ăn ít và ăn nhiều lần các loại thực phẩm nấu chín và dễ tiêu hóa như cháo loãng hay canh rau khoảng 1 tuần.
Chế độ ăn thay đổi từ từ và dần bổ sung thêm các chất như chất đạm (thịt, cá) băm nhuyễn hoặc nghiền nhỏ để bao tử của chúng không hoạt động quá mạnh và dần dần thích nghi với việc co bóp để tiêu hóa.
Đồng thời, bạn cũng nên cân nhắc cho chó ăn kiêng các chất đạm và béo trong quá trình điều trị vì protein sẽ kích thích tiết ra axit trong dạ dày còn chất béo sẽ làm giảm liên kết giữa thực quản và cơ dạ dày làm giảm đi chức năng tiêu hóa thức ăn ở chó rất nhiều lần.
Nếu sau đó, chó không có dấu hiệu bị nôn trở lại thì bạn có thể cho chó ăn uống như bình thường.
Tuy nhiên, khi nếu tình trạng chó bị nôn không chịu ăn vẫn tiếp diễn, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y ngay.
Cách chăm sóc chó bị nôn
Để đồng hành cùng người bạn trung thành của mình, sau khi tìm hiểu về những cách chữa chó bị nôn, bạn cũng nên tường tận cách chăm sóc sao cho chúng có thể hồi phục được sức khỏe nhanh chóng.
Sau khi chó ói bỏ ăn, bạn nên giúp cún cưng lau đi những dịch nôn còn sót lại trên khóe miệng của chúng bằng khăn mềm đã nhúng qua nước ấm.
Ngoài việc giúp cho chúng vệ sinh sạch sẽ còn có thể làm cho chúng cảm thấy thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh chỗ ở của chúng bằng các dung dịch khử trùng cũng là một vấn đề cần thiết để tránh sự lây nhiễm mầm bệnh (nếu có) sang các loài vật nuôi khác trong nhà.
Khi chó bị nôn không chịu ăn, bạn nên giữ ấm cho chó bằng chăn mềm và vỗ về chúng nhằm giúp chúng an tâm hơn, thoải mái hơn, chịu nằm dưỡng bệnh và hạn chế đi lại nhiều lần.
Bạn cần phải quan tâm chăm sóc chúng hết mực để chúng có thể đặt niềm tin ở chúng ta rằng ta có thể giúp chúng khỏi được bệnh.
Hơn hết, để phòng các bệnh liên quan đến vi khuẩn và virus, ngay khi chó còn nhỏ, bạn nên mang chó đi tiêm phòng định kỳ và theo dõi sức khỏe của chúng thường xuyên nhé.
Chó bị nôn bỏ ăn, mặc dù đây là một trường hợp phổ biến ở thú cưng, tuy nhiên bạn cũng cần phải theo dõi sát sao, quan sát dịch nôn và khoang bụng của chó để có những chẩn đoán chính xác xem liệu đây có phải là một phản xạ tự nhiên của cơ thể chúng, không gây nguy hiểm hay là một trong những triệu chứng của những ca bệnh nguy hiểm liên quan đến virus gây hại.
Một khi chó có những dấu hiệu nôn khan, nôn liên tục hơn 4 tiếng đồng hồ hoặc nôn ra máu, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để được khám và chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó, trong trường hợp cấp bách, bạn cũng nên tìm hiểu về các căn bệnh tiêu hóa cũng như cách chữa chó bị nôn nhằm giúp cho cún cưng khôi phục sức khỏe nhé.
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- Chó nôn ra dịch vàng có bọt cần phải làm gì?
- Vì sao chó nôn ra dịch vàng?
? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
✅ Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y
MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN
Từ khóa » Chó Mẹ Bị Nôn Sau Sinh
-
Phương Pháp Chăm Sóc Chó Mẹ Mới Sinh - Phòng Khám Thú Y Thi Thi
-
Những Triệu Chứng Thường Gặp Ở Chó Sau Khi Sinh - NanaPet
-
Từng Bước Cách Chăm Sóc Chó Mẹ Sau Sinh Mổ đẻ - Pet Mart
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chó Mẹ Sau Sinh
-
Những Vấn đề Cần Quan Tâm Khi Chó Mẹ Bị đi Ngoài - Lifepet
-
Những Triệu Chứng Thường Gặp Ở Chó Sau Khi Sinh
-
BỆNH SỐT CO GIẬT CANXI Ở CHÓ MẸ NUÔI CON - Lolipet
-
Cách để Chăm Sóc Chó Mẹ Sau Sinh - WikiHow
-
Chó Mẹ Bỏ ăn Sau Sinh Và Giải Pháp Khắc Phục - PetCity
-
Cách Chăm Sóc Chó Mẹ Sau Sinh - FamiPet
-
Tại Sao Chó Bị Nôn (chó Bị ói)? Cách Xử Lý Khi CHÓ CON BỊ ÓI - VuiPet
-
Chó Bị Nôn: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục (2020)
-
Chó Bị Nôn Bỏ Ăn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
-
Cách để Chăm Sóc Chó Mẹ Sau Sinh – Shiba Kingdom