Chó Đi Kiết Lỵ: 4 Nguyên Nhân & 4 Cách điều Trị Hiệu Quả Nhanh
Có thể bạn quan tâm
Chó đi kiết lỵ chắc hẳn là vấn đề không còn quá xa lạ với nhiều người khi nuôi thú kiểng. Nhưng các bạn đã thực sự hiểu rõ mọi thứ về căn bệnh này chưa?
Nội dung bài viết
- 1. Nguyên nhân chó đi kiết
- 2. Cách chữa chó bị kiết lỵ hiệu quả nhanh
- 2.1 Xử lý cấp tốc
- Ban đầu:
- 2- 3 ngày tiếp theo:
- Sang đến ngày thứ 4:
- Sau 6 ngày:
- 2.2 Điều trị bằng mẹo dân gian
- * Mộc nhĩ & trứng gà
- * Rau sam
- * Lá mơ
- 2.1 Xử lý cấp tốc
- 3. Chó bị đi kiết cho ăn gì
- 4. Cách phòng bệnh kiết lỵ ở chó
- Về chế độ ăn uống:
- Về môi trường sống:
- Về chăm sóc sức khỏe:
1. Nguyên nhân chó đi kiết
Chó đi kiết hay nhiều vùng còn gọi với cái tên chó đi ngoài ra máu. Đây được xem là một hội chứng của bệnh tiêu chảy chứ không phải là 1 loại bệnh cụ thể.
Một trong số các nguyên nhân dẫn đến việc chó đi kiết là:
- Chó ăn phải đồ ăn ôi thiu, chất lượng thấp, chứa nhiều vi khuẩn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: Nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính, viêm ruột,, xoắn ruột,…
- Bị nhiễm giun tròn, giun móc, giun đũa, đặc biệt là đối với các chú chó dưới 6 tháng tuổi. Bởi vì, ở những độ tuổi này sức đề kháng cũng như hệ tiêu hóa của các bé còn rất yếu.
- Thú cưng vô tình bị trúng độc hóa chất như: Bả chó, thuốc chuột, thuốc hết đát,…
- Một trong những lý do khác khiến chó đi ngoài ra máu là Stress. Thông thường, do có sự xuất hiện của một chú chó khác trong gia đình, cũng như sự phân biệt đối xử của chủ nhân
2. Cách chữa chó bị kiết lỵ hiệu quả nhanh
Các dấu hiệu cho thấy chó bị kiết lỵ là mệt mỏi, buồn bã, không quan tâm mọi thứ. Chúng không chạy nhảy như thường ngày, hay nằm ì một chỗ, biếng ăn kèm nôn khan và hiện tượng đi ngoài ra máu.
Do vậy, khi thấy chú chó của mình xuất hiện các dấu hiệu tương tự, các quý chủ nhân nên ân cần quan tâm. Tiếp đó, nhanh chóng xác định nguyên nhân và xử lý nhanh chóng, tránh để các chú chó rơi vào tình trạng kiệt sức.
2.1 Xử lý cấp tốc
-
Ban đầu:
Ngay khi phát hiện biểu hiện chó đi kiết, bạn nên cho chó ngừng ăn. Đồng thời, sử dụng dung dịch nước muối loãng để rửa ruột, dạ dày và tháo thụt bằng nước ấm.
-
2- 3 ngày tiếp theo:
Nên để chó nhịn đói, chỉ cho uống thêm nước sạch hoặc nước chè đặc. Khi các bé cưng đã quen dần thì có thể kết hợp chè bột kiều mạch và sữa để cung cấp thêm chất dinh dưỡng
Trong trường hợp chó tiếp tục nôn khan thì hãy dùng nước muối khoáng lạnh để hỗ trợ miễn dịch cho chó. Tuyệt đối không để cho các bạn boss bị thiếu nước, tốt nhất nên cho chúng uống nước ấm.
-
Sang đến ngày thứ 4:
Bạn có thể hầm thịt lấy nước, xay thật nhuyễn thịt và nấu cùng cháo loãng cho cún ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước hầm thịt nấu với bột kiều mạch để làm súp
-
Sau 6 ngày:
Sức khỏe của chó đã dần hồi phục về trạng thái bình thường. Bạn nên băm thịt nấu cháo để cho chó ăn vào buổi sáng và chiều. Bạn cũng có thể sử dụng bột khoai tây hòa lẫn với nước lọc để cún sử dụng 3h/lần
Đây là khoảng thời gian các bé cưng của bạn cần nghỉ ngơi, vì thế nên cách ly với các chú chó khác. Trường hợp bệnh tình không cải thiện, có dấu hiệu xấu đi thì ngay lập tức đưa các bạn boss đến phòng khám thú ý gần nhất để bác sĩ kiểm tra
??? TÌM HIỂU NGAY: Bệnh đau mắt ở chó
2.2 Điều trị bằng mẹo dân gian
Trước khi y học phát triển, việc đi ngoài ra máu của các chú chó sẽ được điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Những mẹo này không những có hiệu quả cao mà còn được truyền lại đến tận bây giờ.
Con người sử dụng các vị thuốc sẵn có trong tự nhiên như: Lá ối, lá mơ, chè đặc,… để khắc phục tình trạng chó đi kiết.
* Mộc nhĩ & trứng gà
Mộc nhĩ và trứng gà là những nguyên liệu không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết đến sự kết hợp giữa mộc nhĩ và trứng gà lại tạo thành “thần dược” điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
- Trước khi thực hiện, các bạn phải rửa sạch mộc nhĩ rồi cho nước vào đun đến khi nước rút theo tỷ lệ 3:1.
