Cho Con Bú Khi Mang Thai Và Những điều Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua

Cho con bú khi mang thai là một vấn đề khiến nhiều phụ nữ băn khoăn bởi không biết liệu hành động này có an toàn hay không.

Bạn mang thai bé nhỏ khi bé lớn còn đang bú mẹ nên ấp ủ dự định cho con bú khi mang thai? Nếu có, những điều kiện bắt buộc là người mẹ phải có đủ dinh dưỡng, uống đủ nước cũng như cung cấp được năng lượng cần thiết để hỗ trợ cho cả 3 cơ thể cùng một lúc. Hello Bacsi sẽ giới thiệu những thông tin về vấn đề này nhằm giúp bạn hiểu rõ các tin đồn xoay quanh việc cho con bú khi mang thai.

Có bầu cho con bú được không, có an toàn cho thai kỳ không?

Câu trả lời là có. Khi bạn cho bé bú, một loại hormone gọi là oxytocin được giải phóng. Hầu hết phụ nữ lo lắng rằng hormone này có thể gây ra hiện tượng co bóp tử cung dẫn đến sinh non. Tuy nhiên, chỉ mỗi oxytocin thôi là không đủ để làm giãn cổ tử cung của bạn hoặc gây ra các cơn co thắt. Vì vậy, hành động cho con bú khi mang thai đều an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Các chuyên gia cũng đưa ra lưu ý rằng hương vị của sữa mẹ thay đổi vì cơ thể bạn sẽ sản xuất sữa non. Điều này có thể sẽ tác động đến bé lớn khiến bé có những phản ứng với sữa mẹ. Mặt khác, thai nhi trong bụng sẽ tiếp tục nhận được những dưỡng chất cần thiết để phát triển. Chính vì thế, bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng nhằm hỗ trợ cho cả thai nhi và trẻ nhỏ.

Lưu ý để việc cho con bú khi mang thai diễn ra tốt đẹp

Dưới đây là một số điều cần nhớ nếu bạn quyết định cho con bú trong lúc mang thai:

Hỏi ý kiến bác sĩ

Mặc dù lượng hormone thai kỳ có mặt trong sữa khá an toàn cho em bé lớn bú nhưng bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên mẹ bầu nên dừng việc này lại nếu:

  • Đang mang đa thai
  • Thai kỳ nguy cơ cao
  • Bị chảy máu tử cung hoặc cảm thấy đau

Ngồi hoặc nằm khi cho con bú

Một số phụ nữ cảm thấy mệt mỏi do cho con bú trong thai kỳ. Điều này có thể do cơ thể tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với bình thường. Do đó, ngồi hoặc nằm trong tư thế thư giãn giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi khi bé lớn bú. Khi thai nhi lớn dần, hãy nghĩ ra những cách sáng tạo để mẹ lẫn con đều cảm thấy thoải mái.

Theo dõi nguồn sữa

cho con bú khi mang thai

Nguồn sữa mẹ sẽ bắt đầu giảm vào khoảng tháng thứ tư hoặc thứ năm sau khi sinh con. Do đó, bạn phải kiểm tra xem liệu em bé có hài lòng với việc bú mẹ hay không và liệu trẻ có đáp ứng được tiêu chuẩn về cân nặng cũng như phát triển ổn định.

Kiểm tra chế độ dinh dưỡng

Như đã đề cập trước đó, chế độ ăn uống là chìa khóa cho sức khỏe của cả mẹ, bé và thai nhi. Cả giai đoạn mang thai và cho con bú đều cần sử dụng nhiều calo, vì vậy hãy chọn thực phẩm lành mạnh cũng như giàu dinh dưỡng. Bạn đừng bỏ qua việc bổ sung đầy đủ những khoáng chất, vitamin thiết yếu, chẳng hạn như: sắt, axit folic và canxi. Cuối cùng, hãy uống nhiều nước để hỗ trợ hoạt động của cơ thể bạn nhé.

Chăm sóc ngực và núm vú

Cảm giác đau nhức ngực và đau núm vú do tác động của thai kỳ sẽ càng tăng dần khi bạn cho con bú. Trong những trường hợp như vậy, sử dụng dầu dừa và kem lanolin hoặc chườm ấm sẽ mang lại sự giải tỏa cần thiết.

Các câu hỏi thường gặp về cho con bú khi mang thai

Một số thắc mắc phổ biến khi mang thai và cho con bú bao gồm:

Nên làm gì nếu không thể cho con bú khi mang thai?

Nếu không thể nuôi con bằng sữa mẹ vì những lo ngại về sức khỏe, bạn nên bù đắp cho bé bằng các thực phẩm khác. Nếu bé nhỏ hơn sáu tháng tuổi, bạn có thể để bé bú sữa công thức. Khi bé lớn hơn, bố mẹ hãy bắt đầu cho con ăn dặm bên cạnh việc bú bình. Mặc dù việc này có thể mất nhiều thời gian nhưng rồi con sẽ dần điều chỉnh theo sự thay đổi.

Liệu nguồn sữa có giảm khi mang thai?

Nguồn sữa cũng như thành phần trong đó, thường giảm vào khoảng tháng thứ tư hoặc thứ năm của thai kỳ. Điều này là do thay đổi nội tiết tố, cho con bú thường xuyên hoặc dùng máy bơm sữa. Mặc dù nếu đủ khả năng, phụ nữ hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nhưng bạn nên dừng việc này lại khi mang thai.

Khi nào không nên cho con bú khi mang thai?

Bạn có thể phải ngừng cho con bú trong trường hợp bạn có thai kỳ nguy cơ cao. Bác sĩ cũng không khuyến khích điều này nếu người mẹ nhiễm HIV, thiếu máu, đang điều trị chứng giảm sản (tình trạng tuyến vú không phát triển bình thường).

Có thể bạn quan tâm: Cho trẻ bú mẹ khi đã hơn 1 tuổi có lợi hay không?

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Từ khóa » Dang Cho Con Bu Co Bau Duoc Khong