Cho Em Hỏi Về Cường độ Của đất San Nền? - Kiến Trúc Phương Anh

Hỏi đáp / Gia cố nền đất
  • Kinh nghiệm thiết kế thi công nội thất cho người không chuyên!!
Cho em hỏi về cường độ của đất san nền? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cho em hỏi về cường độ của đất san nền? Hiện tôi đang làm một công trình trường học 3 tầng tại Ba Vì, công trình này có phần san nền dày từ 4-5m. San nền bằng đất đồi đầm chặt với cường độ K=0.9. Tôi đang tính phương án đặt móng ngay trong lớp san nền này. Tôi nghe nói ta có thể quy đổi từ độ dầm chặt K=0.9 ra cường độ chịu tải R của đất. Ko biết trong TCVN có phần nào nói về việc quy đổi này ko ah. Bác nào có kinh nghiệm trong vấn đề này xin giúp tôi với ah Có 20 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết:
deptrainhatnha Giải pháp này không ổn. Vì K=0.9 -> nền đất sẽ bị lún khi gặp nước. Bạn nên đầm chặt đất dưới đáy móng bằng K=0.98. Nếu đắp rồi thì móc lên mà đầm lại. TC 45-78 có quy định đặc điểm công trình xây trên đất đắp. Chú ý lớp đất dưới lớp đất đắp, nếu yếu thì bản thân nó bị lún do tải đất đắp là đáng kể!
deptrainhatnha
profilmuoisau16 Em nghe nói đầm chặt K=0.98 thì khó lắm, ko biết với loại đất đồi này thì có dễ đầm đến 0.98 ko ạ. Về nền đất dưới dưới lớp đất đắp thì tôi ko lo lắm thì nó là đất sét pha dẻo cứng lẫn dăm sạn khá ổn định.
profilmuoisau16
michaelyork Đất đồi thì tuỳ loại, nhưng nói chung là dễ đầm tới K98 hơn là đất đồng bằng, chả phải tự nhiên mà nền đường người ta dùng toàn đất đồi. Nhưng muốn dễ hơn thì để K=0.95 dễ đạt hơn. Thực tế là muốn có kết quả chính xác hơn thì cần phải có thí nghiệm nén tĩnh, vì phương án móng sử dụng chắc chắn là móng nông cho nhà 3 tầng rồi. Kinh nghiệm dân gian là ổn, nhưng về mặt khoa học thì cần có số liệu, không thể nói là "tôi cảm thấy ổn" nên làm đâu.
michaelyork
MichelPurn Cái khó ở đây là ko có một cơ sở pháp lý về vấn đề này vì vậy cho dù sự thật công trình có thể đứng vững nhưng người làm thiết kế cũng ko thể bảo vệ phương án của tôi một cách rõ ràng được. Đúng là chỉ có thể yêu cầu sau khi đầm chặt từng lớp phải thí nghiệm đạt chỉ số SPT đưa ra thì mới có cơ sở để tin tưởng, để bảo vệ phương án.
MichelPurn
hoahuongduong Lấy mẫu đất đắp đi thí nghiệm R thôi. Anh chưa nghe vụ quy đổi này. K=0.9 thì đất đắp gama đạt 90% gama khô (Hay dùng trong đắp đập đất, có độ chặt tối đa) Trường học 3 tầng thì đặt móng trên lớp này cũng được, Gia cường thêm một số móng băng theo phương cạnh ngắn. Chúc tôi xử lý tốt!
hoahuongduong
Freddievaw Xây nhà trọn gói đang là xu hướng xây dựng hiện nay bởi những ưu điểm tuyệt vời cho gia chủ. Đặc biệt bạn được miễn phí thiết kế nhà Hải Phòng khi Xây trọn gói. Và được tặng tủ bếp (free Thiết kế và thi công nội thất)
Luckyman
Freddievaw múc một bao đất này về, gửi một phòng tn nào đó, bảo họ đầm tiêu chuẩn rồi bảo họ chế bị mẫu ở k=0.9 thí nghiệm cắt nén xem sao. Chắc mất vài trăm ngàn (mời ông bên A uống bia trưa có khi còn tốn hơn). Có dấu LAS đỏ chót, đảm bảo pháp lý cho tính toán. nếu nói K = 0.9 thì chắc chắn hồ sơ có gamma_khô_max rồi khỏi thí nghiệm đầm nện tiêu chuẩn, càng đỡ tiền. nhiều bác thi công cũng giỏi, đầm đạt k = 95, 98 % mà chả cần biết gamma_khô_max là bao nhiêu, ông ký nghiệm thu còn giỏi hơn .
