Cho Con đi Phụ Hồ để Hiểu Giá Trị Sự Học - VnExpress
Video chưa đầy 20 giây cho thấy người cha, Ying, hỏi con trai Chenchen, 14 tuổi, rằng "Có mệt không? Đi học tốt hơn hay lao động chân tay tốt hơn?", làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc về cách dạy con theo phương pháp khai phóng và tôn trọng.
"Đi học, đi học", cậu bé trả lời hôm 8/4, trên người dính đầy bùn đất sau 4 ngày lao động vất vả dưới nắng nóng ở công trường xây dựng thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.
Video được Ying đăng trên Douyin, nền tảng video TikTok tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng cách dạy con theo "tư duy ngược" của Ying đã tỏ ra hiệu quả, khi cho phép cậu bé học hỏi từ chính sai lầm của mình.
"Chim sợ cành cong. Đây là cách hiệu quả để một đứa trẻ hiểu được hậu quả từ hành động của mình, hơn là răn dạy con cái này cái kia không tốt. Người bố đã tiếp cận theo cách thông minh, khi cho phép con làm điều mà bản thân mình không muốn con làm", Xu, một chuyên gia về giáo dục tại Bắc Kinh, nhận xét hôm 15/4.
"Hành động này cho con anh ấy quyền tự do, được tôn trọng, có quyền tự đưa ra lựa chọn. Cách làm này rất hiệu quả với trẻ nổi loạn, đặc biệt ở tuổi thanh thiếu niên".
Ying giải thích con trai bắt đầu ghét đi học từ 8 tháng trước. Anh không muốn ép con đi học, cũng không muốn con coi thường giá trị của lao động chân tay, nên đã để con tự lựa chọn. Cậu bé rốt cuộc đã rút ra được bài học cho mình sau thời gian làm phụ hồ vất vả.
"Giáo dục trao cho ta nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc theo ý muốn", Ying nói với con.
Một số người dùng mạng cũng chia sẻ cách nuôi dạy con "ngược truyền thống" của chính mình, cho thấy việc giáo dục con cái ở Trung Quốc ngày nay đã chuyển từ "đấu tranh quyền lực" giữa cha mẹ và con cái sang mối quan hệ thân thiện hơn, bằng cách học hỏi lẫn nhau và cùng trưởng thành.
"Người bố can đảm cho phép con mắc sai lầm. Tôi đã rút ra được kinh nghiệm, nhận ra có thể mình đã quá bao bọc con, như thể tôi là bảo mẫu mà không phải là người mẹ mà con cái muốn chia sẻ bí mật", một phụ nữ 42 tuổi ở Bắc Kinh nói.
"Cho phép con trẻ mắc sai lầm là một nghệ thuật, nhưng không có nghĩa là để mặc con đối mặt rủi ro vì một số hậu quả không thể khắc phục. Cha mẹ cần giám sát và ngăn chặn nếu hành động của con quá ngông cuồng", Xu cảnh báo.
Hồng Hạnh (Theo Global Times)
- Bố lên cơn đau tim khi kèm con học
- Người mẹ Trung Quốc nuôi dạy con bại não vào đại học Havard
- Cụ ông cắt vụn 140.000 tệ để dạy con
Từ khóa » đi Phụ Hồ
-
Tuyển Phụ Hồ Mới Nhất 2022, Tìm Việc Làm Phụ Hồ Lương Cao
-
Buồn Vui Nghề Phụ Hồ - YouTube
-
[Giải đáp] Nghề Phụ Hồ Là Gì? Và Nỗi Niềm, Truân Chuyên Chuyện Nghề
-
Nghề Phụ Hồ Là Gì? Mức Lương Dành Cho Phụ Hồ Hiện Nay?
-
Nhọc Nhằn đời Nữ Phụ Hồ - Báo Nghệ An
-
Thợ Hồ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Người Phụ Hồ - Kỳ 1: Thợ Phụ "đặc Biệt" - Báo Tuổi Trẻ
-
Sinh Viên đi Phụ Hồ | Báo Dân Trí
-
Phụ Hồ Là Gì? Nghề Phụ Hồ Và Những Công Việc Chủ Yếu - Vieclam123
-
Cử Nhân đi Phụ Hồ, Giúp Việc: Thức Tỉnh “ảo Mộng” Bằng Cấp!
-
Chàng Trai Việt Kể Chuyện đi Phụ Hồ ở Úc Lương Hơn 60 Triệu - CafeBiz
-
Chàng Trai Việt Kể Chuyện đi Phụ Hồ ở Úc Lương Hơn 60 Triệu - AFamily
-
Đời Thợ Hồ - Báo Đồng Nai điện Tử