Cho Người Khác Thuê Chứng Chỉ Kế Toán Viên Có Bị Phạt Không?
Có thể bạn quan tâm
Chào Luật sư X. Hiện tại tôi có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp: Có người đề nghị tôi cho thuê chứng chỉ kế toán viên với giá khá cao. Nhưng tôi không biết rằng hành vi này có được pháp luật cho phép không? Nếu cho người khác thuê chứng chỉ kế toán viên có bị phạt không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 91/2017/TT-BTC
Luật Kế toán 2015
Chứng chỉ kế toán viên là gì?
Chứng chỉ kế toán viên (trước đây gọi là chứng chỉ hành nghề kế toán) là chứng chỉ công nhận trình độ, năng lực của một kế toán viên do Bộ Tài chính cấp sau khi người dự thi hoàn thành đạt yêu cầu kỳ thi cấp chứng chỉ được tổ chức hàng năm.
Điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC, quy định về điều kiện dự thi chứng chỉ kế toán viên, như sau:
“Điều 4. Điều kiện dự thi
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khóa học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
4. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
5. Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán.”
Cho người khác thuê chứng chỉ kế toán viên có bị phạt không?
Theo Điều 13 Luật Kế toán 2015 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật này.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
8. Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này.
9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.
Như vậy, hành vi cho thuê chứng chỉ kế toán viên là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm. Và khi vi phạm quy định pháp luật sẽ chịu chế tài tương ứng.
Cho người khác thuê chứng chỉ kế toán viên bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 21 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi cho thuê giấy chứng chỉ kế toán viên để hành nghề dịch vụ kế toán:
“Điều 21. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Chứng chỉ kế toán viên;
b) Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kế toán viên, Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.”
Về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này được, quy định tại khoản 4, 5 Điều 21 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kế toán viên hành nghề thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Hồ sơ dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán gồm những gì?
Căn cứ theo điều 5 thông tư 91/2017TT-BTC:
1. Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán: hồ sơ dự thi CPA gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác, hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi đang cư trú. Có dán ảnh cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại phục lục số 02a hoặc phụ lục số 02b ban hành theo thông tư này kèm theo giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính kế toán, kiểm toán, có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này:
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi đang cơ trú:
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với người dự thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại khoản 2 điều 4 thông tư 91/2017/TT-BTC, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực:
- 3 ảnh màu cỡ 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận:
2. Người đăng ký dự thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định tại khoản 4 điều 18 Thông tư này: hồ sơ thi CPA thi gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3×4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC;
- Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo;
- Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Người có chứng chỉ hành nghề kế toán muốn đăng ký dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên: hồ sơ thi CPA dự thi gồm:
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3×4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ kế toán viên;
- Ảnh và phong bì như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?
- Làm kế toán bao lâu thì được làm kiểm toán nội bộ?
- Giá, phí công chứng các văn phòng công chứng có bằng nhau không?
- Có được đặt tên văn phòng luật sư bằng tiếng anh không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cho người khác thuê chứng chỉ kế toán viên có bị phạt không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các môn thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán viên gồm những gì?Các môn thi là:Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;Thuế và quản lý thuế nâng cao;Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Thành phần Hội đồng thi kế toán viên được quy định như thế nào?Thành phần Hội đồng thi được quy định như sau:Hội đồng thi do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Hội đồng thi gồm các thành phần:Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc lãnh đạo cấp Vụ trưởng được Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền;04 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tài chính, Lãnh đạo Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, trong đó Lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán là Phó Chủ tịch thường trực;Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên Hội đồng thi là đại diện của một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính.Trên đây là nội dung liên quan tới kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán viên, chúc các Bạn kế toán có nguyện vọng thi có thể thu thập được thông tin bổ ích và đạt được mục tiêu thi cử đề ra.
Chứng chỉ kế toán viên có thời hạn bao lâu?Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 199/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính thì thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng được quy định chứng chỉ bồi dưỡng kế toán có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Nộp Hồ Sơ Thi Cpa ở đâu
-
Tìm Hiểu Về Hồ Sơ & Điều Kiện đăng Ký Thi CPA | VACPA Forum
-
Hướng Dẫn Nộp Hồ Sơ Trực Tuyến Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán
-
Hướng Dẫn Hoàn Thiện Hồ Sơ Thi CPA 2020 Cho Người đăng Ký Lần đầu
-
[Bộ Tài Chính] Thông Báo Lịch Nộp Hồ Sơ, Thời Gian Và địa điểm Thi ...
-
Thông Báo Về Việc Tiếp Nhận Hồ Sơ đăng Ký Dự Thi KTV Và Kế Toán ...
-
Thông Báo - Trang Tin điện Tử Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Chứng Chỉ CPA Tại Việt Nam - Bravo
-
B️ộ Hồ... - Vacpa - Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam
-
Điều Kiện Và Thủ Tục Dự Thi Chứng Chỉ Kế Toán Viên
-
Quy định Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Quy định Về Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán (CPA) Theo Pháp Luật Hiện ...
-
CPA Là Gì? Học CPA Việt Nam ở đâu? - Chứng Chỉ Kế Toán
-
Bộ Tài Chính Thông Báo Về Kỳ Thi Kiểm Toán Viên Và Kế Toán Viên Năm ...
-
CPA Là Gì? Điều Kiện Và Thủ Tục Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán ...