Chó Phong Thủy Là Gì? Ý Nghĩa Của Chó Trong Phong Thủy?
Có thể bạn quan tâm
Dân gian ta có câu “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Quả thực, khó có loài vật nào lại có mối liên hệ mật thiết với con người, gắn bó với con người từ rất sớm trong lịch sử, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như loài chó.
Xét riêng ở khía cạnh tâm linh, linh vật này cũng chiếm một vị trí đặc biệt. Tuy nhiên, Chó Phong Thủy là gì? Ý nghĩa của linh vật này trong phong thủy cụ thể ra sao? Các lưu ý khi bày đặt linh vật này…vẫn là băn khoăn của không ít các bạn.
Trong bài viết này, Phong Thủy Phùng Gia sẽ cùng các bạn tìm hiểu đôi nét để “gỡ rối” xoay quanh các câu hỏi trên.
- Chó Phong Thủy Là Gì
- Ý Nghĩa Của Chó Phong Thủy
- Biểu trưng cho lòng trung thành và người bạn gắn bó
- Biểu trưng cho sự bảo hộ vững vàng
- Biểu trưng cho sự may mắn, sang quý của chủ nhân
- Hình Tượng Và Truyền Thuyết Về Chó Trong Văn Hóa
- Cách Thỉnh Đặt – Bài Trí Chó Tối Ưu Về Phong Thủy
- Lưu Ý Về Lựa Chọn Chó Phong Thủy Theo Tuổi
- Lưu Ý Về Cách Khai Nhãn
- Các Nguyên Tắc Bài Trí Chó Phong Thủy Tối Ưu
- Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Chó Phong Thủy
- Hình ảnh chó phong thuỷ
- Lời Kết
Chó Phong Thủy Là Gì
Chó Phong Thủy là hình tượng xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, nhất là ở các quốc gia Đông – Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan…Phẩm tính của linh vật này gắn liền với sự trung thành, may mắn, mang ý nghĩa bảo hộ và trấn yểm, trừ tà rất phổ biến.
Rất nhiều địa phương ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, thậm chí cho đến ngày nay vẫn xem Chó Phong Thủy là linh vật được sùng kính, đi liền với nhiều công trình tâm linh hay lăng mộ, tư gia. Ngoài cách gọi tên Chó Phong Thủy hay mộc mạc hơn là Thạch Cẩu (Chó đá), linh vật này còn được gọi với nhiều tên gọi một cách kính cẩn như: Thần Cẩu, Thần Thạch khuyển, Cụ Thạch hay Quan lớn Hoàng Thạch…
Ý Nghĩa Của Chó Phong Thủy
Biểu trưng cho lòng trung thành và người bạn gắn bó
Bên cạnh loài ngựa, chó là loài vật gắn bó với con người từ rất sớm trong lịch sử định cư và phát triển của loài người. Nhờ loài chó dũng cảm, con người đã phần nào tránh khỏi mối đe dọa từ thú dữ, thậm chí thiên tai.
Dân gian ta có câu “Chó không chê chủ nghèo”, tình cảm mà chó dành cho loài người là thứ tình cảm vô điều kiện, rất đáng quý. Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận, nhờ giác quan nhạy bén, dẫu cách nhà ở của chủ nhân vài trăm ki – lô – mét, chó vẫn có thể tìm được đường về nhà. Quả là một khả năng đáng kinh ngạc.
Nếu ai đã từng xem bộ phim (đã được cả 2 nền điện ảnh Mỹ và Nhật thực hiện) về chú chó Hachiko, dù ông chủ đã mất, chú vẫn hàng ngày đợi chờ ở bến tàu suốt gần 10 năm – nơi ông chủ khi còn sống, hàng ngày chú đều ra tận bến tiễn ông chủ đi làm, mới thấy ít có sinh vật mà lòng trung thành có thể xem là một phẩm tính đặc biệt đáng quý đến vậy! Về sau Hachiko đã được tạc tượng, trở thành biểu trưng cho lòng tận tụy và trung thành – một nét phẩm cách đặc trưng của dân tộc Nhật.
Biểu trưng cho sự bảo hộ vững vàng
Bên cạnh ý nghĩa về lòng trung thành, Chó Phong Thủy còn biểu trưng cho sự bảo hộ, tác dụng trấn trạch hay loại trừ hung khí, loại bỏ họa tiểu nhân.
Trong dân gian, ta rất dễ dàng bắt gặp tượng Chó đá (Cẩu thạch) ở các khu lăng mộ, không gian tâm linh hay tư gia. Ngày nay, hình tượng linh vật này khi được thỉnh đặt hay trấn nơi tư gia vẫn chủ về ý bảo lưu tiền tài, củng cố Dương cơ hay vận mệnh cho gia chủ.
Biểu trưng cho sự may mắn, sang quý của chủ nhân
Không phải ngẫu nhiên mà dân gian lại lưu truyền câu thành ngữ: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Theo quan niệm của nhiều dân tộc Á Đông, Chó Phong Thủy là linh vật đem lại cát khí, hỷ vận và may mắn.
Thực tế, chó là con vật có giác quan và cảm nhận rất nhạy bén với Dương khí. Không ít kinh nghiệm mà các Phong Thủy sư đã lưu truyền: Để xem trong nhà vị trí nào cát vượng nhất, cứ để ý vị trí mà chó hay thường xuyên chọn nằm ở đó. Vị trí đó sẽ rất đắc địa cho sức khỏe và vận trình của chủ nhân. Điều này trái ngược hẳn với loài mèo, chỗ nào mèo hay nằm, sẽ rất bất lợi cho sức khỏe con người.
Trưng bày Chó Phong Thủy nơi phòng khách do vậy, không chỉ hàm ý chủ nhân được bảo vệ mà còn giúp tránh hung khí, mời gọi những điều hanh thông, giúp nâng cao vị thế sang quý cho gia chủ.
Hình Tượng Và Truyền Thuyết Về Chó Trong Văn Hóa
Xuất hiện trong vô số điển tích, truyện kể và thần thoại ở nhiều nền văn hóa, xoay quanh loài chó cũng vô cùng nhiều truyền thuyết kỳ thú.
Ở phương Tây, một trong các truyền thuyết nổi bật nhất về linh vật này xuất hiện trong “Thần thoại Hy Lạp”. Theo đó Cerberus là quái thú (còn gọi là Chó Ngao 3 đầu canh giữ cánh cửa Địa ngục) phục vụ cho Thần Hades – vị thần cai quản cõi Âm ty. Về sau, chinh phục quái thú này trở thành một trong 12 kỳ công của người anh hùng Heracules.
Ở phương Đông, nhất là ở các nước Đông Á (như Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam…) chó là một trong 12 con giáp – địa chi Tuất. Phẩm chất của con giáp này luôn gắn liền với các phẩm tính như trung thành, thông minh.
Ở Việt Nam, tương truyền: Khi An Dương Vương lựa chọn vị trí đóng đô là đất Tó, song bầy chó của vua cứ nhất nhất di sang Cổ Loa. Một con chó quý trong số đó tìm một gò đất và lót ổ đẻ con. Sau vua lựa ngay vị trí này để xây thành và định đô. Người dân Cổ Loa về sau cũng theo tích này mà thường làm nhà trên đất chó đẻ con.Hẳn không phải không có căn cứ về khoa học.
Cũng theo cuốn “Ngọc phả cổ lục”, Thân Mẫu vua Lý Công Uẩn họ Phạm, khi ghé chùa Tiêu Sơn có mộng thấy Thạch Khuyển Thần rồi có mang mà sinh ra Đức Vua sau này…Đây chính là căn nguyên giải thích vì sao khi dời đô về Thăng Long, Ông đã cho lập miếu thờ (Thần Cẩu Mẫu, Thần Cẩu Nhi) cho mục đích bảo hộ kinh thành.
Cách Thỉnh Đặt – Bài Trí Chó Tối Ưu Về Phong Thủy
Lưu Ý Về Lựa Chọn Chó Phong Thủy Theo Tuổi
Để thỉnh đặt linh vật này tối ưu nhất về phong thủy, các bạn cần cân nhắc xem người sở hữu có tuổi phù hợp hay không.
Căn cứ vào cặp “Lục hại”, thân chủ tuổi Dậu (cầm tinh con Gà) nên thận trọng khi thỉnh đặt Chó Phong Thủy.
Tương tự, người tuổi Thìn (cầm tinh con Rồng) cũng hết sức thận trọng nểu muốn sở hữu linh vật Chó Phong Thủy, vì Thìn – Tuất nằm trong bộ “Tứ hành xung” theo quan niệm dân gian.
Lưu Ý Về Cách Khai Nhãn
Để tối ưu về công năng phong thủy cũng như thuận đường tâm linh, Phong Thủy Phùng Gia xin chia sẻ cùng các bạn điểm lưu ý nhỏ liên quan tới việc thỉnh đặt, bài trí Chó Phong Thủy như dưới đây.
Bởi là linh vật tiềm tàng nguồn năng lượng dồi dào, để tối ưu năng lượng phong thủy, linh vật này cần được khai quang điểm nhãn bởi các Sư thầy trụ trì hay các Thầy Phong Thủy với cách thức phù hợp.
Các Nguyên Tắc Bài Trí Chó Phong Thủy Tối Ưu
- Với tượng linh vật này trấn yểm cửa trước, tránh thay đổi vị trí nhiều lần. Các bạn nên hướng đầu chó ra phía cửa, mặt hướng lên (biểu thị sự cảnh giác, bảo vệ tiền tài cho gia chủ).
- Tối ưu nhất về hướng để đặt Chó Phong Thủy là Đông Bắc – Tây Nam (hai hướng Tam tài, Ngũ Phúc đẳng), trong khi rất kỵ hướng Đông Nam.
- Theo quan niệm hài hòa, bình ổn của Âm Dương, cần lựa đặt Chó Phong Thủy cả đôi (gồm một đực và một cái) phục vụ cho thờ cúng.
- Màu sắc linh vật Chó Phong Thủy sẽ căn cứ theo phương vị để chọn: phương Bắc ta nên lựa linh vật màu đen, màu trắng ở hướng Tây và màu vàng sậm nếu ở phương Nam.
- Với tranh có hình tượng Chó Phong Thủy: hướng treo ở chính Đông, Đông Bắc, chính Nam hay Tây Bắc; trong khi Đông Nam của ngôi nhà lại là hướng tương khắc của loài chó, cần hết sức tránh.
- Khi dùng linh vật này để trấn cửa, số lượng chỉ từ 1 – 2 con. Tuy nhiên, chỉ cần đặt ở cửa ngách, vị trí sát cửa với đầu hướng ra là tối ưu nhất.
- Cần chọn ngày giờ cát lành (như ngày trực thành, trực định và trực kiến) trước khi thỉnh đặt Chó Phong Thủy về nhà.
Một Vài Kiêng Kỵ Khi Thỉnh Đặt Chó Phong Thủy
- Tránh dùng tượng Chó Phong Thủy cho mục đích trấn ở cửa chính, theo thông lệ, ở vị trí cửa chính thường dùng linh vật Sư Tử để trấn vị trí cửa chính này.
- Không chọn linh vật Chó Phong Thủy trong tư thế nằm. Theo quan niệm dân gian, đây là tư thế thiếu sự sẵn sàng hay hộ vệ cho gia chủ.
- Tránh đặt Chó Phong Thủy dưới cửa sổ hay khu vực khuất, dễ bị ứ đọng khí, không may mắn cho ngôi nhà.
- Đại kỵ các bạn hết sức lưu tâm: Không đặt tượng Chó Phong Thủy nơi phòng ngủ, dễ khiến chủ nhân ngủ không ngon, lâu dài ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần.
- Không đặt linh vật ở những nơi ô uế, tối tăm (như cạnh nơi để rác, đường thoát nước thải, gầm cầu thang…).
- Cần đặt linh vật Chó Phong Thủy ở nơi cao ráo, có bệ đỡ, vừa tôn thêm vẻ uy nghiêm lại cho thấy vị thế của chủ nhân.
- Tránh để tượng linh vật bị đổ hay sứt mẻ.
Hình ảnh chó phong thuỷ
Lời Kết
Hi vọng, với các chia sẻ trên của Phong Thủy Phùng Gia, các bạn không chỉ lý giải được các khía cạnh: “Chó Phong Thủy là con gì? Ý nghĩa và các chú ý khi bài trí Chó Phong Thủy?” mà còn có thêm các thông tin hữu ích để lựa chọn linh vật này sao cho phù hợp nhất với bản thân mình.
Để có thêm các thông tin đặc sắc về Chó Phong Thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ qua hotline 0858.111.999
Từ khóa » Chó Phong Thủy Là Gì
-
Nuôi Chó Phong Thủy Và Những điều Cần Biết để Mang Lại ... - Chợ Tốt
-
Nuôi Chó Theo Phong Thủy Mang Lại May Mắn Và Tiền Tài - Siêu Pet
-
Ý Nghĩa Biểu Tượng Con Chó Trong Phong Thủy
-
[TÂM LINH] Cách Nuôi Chó Trong Nhà Hợp Phong Thủy
-
Tư Vấn Nuôi Chó Theo Phong Thủy Cho Người Mệnh Kim, Mộc, Thủy ...
-
Ý Nghĩa Biểu Tượng Con Chó Trong Phong Thủy - Lịch Ngày TỐT
-
Nuôi Chó Phong Thủy: Màu Lông ảnh Hưởng Phong Thủy
-
Cách Nuôi Chó Phong Thủy Phù Hợp Với Bản Mệnh - Vua Nệm
-
Biểu Tượng Con Chó Trong Phong Thủy Có ý Nghĩa Gì Và đem Lại May ...
-
Nuôi Chó Phong Thủy Và Những điều Cần Biết để ...
-
Cách Bài Trí Tượng Chó Phong Thủy Mang Lại Vận May Cho Gia đình
-
Nuôi Chó Phong Thủy Theo Mệnh Mang Lại May Mắn Tiền Tài - Shopee
-
Muốn Nuôi Chó Khôn, đem Lại May Mắn Chớ Bỏ Qua Những đặc điểm ...
-
Nuôi Chó Theo Phong Thủy - Shop Thú Cưng Dogs Mom