Freddievaw
Vimcentcow To Chủ Topic: 1. Có thể có mối tương quan giữa độ đầm chạt K với Cường độ nhưng cho đến nay các kết quả nghiên cứu đó chưa được công bố. 2. Đất đắp là loại đất lẽ ra dễ xác định chỉ tiêu cơ lý so với đất tự nhiên nhưng do ăn nhậu nhiều nên các tham số của nó rất phân tán. 3. Để xác định cường độ đất (c, phi) phục vụ cho thiết kế, bạn hãy coi đất đắp đó như đất tự nhiên, cho tiến hành các thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ học. Một trong các phương pháp xác định nhanh, rẻ là CPT và DCPT còn phương pháp rẻ và dễ sửa số liệu là dùng RTC_CPT (cái này phải rất giỏi mới dùng được). 4. Để có K = 0.98 thì cần có độ ẩm thích hợp. Điều này rất khó đạt đối với các loại đất đắp trong khi thi công. Về nguyên tắc thì không đạt được với đất đắp. Trong thực tế người ta vẫn làm được K > 1 rất đễ dàng bằng cách cho cái mẫu số của nó bé đi. . (Lớn hơn 1 còn làm được thì 0,98 là cái đinh gỉ gì)
Vimcentcow
GordonEt Thưa thầy !! Khi gặp phải trường hợp bên thí nghiệm đưa ra kết quả K>1 thì bên tư vấn giám sát có quyền không công nhận, nghiệm thu... kết quả đó không ạ. Vì theo lý thuyết thì không thể có K >1, chỉ có làm sai thì mới có K >1...hichic...
GordonEt
hoang tuan mạn phép bác Ngọc: cái màu đỏ là đội trưởng Mười nhầm, rất nhầm. K hoàn toàn có thể >1. K là tỷ số giữa độ chặt hiện trường với độ chặt max được làm theo thí nghiệm đầm tiêu chuẩn trong phòng. TN này chưa phải là đã có công đầm hiệu quả nhất. Nhiều khi thiết bị đầm ngoài hiện trường mạnh, công đầm lớn hơn tn tiêu chuẩn thì K>1 là đương nhiên. Một số trường hợp K>1 còn có thể do một số thằng ếch làm thí nghiệm tự động giảm gamma max đi bởi nó tưởng thế là thiên về an toàn.
hoang tuan
BarbaraEr Tuy nhiên thực tế hiện trường ngừoi ta ít quan tâm đến độ ẩm => khó có được độ ẩm thích hợp.
BarbaraEr
cameralenguyen Hichic...thực sự cái này thì tôi cũng hiểu nhưng khi ta đã đưa ra một cái độ chặt max(xác định trong phòng, với các điều kiện lý tưởng ) thì ngoài hiện trường (điều kiện khó có thể đạt được lý tưởng như trong phòng) cũng chỉ có độ chặt nhỏ hơn thằng độ chặt trong phòng, nếu gặp điều kiện tốt nhất cũng chỉ đạt được như giá trị max trong phòng. theo tôi cái không chặt chẽ của việc dùng K này là tương quan giữa cái công đầm trong phòng thí nghiệm( chày procto) và công đầm ngoài hiện trường (trọng lượng lu) là chưa thích ứng. Chí còn nếu chuẩn của nó thì đã có max thì sao lại có cái lớn hơn max, mà đã có cái lớn hơn max thì cái kia không phải là max, mà đã không phải là max thì pp xác định nó chưa đúng...hay ...hay như chữ màu xanh trên.... - năm ngoái thầy giáo tôi bảo bộ môn đường bộ trường giao thông bảo đang tham gia xoạn tiêu chuẩn mới, đang kiến nghị bỏ K , bó rót cát đi..mà thay bằng thí nghiệm bàn nén, E...nguyên nhân là như trên
cameralenguyen
muadem116 Tôi cao nhất trong nhà tôi (max) không có nghĩa là ngoài xã hội mọi người phải thấp hơn tớ. Cái max ở đây là giá trị dung trọng lớn nhất nội suy từ các thí nghiệm trong phòng ứng với 1 dạng năng lưong khi cho thay đổi độ ẩm. Nếu thay đổi công đầm thì ta lại có max khác. Ngay trong phòng còn có các loại thí nghiệm với các công đầm khác nhau huống hồ ngoài hiện trường. Mục đích chính là để chọn độ ẩm thích hợp và làm cơ sở để tính độ chặt K. Tiếc là ngwoif ta ít quan tâm đến độ ẩm cảu đất, cát mà chỉ quan tâm nhiều đến độ ẩm của môi và răng. Cái màu đỏ còn có nhiều chuyện phải bàn. Có lẽ nó chỉ có tác dụng để nghiệm thu chứ khó có tác dụng thiết kế thi công đầm chặt.
