Chó Boxer - Nguồn Góc, Cách Nuôi Và Phòng Bệnh - Hỏi Đáp Thú Y

Cùng tìm hiểu về những đặc điểm, tính cách của chó Boxer, và một số những kinh nghiệm chăm sóc cũng như cách nuôi dạy chó Boxer như thế nào. Sau đây là những thông tin liên quan đến giống chó được cho là một trong những loại chó đẹp của Đức.

Nguồn gốc xuất xứ của chó Boxer

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chó boxer có nguồn gốc từ Đức. Giống chó này được lại tạo giữa hai giống chó là Bullenbeiszer và Barenbeiszer sau đó lại được đem lai tạo với giống chó bulldog của Anh. Trước đây chó thường được dùng để săn bắt bò rừng và được sử dụng trong công việc chăn dắt đàn gia súc.

chó Boxer

Việc lai tạo diễn ra tương đối bừa bãi cho đến tận năm 1904, khi mà chuẩn mực của giống chó này được đặt ra. Mặc dù có nguồn gốc từ nước Đức, nhưng tên gọi thuần Anh của chúng bắt nguồn từ cách sử dụng đôi chân trước như các võ sỹ quyền anh khi thượng đài . Ngày nay thì giống chó Boxer được sử dụng trong các gia đình để phục vụ công việc canh gác và bảo vệ.

Đặc điểm hình thể của chó Boxer

Chó Boxer có đặc điểm hình thể là một loại chó có hình thể trung bình, cơ bắp đẹp, không thuộc dạng cao to kềnh càng Người phát triển dày và lông ngắn. Hệ cơ bắp nổi rắn chắc, rất đẹp như là một đặc điểm nhận dạng của giống chó này.

Dáng vẻ bên ngoài đầy cảnh giác với cái nhìn lạnh lùng, sắc sảo .

chó Boxer
  • Với cái đầu nổi bật, hàm vuông, cơ thể cường tráng, cuồn cuộn cơ bắp toạ ra một dáng dình hết sức đẹp mắt và ấn tượng.
  • Chúng có đôi tai cực thính và luôn cảnh giác với người lạ, với bản năng là một con chó bảo vệ. bộ lông bóng mượt có màu vàng, trắng, nâu đốm vằn vện.
  • Chó Boxer có màu trắng không được công nhận ở một số câu lạc bộ. Đuôi thường được bấm cụt từ lúc khoảng 6 tuần tuổi.
  • Tai của giống chó này cũng được cắt nhỏ vảo lúc bé.
  • Đầu của chó Boxer thuần chủng phải tỷ lệ hợp lý với thân hình của chúng, không có mỡ thừa và nhăn nheo.
  • Hàm dưới hơi chìa ra so với hàm trên, hai mép cong lên phía trên.
  • Khi chó ngậm mồm, răng và lưỡi không được hở ra.
  • Mũi chó Boxer to có màu đen và hếch để lộ rõ lỗ mũi.
  • Mắt có màu sẫm.
  • Cổ phải tròn, nhiều cơ bắp và khoẻ mạnh và không được có các nếp chảy xệ.
  • Thân hình phải vuông vức.
  • Hai chân trước cần phải thẳng và song song với nhau.

Tính cách của giống chó Boxer

Boxer là giống chó vui vẻ, thích chơi đùa, tình cảm, tò mò và rất hiếu động. Rất thông minh, có tính ham học cái mới và học khá nhanh nhưng cũng có thể khá bướng bỉnh. Đây là giống chó thích hợp cho các cuộc thi tài. Luôn luôn ở trạng thái vận động, chúng rất quyến luyến và gắn bó với gia chủ. Trung thành và tình cảm, chúng luôn tìm được tiếng nói chung với trẻ nhỏ. Một chú chó Boxer được nuôi nấng và dạy dỗ chu đáo sẽ có thể sống chan hoà với các loài chó và súc vật nuôi khác.

Loài chó này có tên như môn thể thao đấm box bởi vì chúng rất thích sử dụng 2 chân trước như các võ sĩ quyền anh. Chúng đặc biết thích dùng 2 chân trước để đùa nghịch với cái bát đựng thức ăn của chúng. Ngoài ra chúng còn thích ngoạm tha các thứ đồ vật và đem dấu chúng ra xa.

chó Boxer

Bản năng của Boxer là bảo vệ chủ và gia đình. Các vị khách quen của gia chủ luôn luôn được Boxer chào đón một cách rất nhiệt tình. Giống chó này rất cần đến các hoạt động về thể chất, và hơn thế nữa, chúng rất cần sự quan tâm của chủ. Thói quen nhảy cẫng lên người khách để thể hiện sự mừng rỡ đôi khi đem lại sự bất tiện vì vậy cần phải huấn luyện chúng từ nhỏ để loại bỏ tập tính này.

Dòng chó này được sinh ra để bảo vệ và trông coi nhà của bạn một cách hoàn hảo. Chính vì vậy chúng được sử dụng rộng rãi trong công việc của quân đội và cảnh sát. Việc dạy dỗ cần được tiến hành một cách chu đáo và toàn diện từ lúc chúgn còn nhỏ.

Cách nuôi chó Boxer

Cách nuôi giống chó Boxer không khó nhưng bạn cũng phải cần lưu ý một số điều sau trong cách chăm sóc và huấn luyện để nâng cao sức khỏe đồng thời kéo dài tuổi thọ của chúng nhé.

