Chợ OTC: Liên Minh Bắc - Nam Bị Phá Vỡ - VnEconomy

Trở lại trang chủ

Chứng khoán

Khung pháp lý

Thị trường

Đầu tư

Quốc tế

Doanh nghiệp niêm yết

Năm 2009, cùng với diễn biến bất thường của thị trường chứng khoán chính thức nói chung, thị trường OTC chứng kiến các “vụ nổ” có giá trị hàng chục tỷ đồng do môi giới đánh khống cổ phiếu MB, mất khả năng thanh toán. Lo ngại mất tiền, mất hàng sau các vụ nổ, liên minh Bắc - Nam giữa các môi giới, đầu nậu cổ phiếu OTC đã bị phá vỡ.Tiền khói, tiền thậtMột tháng sau khi “vụ nổ” 1 triệu cổ phiếu MB xảy ra ở Hà Nội (tháng 11), các môi giới ở chợ OTC tại Tp.HCM thấy tác giả của “vụ nổ” là môi giới N đến “chào mọi người”. Sự xuất hiện của N không có gì là lạ. Bởi sau mỗi vụ đánh lớn, nếu thua, những môi giới như N đều phải tránh mặt để sự việc lắng xuống, sau đó mới tìm cách dàn xếp công nợ. Môi giới N khoảng 30 tuổi, đã từng có trong tay vài chục tỷ, tậu được hai ba siêu xe. Nhưng sau hai ba lần đánh khống bất thành, tài sản của N biến mất và còn ghi nợ thêm vài chục tỷ.Liên tiếp trong nửa cuối năm 2009, nhiều “vụ nổ” OTC đã xảy ra do các môi giới mua khống cổ phiếu MB giá cao, phải bán cắt lỗ hoặc vay hàng bán ra đánh xuống bất thành. Ở Tp.HCM, môi giới H hay T gây ra những “vụ nổ” mất vài chục tỷ đồng đều là những người trẻ tuổi. Họ không có cơ hội làm lại vì khi đã mất khả năng thanh toán một lần, cả chợ sẽ không tin tưởng chốt hàng với người đó. Kiếm được quá nhiều tiền một cách dễ dàng khi tuổi còn trẻ là lý do khiến những người trẻ tuổi nghĩ rằng, cơ hội kiếm tiền luôn còn đó, đánh sai vụ này có thể gỡ lại vụ khác. Nói theo dân làm ăn “khi vận hạn đến thì anh mang công mắc nợ là đương nhiên”.Bài học xương máu chưa cũ, nhưng dường như siêu lợi nhuận từ đánh khống MB vẫn khiến nhiều dân chơi lao vào mỗi khi thị trường đổi chiều xu hướng. Ngay trong những ngày cuối năm 2009, một vài môi giới bán khống MB ở giá 25.400 đồng có nguy cơ thua lỗ cả tỷ bạc vì giá MB đã quay đầu lên 27.000 đồng/cổ phiếu. Không phải ngẫu nhiên mà các môi giới gọi tiền lời từ đánh khống MB là tiền khói, còn tiền lỗ là tiền thật.Cầm hơi giữ chợThời gian sôi động nhất của chợ OTC là quý 2 và 3/2009, các môi giới còn họp chợ tại Công ty Chứng khoán Đông Dương. Mỗi ngày làm việc của môi giới kết thúc vào 10 giờ tối. Công nghệ đánh khống MB liên hoàn từ Nam ra Bắc, mỗi đầu Hà Nội và Tp.HCM có một vài đầu nậu lớn gom hàng từ các môi giới nhỏ hơn. Các môi giới nhỏ lại liên kết với môi giới nhỏ hơn nữa và các nhà đầu tư. Các thương vụ mua bán hay đánh khống MB được chốt giá giữa hai đầu Nam - Bắc để kiếm chênh lệch giá. Sau khi hết giờ giao dịch là 5 giờ chiều, các môi giới ở lại chợ để tính toán lãi lỗ theo công nghệ cấn trừ hoặc nếu chuyển lệnh khống sang mua bán hàng thật thì phải ngồi đợi giấy biên nhận tiền hoặc chứng khoán từ Hà Nội fax vào hay Tp.HCM fax ra. Các môi giới chỉ cần nhắn tin chốt hàng qua giới thiệu của các môi giới khác mà không cần biết mặt nhau.Nhưng sau các “vụ nổ” , môi giới từ Nam ra Bắc đều bị mất hàng và tiền. Vì thế, liên minh Bắc - Nam bị phá