- Sau khoảng 30” uống nước mộc nhĩ, bạn đập 1 quả trứng gà và lấy lòng đỏ cho cún ăn.
- Duy trì thực hiện từ 3- 5 ngày thì tình trạng kiết lỵ sẽ được cải thiện.
* Rau sam
Rau sam từ lâu đã trở thành khắc tinh của các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở người cũng như các loài động vật.
– Chuẩn bị: 100 gam rau sam, 50 gam cỏ sữa sắc lên lấy nước và để cún yêu uống hàng ngày.
Nếu như tình trạng chó đi ngoài ra máu nghiêm trọng, bạn nên kết hợp thêm 20- 30 gam lá lược vàng và 20- 30 gam rau má sắc chung.
Bạn cũng có thể xay nhuyễn các lá thuốc trên và nấu thành súp để điều trị. Sử dụng phương pháp này từ 4- 6 ngày, sức khỏe của các chú chó sẽ dần ổn định và không còn tình trạng đi ngoài ra máu.
* Lá mơ
Từ ngày xưa ông bà ta đã để lại cho thế hệ sau bài thuốc trị kiết lỵ, tiêu chảy vô cùng hiệu quả từ lá mơ. Chỉ cần rửa sạch lá mơ lông, thái sắt nhỏ, trộn chung với trứng rồi đem hấp cách thủy.
Hoặc bạn cũng cũng có thể thái, xay nhuyễn lá mơ rồi nấu chung với cháo để cún sử dụng nếu bị kiệt sức và mất máu quá nhiều.
❌❌❌ LÀM RÕ: Chó sủa liên tục, dữ dội có sao không
3. Chó bị đi kiết cho ăn gì
Trong thời gian điều trị chó đi kiết, các bạn nên hạn chế khẩu phần ăn trong 2 ngày đầu. Chỉ nên để các bé uống nước để rửa sạch đường ruột, loại bỏ những thức ăn có hại trong dạ dày.
Những ngày sau bạn chủ cần đặc biệt lưu ý do cơ thể các bé cún còn rất yếu nên cần cho ăn cháo loãng, nước thịt hầm, thịt xay nhuyễn, súp,… Duy trì chế độ ăn nhạt, không dùng các thực phẩm có nhiều chất béo hay thịt sống.
Đối với thịt gà, bạn chỉ nên cho chó ăn phần thịt nạc, vì khi ăn da gà sẽ làm cho cún khó khăn trong quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể luộc chín khoai tây, nghiền nát, kết hợp với thịt và cho cún ăn thay cơm trong thời gian điều trị.
Nên để cún sử dụng nước nấu từ các loại lá có công dụng tăng sự miễn dịch cho đường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tiêu chảy như: Lá ổi, lá chè, lá mơ, lá nhọ nồi,…
Lưu ý: Không nên lạm dụng sữa hoặc các thực phẩm làm từ sữa. Bởi như vậy sẽ phản gây rối loạn đường ruột, tình hình kiết lỵ trở nên nghiêm trọng hơn.
??? TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG: Chó Biếng ăn, mệt mỏi nôn
4. Cách phòng bệnh kiết lỵ ở chó
Nếu như bạn không muốn thấy các chú chó nhà mình ốm đau, suy nhược và mất sức vì bị kiết lỵ thì hãy thiết lập một KH chăm sóc kỹ lưỡng ngày từ đầu.
-
Về chế độ ăn uống:
Khi nuôi chó, các bạn nên chú ý lựa chọn các loại thực phẩm cân bằng dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tính nóng, độ chua cao,… Những chất này sẽ khiến hệ tiêu hóa của cún suy giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh liên quan.
-
Về môi trường sống:
Bạn cũng nên tạo cho các bé cưng của mình một nơi ở thoải mái, rộng rãi và sạch sẽ. Tránh để chó tiếp xúc với những nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bãi rác.
-
Về chăm sóc sức khỏe:
Các bạn nên cho cún tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên đưa cún đi khám định kỳ để điều trị các bệnh kịp thời.
Những kiến thức về chó đi kiết mà chúng tôi chia sẻ ở trên mong rằng sẽ giúp ích cho quý bạn trong việc nuôi dưỡng thú cưng. Nếu phát hiện bài viết có sai sót xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.
5/5 - (1 vote)Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Kiết Lỵ ở Chó
-
CHÓ BỊ ĐI KIẾT: NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH
-
5 Cách Chữa Chó Bị đi Kiết Lỵ đi Ngoài Ra Máu Hiệu Quả Nhất
-
Chó Bị Đi Kiết Lỵ, Nguyên Nhân, Cách Chữa Như Thế Nào
-
Nếu Con Chó Bỏ Ăn Sắp Chết Bị Kiết Lỵ Thì Đây Là Cách Cứu Nó ...
-
Mách Bạn Cách Chữa Trị Khi Chó Bị đi Kiết
-
Phương Pháp Chữa Chó Bị đi Kiết Hiệu Quả
-
Chó Bị Kiết Lỵ - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và 6 Cách điều Trị - Thú Cảnh
-
Mách Bạn Cách Chữa Chó Bị Đi Kiết Hiệu Quả An Toàn Tuyệt Đối
-
【Chó Bị Đi Kiết】Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp Chữa Trị
-
Danh Sách 4 Loại Thuốc Trị Kiết Lỵ ở Chó Tốt Nhất Hiện Nay
-
Thế Nào Là Chó Bị đi Kiết? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất
-
Chó Bị Đi Kiết Là Gì? Tìm Hiểu Từ A-Z, Cách Phòng Ngừa Và 3 ...
-
Chó Bị Kiết Lỵ - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và 6 Cách điều Trị | TTTVM
-
Bệnh Kiết Lỵ Ở Chó - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất