Chở Người Thân đi Khám Bệnh Có Vi Phạm Chỉ Thị 16 Không?
Có thể bạn quan tâm
Dịch bệnh khiến cuộc sống dường như chậm hơn, không còn những hối hả guồng quay của cuộc sống. Những chỉ thị, công văn hỏa tốc được phát đi kịp thời tuyên truyền với những biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tối đa sự lây nhiễm. Không thể phủ nhận rằng việc cách ly theo chỉ thị của Thủ tướng đã đem đến không ít những trở ngại cho người dân. Vậy liệu Chở người thân đi khám bệnh có vi phạm chỉ thị 16 không? Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư, hiện tại địa phương tôi sinh sống đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường, đã đến ngày tái khám. Nếu chở mẹ đi khám bệnh định kỳ, tôi có vi phạm Chỉ thị 16 hay không? Rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Luật Sư 247, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Chỉ thị 16/CT-TTg;
- Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Nội dung cách ly, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 như thế nào?
- Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 được ban hành ngày 31/03/2020 và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
- Chỉ thị 16/CT-TTg quy định địa phương thực hiện theo nguyên tắc: Gia đình cách ly với gia đình; Thôn bản cách ly với thôn bản; Xã cách ly với xã; Huyện cách ly với huyện; Tỉnh cách ly với tỉnh; Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn; Đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
- Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động,…
- Ngoài ra, người dân cần thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
- Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Chở người thân đi khám bệnh có vi phạm chỉ thị 16 không?
Quy định hiện hành về giãn cách xã hội đã loại trừ trường hợp người dân được phép ra khỏi nhà để đi khám chữa bệnh. Do đó, việc chở người thân đi bệnh viện bằng phương tiện cá nhân là không đúng quy định và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ với mức 1-3 triệu đồng.
Ở bối cảnh hiện tại, luật sư cũng khuyến nghị trong trường hợp chưa thực sự cần thiết, có thể liên hệ với cơ sở y tế để trao đổi vấn đề. Nếu đang ở trong khu phong tỏa, có thể liên hệ với 115 để được xem xét, hỗ trợ trong trường hợp thực sự cần thiết phải đến bệnh viện.
Có thể bạn quan tâm:
- Đi xem đất khi đang chống dịch có vi phạm Chỉ thị 16 không?
- Rút tiền tại cây ATM có vi phạm theo quy định Chỉ thị 16 không?
Giãn cách xã hội, người đi khám bệnh cần chuẩn bị gì?
Về việc tăng cường mạnh mẽ các biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16, siết chặt và hạn chế các đối tượng được phép đi ra đường trong thời gian giãn cách xã hội. Vì vậy người dân có nhu cầu đi khám chữa bệnh cần chuẩn bị các hồ sơ sau để không vi phạm quy định.
- Hồ sơ, tóm tắt bệnh án của những lần khám bệnh trước;
- Giấy hẹn tái khám (có thể bằng tin nhắn SMS của các bệnh viện) hoặc chỉ định của bác sĩ điều trị;
- Đơn thuốc có ghi ngày hẹn khám lại;
- Giấy chỉ định, giới thiệu thực hiện cận lâm sàng;
- Giấy giới thiệu, chuyển tuyến khám chữa bệnh;
- Giấy chỉ định nhập viện điều trị;
- Giấy xác nhận của địa phương về tình trạng sức khỏe và cần đi khám chữa bệnh;
- Các loại giấy tờ tùy thân.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Chở người thân đi khám bệnh có vi phạm chỉ thị 16 không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0936.408.102.
Câu hỏi thường gặp
Nhu yếu phẩm thiết yếu theo chỉ thị 16 là gì?Theo Luật giá năm 2013, các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán thực phẩm thì bị xử lý thế nào?Đây là hành vi được pháp luật điều chỉnh và có mức xử phạt nghiêm. Nếu có hành vi tăng giá bán thực phẩm bất hợp lý trong mùa dịch; cá nhân sẽ bị phạt hành chính đến 30 triệu đồng, tổ chức bị phạt đến 60 triệu đồng.
Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?Áp dụng theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng; trên phương tiện giao thông công cộng. Không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc bị phạt tiền tối đa đến 3.000.000 đồng.
5/5 - (4 bình chọn)Từ khóa » đi Khám Bệnh Chỉ Thị 16 Hà Nội
-
Giãn Cách Xã Hội, Người đi Khám Bệnh Cần Chuẩn Bị Gì ?
-
Tạo Thuận Lợi để Người Bệnh Tại Các địa Phương đang Giãn Cách Xã ...
-
Trang Chủ - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
-
Người Dân Có Tâm Lý E Ngại đến Bệnh Viện Trong Mùa Dịch
-
Phòng Chống Covid-19 - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
3 Nhóm F0 Khỏi Bệnh Nên đi Khám Hậu COVID-19 - Tin Liên Quan
-
Khám Chữa Bệnh Răng Miệng - Hàm Mặt Trong Mùa Dịch COVID-19
-
Bệnh Viện K
-
Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh
-
Tránh Lạm Dụng Chỉ định Khi Người Dân đi Khám Hậu Covid-19
-
Trường Hợp Nào Nên đi Khám Hậu Covid-19? - Bộ Y Tế
-
Đi Khám Hậu Covid-19 Có Cần Thiết Hay Không? - Medlatec
-
Bệnh Viện đảm Bảo Mục Tiêu Kép Phòng, Chống Dịch Và Khám, điều ...
-
Người Dân Khu Vực Phong Tỏa Muốn đi Khám Bệnh Phải Làm Sao?