vỡ, các môi giới chỉ giao dịch khi có tiền cọc. Thị trường cuối năm tăng điểm, nhưng giao dịch MB không bùng nổ lại như những lần trước. Một số môi giới cố gắng gây dựng lại chợ lấy đất làm ăn nhưng rất khó. Anh N.Ng, một môi giới lâu năm ở Hà Nội cho biết: cả trăm chiến binh làm môi giới với tôi từ năm 2006 đến nay chỉ còn lại rất ít. Số đông đã bỏ nghề, chuyển sang làm nghề khác hoặc là nhà đầu tư. Số còn lại phải rất cần mẫn mới có thu nhập”. Cái thời ăn nên làm ra của môi giới OTC từ 2008 trở về trước, một môi giới như N có thể kiếm 5 - 6 tỷ đồng tiền môi giới trong một phi vụ mua gom cổ phiếu ngân hàng cho đại gia. Các môi giới nhỏ hơn kiếm vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng mỗi ngày là chuyện thường.“Bây giờ cạnh tranh nhiều. Hai tuần qua, tôi phải làm mấy vụ không phí chỉ để giữ khách hàng. Những môi giới muốn làm ăn lâu dài phải tránh xa việc đánh khống MB”, anh N.Ng nói.Mong được quản lýCó cả trăm người làm nghề môi giới chứng khoán tự do ở Hà Nội và Tp.HCM. Họ là cầu nối giữa bên bán và bên mua cổ phiếu công ty chưa niêm yết. Không còn đánh khống MB, chợ OTC không sôi động như trước nhưng nhu cầu mua bán cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết luôn luôn có. “Khách hàng đang đặt tôi tìm mua Gốm sứ Hải Dương, Khóa Việt Tiệp… nhưng không biết nguồn hàng ở đâu”, một môi giới ở Hà Nội cho biết. Theo môi giới này, chợ OTC vẫn tồn tại khi cổ phiếu MB lên niêm yết.Năm 2010, thị trường đăng ký niêm yết được nâng cấp để thu hút các công ty đại chúng nhưng thị trường tự do là thị trường cho các cổ phiếu giao dịch trước cả khi lên UpCOM hay lên sàn Hà Nội. Cổ phiếu của các công ty cổ phần chưa phải là công ty đại chúng cũng được giao dịch trên thị trường tự do.Nhưng như bất cứ thị trường nào khác, để thị trường cổ phiếu tự do phát triển cần có sự quản lý của nhà nước. “Xe ôm ở các bến xe cũng phải đăng ký để được vào bến thì những môi giới tự do như chúng tôi sẵn sàng bỏ tiền đặt cọc để được công ty chứng khoán nào đó bảo lãnh. Các môi giới hành nghề nghiêm túc sẵn sàng đóng tiền đảm bảo để làm ăn ổn định lâu dài chứ không phải vào thị trường để tìm cơ hội chụp giật”, chị Chức, một môi giới tự do bày tỏ quan điểm. An Nam (ĐTCK) Chứng khoán

Xu thế dòng tiền: Thị trường đã đến giai đoạn “wash-out”?

1Chứng khoán

Vốn nội không đỡ nổi, VN-Index lại rơi sát vùng 1200 điểm

2Chứng khoán

Blog chứng khoán: Tiền “rình” bắt đáy

3Chứng khoán

Niềm tin chưa đủ, thị trường dao động mạnh, khối ngoại tăng mua phiên chiều

4Chứng khoán

Kéo mạnh phiên đáo hạn, thị trường có “cửa” phục hồi hình chữ V?

5
Gần 300 cổ phiếu đỏ sàn, chuyên gia nói vì về chứng khoán Việt hôm nay?
Blog chứng khoán: Đánh quá rát
Vốn FDI vẫn sẽ vào mạnh, cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp hưởng lợi
Lỗi đường truyền, PVMachino xin lùi thời gian thanh thoán cổ tức năm 2023
Giảm mạnh nhất 15 tuần, VN-Index rơi sát 1230 điểm, khối ngoại xả ròng hơn 940 tỷ
Đánh giá ảnh hưởng tới các nhóm ngành nếu chính sách thay đổi dưới thời Tổng thống Donald Trump

Từ khóa » Bán Bac Otc