Chó Bị Sốc Nhiệt: Hướng Dẫn Cách Sơ Cứu Hiệu Quả - Petkung
Có thể bạn quan tâm
Đột quỵ nhiệt/sốc nhiệt/say nóng là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ tình trạng tăng thân nhiệt hoặc nhiệt độ cơ thể tăng quá cao. Nói chung, nếu nhiệt độ cơ thể của vật nuôi vượt quá 39.4 ° C, nó được coi là bất thường hoặc tăng thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể trên 41 ° C mà không có dấu hiệu bệnh tật trước đó thường liên quan đến việc tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài hoặc môi trường quá mức và thường được gọi là say nóng. Nhiệt độ tới hạn nơi xảy ra suy đa tạng và tử vong là khoảng 41,2 ° C đến 42,7 ° C.
Khác với con người đổ mồ hôi khi nóng, chó loại bỏ lượng nhiệt dư thừa bằng cách thè lưỡi thở hổn hển. Nhưng ngay cả khi thở như thế cũng không giảm nhiệt, nhiệt độ cơ thể nó sẽ tăng lên nhanh chóng và chúng có thể bị chứng sốc nhiệt. Chứng sốc nhiệt rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu chúng ta không xử lý ngay lập tức
.
1. Nguyên nhân chó bị sốc nhiệt
Bất kỳ môi trường nóng nào cũng có thể gây ra chứng sốc nhiệt ở chó. Nguyên nhân phổ biến nhất là hành động bất cẩn của chủ vật nuôi, như để chó trong xe hoặc quên cung cấp nước và bóng râm khi chúng ở ngoài trời mùa nắng nóng.
Một số chú chó bị chủ nuôi sấy lông hoặc để trong máy sấy lông quá lâu, chơi đùa hoặc tập thể dục quá hoặc vận động quá mức trong thời tiết nóng bức.
Trường hợp chó bị nhốt trong chuồng thấp nhỏ, lợp tôn, hoặc cột ngoài trời nắng lâu là khá phổ biến tại Việt Nam.
Một số loài chó sẽ dễ bị sốc nhiệt hơn các loài khác, ví dụ: khi chúng có bộ lông quá dày như Ngao Tạng, Alaska Malamute… chúng chỉ thích hợp với vùng lạnh. Ngoài ra vì chó chủ yếu thoát nhiệt bằng việc thở hổn hển nên những chú chó có đường thở ngắn, hay mắc bệnh về đường hô hấp như Pug, Bull Pháp…cũng có nguy cơ cao hơn các giống chó khác.
2. Dấu hiệu chó đang sốc nhiệt
Triệu chứng say nóng ở chó đáng chú ý nhất là chúng sẽ thè lưỡi và thở hổn hển. Các triệu chứng khác có thể bao gồm các dấu hiệu khó chịu như chảy nước dãi, nướu đỏ, nôn mửa, tiêu chảy, đờ đẫn mất phương hướng hoặc mất ý thức, cử động không kiểu co giật và ngất xỉu.
Đột quỵ do nhiệt ở chó có thể chỉ ra một số vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng, chẳng hạn như sưng não, suy thận, chảy máu đường ruột và đông máu bất thường. Vì lý do này, bất kể là gì, chúng ta đều nên cho cún cưng đi gặp bác sỹ ngay lập tức sau khi đã sơ cứu.
"Gợi ý cho bạn: Mèo bị co giật - dấu hiệu, cách điều trị"
3. Hướng dẫn sử lý khi chó bị sốc nhiệt
Sốc nhiệt là một chứng cấp tính do đó việc cần làm là ngay lập tức phải sơ cứu, trong trường hợp này ưu tiên hàng đầu là hạ nhiệt cho cún
.
- Đưa chó của bạn ra khỏi môi trường nóng ngay lập tức.
- Đưa chó của bạn vào môi trường mát, mở các cửa sổ thông gió hoặc bật máy lạnh nếu thấy cần thiết.
- Nếu chó còn tỉnh, hãy cho chúng uống nước mát càng nhiều càng tốt nhưng không ép chúng uống, hãy để chúng uống theo nhu cầu.
- Không cho chó uống aspirin để hạ nhiệt vì cách này có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác.
- Đặt chó nằm ngang, dùng khăn mát lau toàn bộ cơ thể chúng, dùng nước mát dội lên đầu chúng, ngâm rửa 4 chân và sau cùng là đắp một chiếc khăn ướt tẩm bằng nước mát lên cơ thể, chú ý không trùm toàn bộ cơ thể mà chỉ cần đắp lên phần lưng, bụng, thay khăn thường xuyên để tránh hấp thụ nhiệt ngược trở lại, cứ làm thế cho đến khi hạ nhiệt, thời gian ước tính cũng chỉ 5-10 phút.
