Cho Một Vài Ví Dụ (khác Với Ví Dụ Trong Bài) Về Tập Tính Bẩm Sinh Và ...
Có thể bạn quan tâm
HOC24
Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Lớp học
- Lớp 12
- Lớp 11
- Lớp 10
- Lớp 9
- Lớp 8
- Lớp 7
- Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
Môn học
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Đạo đức
- Tự nhiên và xã hội
- Khoa học
- Lịch sử và Địa lý
- Tiếng việt
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Chủ đề / Chương
Bài học
HOC24
Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tất cả
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Câu hỏi
Hủy Xác nhận phù hợp Chọn lớp Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Mới nhất Mới nhất Chưa trả lời Câu hỏi hay- Câu 2
Câu 2: Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ trong bài) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Xem chi tiết Lớp 11 Sinh học Bài 31-32. Tập tính của động vật 1 0 Gửi Hủy Quang Duy 26 tháng 4 2017 lúc 21:19Thí dụ về:
— Tập tính bẩm sinh:
+ Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
+ Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
- Tập tính học được:
+ Sáo học nói tiếng người.
+ Khỉ làm xiếc.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Kiều Đông Du
Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ trong bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Xem chi tiết Lớp 11 Sinh học 1 0 Gửi Hủy Đỗ Khánh Chi 1 tháng 7 2018 lúc 6:21* Ví dụ về tập tính bẩm sinh:
- Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình.
- Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất .
- Gà trống gáy vào mỗi sớm.
- Chuồn chuồn đẻ trứng vào nước.
- Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa.
- Chão chuộc kêu sẽ báo hiệu cơn bão đã đi qua.
- Chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ.
- Cá chuối bố mẹ chăm sóc cá chuối con .
- Cá ngựa vằn ăn trứng của mình….
- Việc sinh con của gấu cái sẽ diễn ra vào kì ngủ đông.
* Ví dụ về tập tính học được:
- Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.
- Sư tử non học tập để săn mồi.
- Khỉ con học cách leo trèo.
- Chim non học tập để có thể bay.
- Trên các đồng cỏ, các loài thú ăn cỏ sẽ luôn thay nhau vừa ăn vừa canh chừng thú ăn thịt.
- Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.
- Rái cá học cách “xây đập nước” để ở.
- Trước kì ngủ đông, các con gấu thường cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng chuẩn bị cho việc không ăn trong suốt mùa đông.
- ….
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Câu hỏi 2
Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tìm hiểu ví dụ về hai loại tập tính này.
Xem chi tiết Lớp 11 Sinh học Bài 18. Tập tính ở động vật 1 0 Gửi Hủy ひまわり(In my personal... 8 tháng 8 2023 lúc 15:32Tham khảo!
- Sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được:
Tiêu chí | Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được |
Nguồn gốc | Có tính bẩm sinh, do gene quy định. | Hình thành trong đời sống cá thể. |
Tính chất | Di truyền, rất bền vững, đặc trưng cho loài. | Không di truyền, dễ mất đi nếu không được củng cố, mang tính đặc trưng cá thể. |
Tác nhân kích thích | Tác nhân kích thích thích ứng với thụ thể cảm giác. | Tác nhân kích thích bất kì đối với thụ thể cảm giác. |
Số lượng | Số lượng có giới hạn. | Số lượng không giới hạn. |
Trung ương | Tuỷ sống, thân não. | Có sự tham gia của vỏ não. |
- Một số ví dụ về hai loại tập tính trên:
+ Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
+ Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Tập thể dục buổi sáng ở người;…
Đúng 2 Bình luận (0) Gửi Hủy- Kiều Đông Du
Cho các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau.
Xem chi tiết Lớp 11 Sinh học 1 0 Gửi Hủy Đỗ Khánh Chi 22 tháng 9 2018 lúc 11:05Các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau:
Loại tập tính | Ví dụ |
---|---|
Tập tính kiếm ăn | Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá |
Tập tính bảo vệ lãnh thổ | Tê giác đực đánh dấu lãnh thổ bằng phân và nước tiểu. |
Tập tính sinh sản | Vào mừa sinh sản, ếch đực cất tiếng kêu to vang vọng để tìm bạn tình. |
Tập tính di cư | Chim én di cư về phương nam để tránh rét |
Tập tính xã hội | Trong mỗi đàn voi đều có con đầu đàn. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và tổ. |
- Luyện tập
- Cho biết các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 thuộc loại tập tính nào?
- Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp.
Xem chi tiết Lớp 11 Sinh học Bài 14: Tập tính ở động vật 1 0 Gửi Hủy ひまわり(In my personal... 20 tháng 7 2023 lúc 9:52Tham khảo!
• Các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 là các tập tính bẩm sinh.
• Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp:
- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
- Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Các con gấu cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên trước kì ngủ đông; Tập thể dục buổi sáng ở người;…
- Ví dụ về tập tính hỗn hợp: Tập tính săn mồi của hổ (bẩm sinh hổ có khả năng săn mồi, qua học tập và rèn luyện thành kĩ năng săn mồi); Tập tính xây tổ của chim; Tập tính bắt chuột của mèo;…
Đúng 1 Bình luận (0) Gửi Hủy- CHANNANGAMI
Phân biệt tập tính bẩm sinh, tập tính học được
→ Từ đó phân biệt tập tính hỗn hợp? Lấy ví dụ?
Xem chi tiết Lớp 11 Sinh học Chương III: Sinh trưởng và phát triển 1 1 Gửi Hủy Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 0:16Tập tính hỗn hợp là vừa bẩm sinh, vừa học được.
VD: Mèo bắt chuột, Cá biết bơi.
Đúng 1 Bình luận (0) Gửi Hủy- nanpham
Câu 1: Cho một số nhận định sau (1) Phần lớn tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, thường khởi đầu là một kích thích từ môi trường ngoài. (2) Mỗi loài có tập tính sinh sản riêng. (3) Công đực xòe chiếc đuôi đẹp và nhảy múa quanh công cái là một ví dụ về tập tính sinh sản. (4) Gồm các loại là tập tính thứ bậc và tập tính vị tha. Có bao nhiêu sai về tập tính sinh sản? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 2: Cho các nhận định sau (1) Nét hoa văn trên cây thân gỗ có xuất xứ từ vòng năm. (2) Trong cấu tạo của thân cây gỗ, gỗ dác có đặc điểm gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp trẻ, có màu sáng làm nhiệm vụ vận chuyển nước và các ion khoáng (3) Vòng năm gồm một lớp vòng gỗ màu sáng xen giữa hai lớp vòng gỗ màu sẫm (4) Các vòng gỗ không đều nhau vì tốc độ sinh trưởng trong các năm các mùa năm không giống nhau Nhận định đúng khi nói về cấu tạo cây thân gỗ là A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3),(4) D. (1), (2), (4) Câu 3: Chọn 1 cây mít có chiều cao 2m, đóng 1 cái đinh đóng vào thân cây ở vị trí xác định so với gốc cách mặt đất là 10cm. Giả sử trong điều kiện thích hợp, mỗi năm cây tăng trưởng về chiều cao trung bình 40cm. Sau 3 năm khoảng cách của đinh bị đóng so với gốc sát mặt đất khoảng A. 50cm B. 130cm C. 10 cm D. 30cm
Xem chi tiết Lớp 11 Sinh học Ôn tập học kỳ II 1 0 Gửi Hủy ひまわり(In my personal... 3 tháng 4 2022 lúc 22:09Câu 1: Cho một số nhận định sau
(1) Phần lớn tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, thường khởi đầu là một kích thích từ môi trường ngoài.
(2) Mỗi loài có tập tính sinh sản riêng.
(3) Công đực xòe chiếc đuôi đẹp và nhảy múa quanh công cái là một ví dụ về tập tính sinh sản.
(4) Gồm các loại là tập tính thứ bậc và tập tính vị tha.
Có bao nhiêu sai về tập tính sinh sản?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 2: Cho các nhận định sau
(1) Nét hoa văn trên cây thân gỗ có xuất xứ từ vòng năm.
(2) Trong cấu tạo của thân cây gỗ, gỗ dác có đặc điểm gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp trẻ, có màu sáng làm nhiệm vụ vận chuyển nước và các ion khoáng
(3) Vòng năm gồm một lớp vòng gỗ màu sáng xen giữa hai lớp vòng gỗ màu sẫm
(4) Các vòng gỗ không đều nhau vì tốc độ sinh trưởng trong các năm các mùa năm không giống nhau
Nhận định đúng khi nói về cấu tạo cây thân gỗ là
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3),(4) D. (1), (2), (4)
Câu 3: Chọn 1 cây mít có chiều cao 2m, đóng 1 cái đinh đóng vào thân cây ở vị trí xác định so với gốc cách mặt đất là 10cm. Giả sử trong điều kiện thích hợp, mỗi năm cây tăng trưởng về chiều cao trung bình 40cm. Sau 3 năm khoảng cách của đinh bị đóng so với gốc sát mặt đất khoảng
A. 50cm B. 130cm C. 10 cm D. 30cm
Đúng 6 Bình luận (0) Gửi Hủy- Kiều Đông Du
Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người (không có ở động vật).
