Cho Kim Loại Fe Tác Dụng Với Dung Dịch HNO3 đặc Nóng Dư Thu ...
Có thể bạn quan tâm
Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A.Dung dịch HNO3đặc nguội
B.Dung dịch H2SO4 đặc nguội
C. Dung dịch HCl loãng nguội
D.Dung dịch MgSO4
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
- Điều kiện phản ứng: HNO3 loãng dư
- Cách tiến hành: Cho Fe (sắt) tác dụng với dung dịch axit nitric HNO3
- Hiện tượng phản ứng giữa Fe + HNO3: Kim loại tan dần tạo thành dung dịch muối Muối sắt(III) nitrat và khí không màu hóa nâu trong không khí NO thoát ra.
- 8Fe + 30HNO3 → 15H2O + 3N2O↑ + 8Fe(NO3)3
- Điều kiện phản ứng: HNO3 loãng nguội
- Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với dung dịch axit nitric.
- Hiện tượng phản ứng: Fe tan dần trong dung dịch axit và tạo ra khí không màu (N2O)
4Fe + 10HNO3 → 3H2O + NH4NO3↑ + 4Fe(NO3)3
- Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ thấp, HNO3 rất loãng
- Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với dung dịch axit nitric.
- Hiện tượng phản ứng: Sắt (Fe) tan dần trong dung dịch ở nhiệt độ thấp cho muối sắt (II) và có khí không màu thoát ra.
Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2↑ + 3H2O
- Fe + HNO3 đặc nóng pt ion: Fe + 6H+ + 3NO3- → Fe3+ + 3NO2 + 3H2O
- Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ
- Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với dung dịch axit nitric.
- Hiện tượng phản ứng: Sắt (Fe) tan dần và sinh ra khí màu nâu đỏ Nito dioxit (NO2).
Chính vì vậy Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3, thu được 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,01 và 0,01
B. 0,03 và 0,03
C. 0,02 và 0,03
D. 0,03 và 0,02
Câu 3. Cho từng chất: Fe, FeO, FeOH2, FeOH3, Fe3O4, Fe2O3,FeNO32, FeNO33, FeSO4, Fe2SO43, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 4. Hòa tan hết 3,264 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600ml dung dịch HNO3 1M đung nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,592 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là
A. 9,760.
B. 9,120.
C. 11,712.
D. 11,256.
Câu 5. Cho hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO, Mg. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khối so với H2 là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử là duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 22,0
B. 28,5
C. 27,5
D. 29,0
Câu 6. Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y) thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hóa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là
A. 0,78 mol
B. 0,54 mol
C. 0,50 mol
D. 0,44 mol
Câu 7. Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 58
B. 46
C. 54
D. 48
Câu 9. Hòa tan hết 15 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCo3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp Xgần nhấtvới giá trị nào sau đây?
A. 35,60%.
B. 55,30%.
C. 48,80%.
D. 29,87%.
Câu 14. Hòa tan hết 12,48 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong dung dịch chứa 0,74 mol HNO3 (dùng dư), thu được 0,08 mol khí X và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa x gam bột Cu. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là.
A. 17,28 gam
B. 9,60 gam
C. 8,64 gam
D. 11,52 gam
Câu 15. Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là.
A. 48,80%
B. 33,60%
C. 37,33%
D. 29,87%
Câu 19. Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3 : 2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu dược 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X là
A. 20,20%
B. 12,20%
C. 13,56%
D. 40,69%
Câu 21. Cho 14,4g hỗn hợp Fe, Mg, và Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 (lấy dư 10% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp 4 khí gồm N2, NO, NO2, N2O trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8g muối khan. Tính số mol HNO3 ban đầu đã dùng
A. 0,9823
B. 0,8040
C. 0.4215
D. 0,8930
Câu 24. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hoàn toàn 12,98 gam X trong 627,5 ml dung dịch HNO3 1M (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗm hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 60,272
B. 51,242
C. 46,888
D. 62,124
Câu 25. Hòa tan hết 17,91 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Mg, MgCO3, Zn và ZnCO3 trong hỗn hợp dung dịch chứa 0,62 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 4,256 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm CO2, NO và 0,03 mol H2. Dung dịch Z sau phản ứng chỉ chứa m gam các muối trung hòa. Giá trị của m là
A. 78,28
B. 80,62
C. 84,52
D. 86,05
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
Câu 1 | C | Câu 19 | A |
Câu 2 | C | Câu 20 | A |
Câu 3 | C | Câu 21 | A |
Câu 4 | D | Câu 22 | A |
Câu 5 | D | Câu 23 | C |
Câu 6 | C | Câu 24 | C |
Câu 7 | C | Câu 25 | D |
Câu 8 | C | Câu 26 | B |
Câu 9 | A | Câu 27 | C |
Câu 10 | A | Câu 28 | B |
Câu 11 | D | Câu 29 | D |
Câu 12 | C | Câu 30 | A |
Câu 13 | C | Câu 31 | C |
Câu 14 | C | Câu 32 | A |
Câu 15 | C | Câu 33 | A |
Câu 16 | D | Câu 34 | B |
Câu 17 | C | Câu 35 | C |
Câu 18 | D | Câu 36 | A |
Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)
Từ khóa » Fe Hno3 đặc Nguội Pt Ion
-
Viết Phương Trình Phân Tử Và Ion Rút Gọn Cho Fe Vào Dung Dịch HNO3 ...
-
Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
-
Hóa 11 - Viết PT Ion Rút Gọn - HOCMAI Forum
-
Viết Phương Trình Ion Rút Gọn: HNO3 + Fe -> Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
-
A) Fe + Hno3(đặc,nóng)...
-
Fe HNO3 = H2O NO Fe(NO3)3 | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
Fe + 4HNO3 → 2H2O + NO + Fe(NO3)3 | Phương Trình Phản Ứng ...
-
Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO+ H2O - THPT Sóc Trăng
-
Lý Thuyết Fe + HNO3 Và Trắc Nghiệm Có đáp án
-
Phương Trình Ion Rút Gọn FeS HNO3
-
Viết Phương Trình Phân Tử Và Ion Rút Gọn Của Cu Vào Dung Dịch ...
-
Giáo án Hóa Học 11 - Tiết 9: Axit Nitric Và Muối Nitrat
-
FeS2 + HNO3 đặc - 123doc
-
Viết Pt Phân Tử Và Pt Ion FeS2 + HNO3 - Nguyễn Thị Lưu - Hoc247