- Lưu ý: không dùng đá lạnh chườm trực tiếp mà chỉ nên dùng nước mát, đá lạnh sẽ khiến lượng máu lưu thông qua các mạch máu giảm, mà máu cũng mang một phần nhiệt đi khắp cơ thể để giải nhiệt, do đó phương pháp chườm đá lạnh chỉ được dùng để giảm sưng, không phải dùng để hạ nhiệt.
- Khi chú chó có biểu hiện co giật, bất tỉnh, hãy bình tĩnh di chuyển chú chó ra chỗ rộng rãi để tránh làm tổn thương thêm, gỡ bỏ dị vật trong miệng, lau mũi dãi và làm mát cơ thể như trên cho đến khi hạ nhiệt.
"Gợi ý cho bạn: Chó bị co giật - nguyên nhân & cách điều trị"
Sau khi sơ cứu thì ngay lập tức đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất để xử lý chuyên sâu, ngăn ngừa các biến chứng tai hại về sau. Ở bệnh viện thú y, tùy vào tình trạng và trường hợp dẫ đến say nắng, các bác sỹ sẽ chữa bằng các liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc an thần nhẹ hay liệu pháp oxy nồng độ thấp thường được dùng để điều trị đột quỵ do nhiệt.
4. Cách phòng chống sốc nhiệt cho chó vào mùa hè
Là người chủ nuôi, chúng ta phải để ý và nhận thức được ảnh hưởng của thời tiết đối với môi trường nuôi các chú chó. Nhiệt độ bên ngoài và điều kiện nuôi nhốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể chú chó, đặc biệt là vào mùa nóng ẩm.
Khi ở ngoài trời, chúng ta phải đảm bảo có đủ bóng râm để chó nghỉ ngơi, cung cấp đủ nước uống để tránh mất nước đồng thời giảm nhiệt độ.
Không để chó vận động quá sức trong thời tiết nóng bức khó chịu, kể cả việc cho chó thể dục cũng dựa vào khả năng vận động của mỗi giống chó, chúng ta không thể bắt một chú chó Bắc kinh chạy cùng với một chú chó săn Terrier được, mặc dù vóc dáng tương đương nhưng sức chịu đựng hoàn toàn khác nhau.
Nếu bạn di chuyển bằng ô tô, luôn luôn phải nhắc nhở mình không được quên vật sống trong ô tô, từ em bé, chó, mèo hay tất cả các loại thú cưng khác, đảm bảo thông gió từ cửa sổ hoặc có bật máy lạnh để làm mát.
Trên đây chúng ta đã cùng PetKung tìm hiểu về chứng sốc nhiệt, chúc các bạn có các Boss thật khỏe mạnh!
Từ khóa » Sốc Nhiệt ở Chó Mèo
-
Chó Mèo Bị Sốc Nhiệt Vào Mùa Hè, Phải Làm Sao? - PetCity
-
Chó Bị Sốc Nhiệt Có Thể Mất Mạng Chỉ Sau 15 Phút, Bạn Có Biết?
-
Cách Sơ Cứu Nhanh Khi Chó Bị Sốc Nhiệt Và Cảm Nắng | Pet Mart
-
Xử Lý Sốc Nhiệt Cho Chó
-
Sốc Nhiệt ở Chó, Những điều Cần Biết để Bảo Vệ Chó Cưng
-
Cách Chữa Chó Sốc Nhiệt – Thông Tin Cần Biết Cho Người Nuôi Chó
-
Cách Phòng Tránh Chó Bị Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng
-
Hướng Dẫn Cách Cấp Cứu Khi Chó Bị Sốc Nhiệt
-
Sốc Nhiệt: Cẩm Nang Cho Chó Mèo | Farmvina Thú Cưng
-
Biểu Hiện Chó Bị Sốc Nhiệt Và Cách Sơ Cứu Kịp Thời Tại Nhà
-
Chó Bị Sốc Nhiệt Phải Làm Gì để "hạ Hoả"?? - FamiPet
-
SHOCK NHIỆT Ở CHÓ - NHẬN ĐỊNH TỪ CHUYÊN GIA PETHEALTH
-
Chó Bị Shock Nhiệt Thì Phải Làm Sao???
-
Shock Nhiệt ở Chó - Một Trong Những Tác Nhân Gây ĐỘT QUỴ
-
Cách Xử Lý Chó Bị Sốc Nhiệt - Sơ Cứu Và Phục Hồi
-
5 Dấu Hiệu Sốc Nhiệt ở Chó | Trùm Boss
-
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH SƠ CỨU KHI CHÓ BỊ ...
-
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Chó Bị Sốc Nhiệt Và Cách Điều Trị Hiệu ...
-
Cách Phòng Tránh Hiện Tượng Sốc Nhiệt ở Thú Cưng