Chó Mông Cộc - Giống Chó Quốc Khuyển được ưa Chuộng Có Gì Hay

Để chọn được chú chó Mông Cộc chuẩn không hề đơn giản bởi hiện nay, sự lai tạp với các giống chó khác khá nhiều, đòi hỏi người mua phải có kiến thức về loài chó này.

1. Nguồn gốc chó Mông Cộc

Giống chó H’Mông cộc đuôi là giống chó cổ, chúng được lai tạo từ sự kết hợp giữa chó bản địa và chó sói. Đối với đồng bào dân tộc Mông, chó cộc đuôi được coi như "thần giữ của" của mỗi gia đình, giúp trông nhà, giữ của cho gia chủ. Với đặc tính thông minh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt và cực kỳ trung thành với chủ nên chó cộc đuôi được bà con rất quý…

Chó H’Mông cộc đuôi màu vện

Chó H’Mông cộc đuôi màu vện

2. Thông tin về chó H’Mông cộc đuôi

Đối với những người dân trên các vùng Tây Bắc như Hà Giang, Lào Cai,... thì những chú chó H’mông đuôi cộc luôn được họ yêu quý và coi như thành viên trong gia đình. Giống chó cộc đuôi ở đây được coi là báu vật vì đã gắn bó với người dân từ thủa sơ khai, trợ giúp người dân đi săn thú, canh giữ nhà và hết mực trung thành. Các nhà trưởng bản luôn tuyển chọn những chú H’Mông cộc đuôi tinh khôn nhất để trông nhà.

Chó Mông Cộc màu đỏ lửa thuần chủng

Chó Mông Cộc màu đỏ lửa thuần chủng

- Tên gọi: Chó Mông Cộc, Chó H’Mông Cộc, chó cộc đuôi, chó Mông cộc đuôi, chó cộc Mông,...

- Chiều cao: 50-65cm tính từ chân đến vai của chó trưởng thành

- Chiều dài khoảng 45 – 55cm

- Cân nặng: 16-25kg

- Tuổi thọ trung bình: 10-12 năm

- Sinh sản: Trung bình 1 con chó cộc cái sinh 2 lứa một năm, mỗi lứa khoảng 4 con.

3. Đặc điểm hình dáng

Tổng quan về thân hình của chó Mông Cộc có ngoại hình giống với loài chó sói. Chân cao trụ vững, thân dong dỏng, bụng hơi hóp, lưng thẳng hơi lõm ở giữa, đầu nghểnh cao, mắt nhìn sâu, tai vểnh hướng về phía trước.

Mông cộc đen xù

Mông cộc đen xù

- Phần đầu: Đầu to, hộp sọ lớn nên chúng rất thông minh. Trán phẳng hơi nhăn lại khi cảnh giác. Mõm hơi dài, vếch lên trên. Đặc biệt, nguồn gốc là chó săn nên rang của chúng rất sắc, răng nanh như lưỡi lê thường có từ 6 đến 8 cạnh khác nhau (đây là đặc điểm của loài chó săn cổ xưa, theo kiểu cắn cổ con mồi và xé thịt). Tai có hình tam giác, luôn dựng đứng. Mắt to tròn, hơi nhíu, có ánh nhìn dữ tợn khi đi săn và khi có người lạ đột nhập hoặc lảng vảng ở địa bàn của chúng. Màu lông trùng với màu mắt của chúng.

- Phần thân: Thân hình săn chắc, cơ bắp giúp chúng dễ dàng leo núi, len lỏi vào các bìa rừng để đi săn. Lưng thẳng, rộng và dài với một vết lõm ở sống lưng. Bả vai săn chắc, khuỷu chân linh hoạt và uyển chuyển để phù hợp khi di chuyển với địa hình núi đá không bằng phẳng.

- Lông: Bộ lông dài thẳng nhưng thô cứng phủ lên lớp da dày để chịu đựng thời tiết lạnh giá vùng cao, đi rừng mà không sợ bị va chạm.

4. Phân loại chó Mông Cộc theo màu sắc

Màu sắc lông của chó H’Mông cộc đuôi chia làm 3 loại: Cộc đỏ, xù đỏ và vện. Giống chó cộc đuôi trên địa bàn huyện Đồng Văn, quê hương của chó cộc đuôi chủ yếu là loại cộc đỏ. Ngoài ra còn một vài màu khác do quá trình nhân giống tạo ra màu mới

Hình ảnh chú chó Mông Cộc đuôi xù đỏ

Hình ảnh chú chó Mông Cộc đuôi xù đỏ

5. Phân loại chó H’mông cộc theo độ dài đuôi

Tên gọi của giống chó này xuất phát chính từ điểm đặc biệt của chiếc đuôi của chúng. Đuôi của chó Mông Cộc ngắn ngủn không giống như các giống chó khác, đuôi càng ngắn thì giá trị kinh tế càng cao.

- Cộc lửng: Loài chó Mông cộc có đuôi dài nhất dao động từ 8 – 15cm.

- Cộc thỏ: Sở dĩ có cái tên này vì đuôi rất giống đuôi thỏ, chỉ dài khoảng 3 – 5cm.

- Cộc tịt: Loại này gần như không có đuôi, đặc điểm dễ phân biệt chúng với các loài chó khác.