muadem116
Enriquecem Thưa thầy! -Với một tôi cao 1m cao nhất nhà cư đòi đi thi hoa hậu liệu có đạt không ạ(mặc dù tôi đó cứ tưởng tôi là cao nhất và không biết cao bao nhiêu thì đi thi được, khi ta cư tưởng là max mà thực chất là chưa max, chưa đạt yêu cầu...Vì vậy ta có thể coi đây là điểm yếu của pp xác định k không ạ hichic
Enriquecem
greent yếu cái con khỉ. Đã bảo Mục dính chính là đẻ xd độ ảm thích hợp tạo điều kiện cho thi công có thể đầm chặt được tốt nhất.
greent
MrAn12345 việc K>1 không phải là ít xảy ra, tuy nhiên khi kiểm tra nhiều đồng chí thấy độ chặt thực tế cao hơn độ chặt max thì tự động chỉnh xuống cho nó có vẻ hợp lý và nhiều khi để mấy thằng giám sát ko hiểu đỡ lằng nhằng. Cái chữ tiêu chuẩn trong thí nghiệm đầm nên tiêu chuẩn nên hiểu là quy chuẩn chứ không phải là ở điều kiện chuẩn nhất. Kể cả độ ẩm tối ưu cũng chưa phỉa là tối ưu nhất vì độ ẩm này thay đổi theo công đầm. - việc thí nghiệm xác định độ chặt và thí nghiệm E bằng bàn nén là 2 cách tiếp cận chất lượng đất đắp khác hẳn nhau. Mỗi thằng có ưu điểm riêng, thí nghiệm bàn nén chỉ nên dùng để kiểm tra một số điểm tổng thể để có quyết định giá trị K cần thiết, chứ áp dụng đại trà e rằng không khả thi.
MrAn12345
tontai em nghĩ hơi ngược với bác Ngọc chút, theo tôi là việc tn bàn nén có tác dụng chủ yếu để thiết kế thi công đầm chặt, còn việc nghiệm thu sẽ vẫn chủ yếu dựa vào K. Mục đích đắp đường là chủ yếu phải đạt một giá trị E nào đó (Với đắp đập, đê thì lại khác, E ko phải là chỉ tiêu quan trọng nhất). Việc xác định E sẽ làm song song với thí nghiệm đầm chặt và kiểm tra độ chặt. Ứng với độ chặt K khác nhau, sẽ kiểm tra được độ chặt K nào đảm bảo E yêu cầu. Khi đó sẽ quyết định giá trị K thiết kế, có thể = 90, 95, 98 hay thâm chí bằng 100. Và lúc nghiệm thu thì cứ dựa vào K mà kết luận. Bởi tôi nghĩ là kiểm tra độ chặt bằng rót cát, dao vòng...+ thí nghiệm đầm tc trong phòng chắc sẽ không đắt và tiện hơn tn bàn nén, nên dùng K để kiểm tra sẽ hiệu quả hơn. xin các bác thảo luận thêm!
tontai
RobbertooWig Bàn về gama khô và gama khô max Tôi có ý kiến thế này mong được thảo luận thêm: Trong kết quả thí nghiệm đầm chặt thì gọi là gama khô max (giá trị lớn nhất trong biểu đồ quan hệ độ ẩm, dung trọng được lập từ 5 giá trị dung trọng ứng với 5 độ ẩm khác nhau và cùng một công đầm tiêu chuẩn hay cải tiến) Với công trình: Chọn giá trị gama khô max làm thông số kỹ thuật và gọi là gama khô của công trình đó. Cho nên có trường hợp người ta đầm chặt vượt gama khô do 2 nguyên nhân chủ yếu: - Công đầm thực tế lớn hơn - Đắp loại đất khác quy định (nguyên nhân này cần phải loại trừ)
RobbertooWig
MrAn12345 Hiện E dang theo dõi công trình cấp IV xây trên nền đất đắp, công trình có kích thước là 7,8mx36m, móng được thiết kế là móng băng xây gạch, chiều rộng móng 0,68m, đặt trên nền đất đắp K=90, độ sâu chôn móng là 0,8m. Vậy các bác cho tôi hỏi, kết cấu móng như trên có đảm bảo ko ạ?
MrAn12345
profilmuoinam15 ko ai trả lời giúp e ah?
profilmuoinam15