Huấn luyện chó con Boxer càng sớm càng tốt là một điều rất quan trọng vì chúng vốn là giống chó có “tuổi dậy thì” dài nhất trong các loài chó. Huấn luyện từ sớm giúp chúng thích nghi và phần nào kiềm chế nguồn “năng lượng tuổi trẻ” hừng hực của chúng.

Boxer có bộ lông ngắn và sáng bóng nên chúng cần ít chải chuốt hơn nhiều giống chó khác. Một tuần 2 lần bạn chỉ cần chăm sóc lông của chúng bằng bàn chải hoặc các dụng cụ vệ sinh khác. (nhớ nhẹ nhàng nhé)

Móng tay của chúng cũng nên được cắt tỉa một lần một thángrăng thì nên được đánh thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ cao răng.

chó Boxer

Vốn là những chú chó vui tươi, giàu năng lượng nhưng chúng cũng cần được tập thể dục mỗi ngày để giảm béo. Có vô vàn bài tập hữu ích cho chúng như: bơi, chạy theo xe, đùa nghịch với bóng đồ chơi…

Đặc biệt Boxer rất thích rượt đuổi theo của chủ nhân. Vì thế, nếu bạn không phải là người quá bận rộn thì nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vui chơi cùng chúng.

Ngoài tập luyện thể chất đừng quên cho Boxer rèn luyện cả về hành vi hàng ngày. Một giống chó có vẻ ngoài “đồ sộ” như thế sẽ vô tình làm tổn thương người khác nếu hành vi của chúng không được kiểm soát.

Để huấn luyện được chúng, chìa khóa nằm ở hai từ kiên nhẫn. Vì ngoài năng động, Boxer còn nổi tiếng với tính cách bướng bỉnh của chúng. Thay vì quát nạt và huấn luyện nghiêm khắc, bạn nên tích cực động viên, khen ngợi khi chúng làm đúng và răn dạy nhẹ nhàng khi có điều gì chưa phải.

Giống chó này không có khả năng chịu đựng thời tiết quá nóng hay quá lạnh vì chúng có mũi ngắn và lớp lông ngắn. Cho nên không nên cho Boxer chơi ngoài trời quá lâu

Việc cắt đuôi hay cắt tai cho Boxer là hoàn toàn được phép thực hiện. Riêng cắt đuôi thì nên được tiến hành lúc 1 tuần tuổi để tránh những “ám ảnh” lâu dài cho chúng

Boxer nên/không nên ăn gì?

Boxer rất dễ ăn vì chúng có thể xơi được cả thức ăn cho chó được sản xuất thương mại và thức ăn chế biến tại nhà

Hạn chế những đồ ăn chứa mỡ như mỡ bò, mỡ heo để tránh cho chó bị thừa cân

Tuyệt đối không cho chúng ăn thức ăn mốc, ôi thiu hay lên men

Nước sạch trong khay luôn phải được chuẩn bị sẵn.

chó Boxer

Một số thức ăn dinh dưỡng mà Boxer nên được bổ sung thường xuyên:

  • Protein: thịt bò, lợn, gà, các loại cá,…
  • Chất xơ: các loại rau, rau cải, bông cải xanh, cà rốt,…
  • Xương lợn, xương bò, tránh cho ăn xương gà, vịt
  • Gạo lứt, khoai lang, khoai tây,…

Các căn bệnh thường gặp ở chó Boxer

Boxer thường mắc bệnh suy giảm thị lực. Bệnh này do di truyền khiến mắt chúng yếu dần đi và không thể nhìn thấy rõ mọi vật. Một thống kê cho thấy có đến 70% chó Boxer mắc căn bệnh này. Vì thế, nên vệ sinh mắt thường xuyên (tốt nhất hàng ngày) bằng cách dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng quanh vùng mắt của chúng

Do có cái mũi khá nhỏ nên Boxer thường gặp khó khăn trong hoạt động thở và hay gặp một số vấn đề về đường hô hấp. Điều này cũng dẫn đến việc chúng phải thở bằng miệng nhiều hơn do đó Boxer cũng hay chảy nước dãi và ngáy to khi ngủ.

chó Boxer

Cơ thể của Boxer cũng dễ xuất hiện những khối u đặc biệt là u não và liên quan đến ung thư hạch bạch. Nếu “võ sĩ” của bạn có quá nhiều mảng trắng chiếm hơn ⅓ cơ thể hay bộ lông có màu sáng thì hãy thoa kem chống nắng lên tai, mũi và mảng trắng ấy để hạn chế cháy nắng và ung thư da.

Hẹp eo động mạch chủ/ hẹp eo động mạch chủ dưới (AS/SAS). Đây là một trong những dị tật phổ biến nhất của Boxer. Tình trạng này có thể gây ngất xỉu thậm chí đột tử nếu như không được khám thường xuyên và điều trị kịp thời. Vì khó phát hiện đồng thời bệnh lý này thường hay xuất hiện ở những Boxer lai tạo không rõ nguồn gốc nên bạn hãy tìm mua giống chó này ở những nơi thật sự uy tín để đảm bảo sức khỏe của chúng.

Bạn có thể cài đặt ứng dụng FVET Vietnam dành cho chủ nuôi thú cưng để hỏi đáp bác sĩ thú y nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.

Số lượt xem: 294

Từ khóa » Chó Boxer ăn Gì