Xem chi tiết Lớp 11 Sinh học 1 0 Gửi Hủy Đỗ Khánh Chi 30 tháng 10 2019 lúc 11:36- Con người có hệ thần kinh rất phát triển nên có nhiều tập tính học được chỉ có ở người mà không có ở động vật khác như:
+ Học ngoại ngữ.
+ Giải toán; làm thơ, văn.
+ Dùng lửa để nấu chín thức ăn.
…..
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- Câu 10
Câu 10 (trang 118, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài:
a. Nêu một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6.
b. Nêu một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Xem chi tiết Lớp 10 Ngữ văn Nội dung ôn tập 1 0 Gửi Hủy Thanh An 5 tháng 3 2023 lúc 0:16
a)
- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...
- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ:
“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.
b)
- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy- thuong nguyen
Câu 1: Em hãy lấy 1 ví dụ về danh từ, 1 ví dụ về động từ, 1 ví dụ về tính từ và đặt câu với mỗi ví dụ vừa nêu?
Câu 2: Hãy đặt câu có sử dụng một trong các phép tu từ đã học và chỉ ra phép tu từ đó?
Câu 3: Viết 1 đoạn văn miêu tả về người thân của em. (Có sử dụng các dấu câu và 1 phép tu từ đã học).
Xem chi tiết Lớp 6 Ngữ văn Hướng dẫn soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng việt 2 0 Gửi Hủy ✽𝓑𝓪𝓭𝓰𝓲𝓻𝓵✽♂ ²ᵏ⁵ 24 tháng 5 2021 lúc 14:39Tham khảo :
Câu 1 :
Danh từ : Con mèo .
VD : Nhà em mới mua một con mèo tam thể rất đẹp .
Động từ : Học võ .
Bạn Linh rất thích học võ .
Tính từ : Rực rỡ .
VD : Những bông hoa đang nở rực rỡ .
Câu 2 :
Nàng ca sĩ họa mi đang cất lên những tiếng hát trong trẻo .
Phép tu từ : Nhân hóa .
Câu 3 :
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.
Đúng 1 Bình luận (0) Gửi Hủy Pika Pika 24 tháng 5 2021 lúc 14:43Tham khảo nhé:
1. Danh từ: Cái quạt
Động từ:chạy
Tính từ: Đẹp
2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Biện pháp nghệ thuật: Só sánh
3.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi HủyTừ khóa » Ví Dụ Về Tập Tính Vừa Bẩm Sinh Vừa Học được
-
Lấy Ví Dụ Về Tập Tính Bẩm Sinh, Tập Tính Học được, Tập Tính Vừa Bẩm ...
-
Bài 2 Trang 126 SGK Sinh Học 11. Cho Một Vài Ví Dụ ...
-
Ví Dụ Về Tập Tính Vừa Bẩm Sinh Vừa Học được Nhanh ... - MTrend
-
Ví Dụ Về Tập Tính Vừa Bẩm Sinh Vừa Học được Nhanh Nhanh Giúp ...
-
Ví Dụ Về Tập Tính Bẩm Sinh? - TopLoigiai
-
Ví Dụ Về Tập Tính Bẩm Sinh - Luật Hoàng Phi
-
Ví Dụ Về Tập Tính Học được - Luật Hoàng Phi
-
Bài 2 Trang 126 SGK Sinh Học 11
-
Ví Dụ Về Tập Tính Của động Vật - Hữu ích Mỗi Ngày!
-
Bài 31. Tập Tính Của động Vật - Sinh Học - Củng Cố Kiến Thức
-
Top 15 Các Ví Dụ Về Tập Tính Bẩm Sinh 2022
-
Cho Một Vài Ví Dụ (khác Với Ví Dụ Trong Bài Học) Về Tập Tính Bẩm Sinh ...
-
[Sinh Học 11] Tập Tính ở động Vật