6. Tập tính của loài chó Mông Cộc

Tuy là loài chó ta nhưng chó H’Mông cộc đuôi rất thông minh và gan dạ, chúng sẵn sàng lao vào những nơi rừng âm u, sâu thẳm để săn tìm con mồi, khi phát hiện ra con mồi đang ở gần, chúng khéo léo lùa chúng ra ngoài chỗ bằng phẳng, thuận lợi để chủ nhân của chúng dễ dàng săn bắn.

Chó Mông Cộc đen

Chó Mông Cộc đen

Nhất cử nhất động của chúng mỗi khi đi săn hoặc canh giữ nhà đều nghe theo lệnh của chủ nhân, trung thành tuyệt đối. Hiện nay, việc săn bắt trong rừng đã dần mai một, chúng trở thành người bạn đồng hành, được người dân tộc H’Mông ở Hà Giang coi chúng là một thành viên không thể thiếu trong gia đình hay “vị thần giữ của” nhờ bản năng tinh danh, nhận biết người lạ, bảo vệ gia chủ của chó Mông Cộc đuôi.

Nhờ vào sự tinh khôn của mình, những chú chó cộc đuôi ở Hà Giang được tuyển chọn để làm chó nghiệp vụ, canh chừng biên giới, truy bắt tội phạm rất đắc lực.

7. Cách nuôi chó H’Mông cộc đuôi

Việc nuôi và chăm sóc chó cộc đuôi khá đơn giản, chúng là giống chó ta nên đã thích nghi với thời tiết ở Việt Nam. Quá trình nuôi và chăm sóc theo giai đoạn từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành.

Giai đoạn từ 2 đến 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, chó Mông Cộc con mới cai sữa nên cho ăn cháo loãng và bổ sung thêm sữa tươi. Ngày cho ăn chia ra làm 3 đến 5 bữa. Không nên cho ăn cơm trắng và các đồ ăn cứng vì hệ tiêu hóa của chúng chưa hoàn thiện dẫn tới các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, khó tiêu.

Dần dần nấu cháo đặc hơn và bổ sung thêm thịt băm, trứng, cá và rau xanh. Lượng nhỏ để chúng thích nghi dần việc tiêu hóa đồ cứng và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.

Mông Cộc màu vện con

Mông Cộc màu vện con

Giai đoạn trên 6 tháng tuổi

Lúc này thì chó đuôi cộc Hà Giang cơ bản đã phát triển, tiêu hóa tốt. Nên cho ăn cơm trắng, kết hợp với các loại thịt, cá, trứng, rau củ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thể trạng phát triển tối đa.

Ngày chia làm 3 bữa, cân bằng lượng thức ăn đầy đủ để không bị suy dinh dưỡng. Sau khi chúng phát triển toàn diện, có thể cho ăn theo điều kiện sinh hoạt gia đình.

8. Cách chăm sóc chó Mông Cộc

Tắm

Tắm cho chúng thường xuyên từ 1 hoặc 2 tuần một lần để loại bỏ các ký sinh trùng trên da và loại bỏ lông, da chết. Phòng ngừa các bệnh về nấm, lở loét do nhiễm khuẩn, diệt trừ bọ, rệp ký sinh. Khi tắm xong dùng máy sấy chuyên dụng hong khô cho chúng.

Chải lông

Thường xuyên chải lông cho chúng để loại bỏ lông rụng còn vướng trên người, matxa và kích thích cho lông mới phát triển.

Vệ sinh chỗ ở

Để chú chó của bạn được khỏe mạnh, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nơi ở của chúng để tránh các loại bọ, ký sinh làm tổ khiến chúng bị nhiễm bệnh.

Tiêm phòng

Đối với loài chó nói riêng và thú cảnh nói chung, chúng cần được tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh như dại, động kinh,... để đảm bảo sức khỏe cho chúng và an toàn cho con người. Cần được tiêm nhắc lại định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ thú y. Các loại vắc xin tiêm phòng bạn có thể tham khảo như sau:

- Vacxin phòng 5 loại bệnh: đó là bệnh Care, Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm.

- Vacxin 6 loại bệnh: Care virus, Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm và Leptospira.

- Vacxin chích ngừa 7 bệnh cho chó: bao gồm 6 loại bệnh như trên và bệnh Corona

Và cuối cùng vacxin chích ngừa bệnh dại cho chó: đây là loại vacxin riêng biệt và tiêm một mũi riêng biệt lên cơ thể chó.

9. Giá bán chó H’Mông cộc đuôi

Hiện nay, giống chó cộc đuôi thuần chủng hiếm và giá cao. Đối với chó con, giá bán dao động từ 3 – 10 triệu đồng; chó trưởng thành dao động từ 10 – 100 triệu đồng, tùy vào độ thuần chủng và nguồn gốc của chó bố, mẹ và độ nhanh nhẹn, thông minh của chú chó.

Chó Bắc Hà - Những thông tin cần biết về giống chó Quốc Khuyển Việt Nam Chó Bắc Hà - Những thông tin cần biết về giống chó Quốc Khuyển Việt Nam Giống chó nổi tiếng được người đồng bào H'mông thuộc vùng cao nguyên Bắc Hà, Lào cai nuôi để làm chó săn thú, chó đi rừng hay để bảo vệ gia đình. Bấm xem >>

Từ khóa » Chó H'mông Cộc đuôi Con