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:

Chuyên Đề Nền Móng (có 7 câu trả lời)
Xu ly dat yeu cho san cong trinh (có 9 câu trả lời)
Chiều cao cột nước dâng cao tối đa bao nhiêu khi hút chân không? (có 18 câu trả lời)
Các bác tư vấn giúp em phương án móng (có 14 câu trả lời)
Xử lý nền đất yếu của miền tây yêu dấu (có 22 câu trả lời)
Bơm hút chân không (có 35 câu trả lời)
[Help] Độ cứng của một số loại đất (có 7 câu trả lời)
Bấc thấm ngang (có 27 câu trả lời)
xin 1 công trình cụ thể về xử lí nền móng ạ ! (có 6 câu trả lời)
Cọc đệm? (có 5 câu trả lời)
Cách tính hệ số nền sau khi đã gia cố bằng cọc bê tông cốt thép? (có 10 câu trả lời)
Xử lý đất yếu? (có 42 câu trả lời)
Đất bão hòa? (có 13 câu trả lời)
Ko hiểu vì sao thường san lấp bằng cát? (có 5 câu trả lời)
Cách tính toán lún cho móng băng? (có 10 câu trả lời)
Dung dịch bentonite? (có 15 câu trả lời)
Giải pháp gia cố móng 70cm khi hàng xóm xây 6 tầng + móng ép cọc? (có 11 câu trả lời)
Xử lý nền đất yếu bằng vải địa _ Thông số của vải địa KT trong SLOPE? (có 6 câu trả lời)
Xử lý nền móng đồng bằng sông Cửu Long? (có 13 câu trả lời)
Khả năng xây dựng của cát mịn? (có 10 câu trả lời)
Mối quan hệ giữa Modun đàn hồi E và sức kháng cắt C của cọc ximăng đất (có 9 câu trả lời)
Cát ở đệm cát bị xói ngầm (có 5 câu trả lời)
Cọc giảm lún? (có 12 câu trả lời)
Cọc Xi Măng đất Dsmc? (có 20 câu trả lời)
Cách tính toán chịu lực móng cừ tràm? (có 6 câu trả lời)
[Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo]Cải thiện đất yếu bằng cọc cát. (có 16 câu trả lời)
Hiện tượng nứt dọc bờ khu xử lý bơm hút! (có 10 câu trả lời)
Xử lý nền bằng bao đất (có 24 câu trả lời)
Khi nào dùng giếng cát, cọc cát (có 11 câu trả lời)
Biểu đồ đường cong thành phần hạt. (có 21 câu trả lời)
Xử lý đất yếu bằng cọc cát và vải địa kỹ thuật nhiều lớp (có 24 câu trả lời)
Gia cố nền đất yếu bằng cọc Tre? (có 29 câu trả lời)
lún từ biến nền đất yếu (có 91 câu trả lời)
Ý nghĩa phân tích drain và undrained? (có 129 câu trả lời)
Kiểm tra ổn định cọc ván btct bằng plaxis (có 5 câu trả lời)
Làm móng thủy đình (có 7 câu trả lời)
Móng bếp trên mặt ao lấp (có 10 câu trả lời)
xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún (có 6 câu trả lời)
Đánh giá độ bền của nền đất yếu? (có 9 câu trả lời)
Quy trình tính lún áp dụng cho " cọc đất - xi măng ". (có 22 câu trả lời)
giải pháp bảo vệ mái dốc tại các đô thị miền núi để đảm bảo cảnh quan thiên nhiên (có 10 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ Phần Mềm SASPRO Gấp (có 5 câu trả lời)
Gia cố móng trên đất đắp (có 17 câu trả lời)
SB Drain- Thiết bị thoát nước ngang (có 22 câu trả lời)
giải pháp mái dốc mềm Tensar tại miền núi-giải pháp xanh tạo cảnh quan thiên nhiên (có 5 câu trả lời)
Khái niệm peak angle of friction (có 9 câu trả lời)
độ cố kết (có 6 câu trả lời)
Đắp nền đất yếu theo giai đoạn (có 27 câu trả lời)
Cọc xiên? (có 8 câu trả lời)
Kết cấu của đất (có 13 câu trả lời)
... Xem thêm

CÁC BÀI GẦN ĐÂY

Mặt tiền nhà phố 5m

Mặt tiền nhà phố 5m

Thiết kế nhà Hải Phòng

Thiết kế nhà Hải Phòng

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Báo giá xây nhà trọn gói

Báo giá xây nhà trọn gói

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

KHUYẾN MẠI HOT

Mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển mặt tiền 5m ⭐ Đơn giá Xây trọn gói ⭐ Miễn phí Thiết kế nhà ⭐ Thiết kế nội thất
Kiến trúc nhà đẹp
"Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng Hotline: KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666 KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88 KTS. Mr.Thành 0912.308.118 Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/
back to top

Từ khóa » Hệ Số đầm Chặt K=0.9