Chó Poodle Bao Lâu Thì đẻ Và Những Kiến Thức Sinh ... - Tùng Lộc Pet
Có thể bạn quan tâm
Poodle là giống chó gần như được nuôi phổ biến nhất tại các gia đình song không phải ai cũng biết cách chăm sóc chúng sao cho khỏe mạnh. Đặc biệt là với những bạn nuôi chó Poodle cái thì việc quan tâm đến chu trình sinh sản của chúng là hết sức cần thiết. Rất nhiều khách hàng tò mò không biết rằng chó Poodle bao lâu thì đẻ? Để trả lời câu hỏi này cũng như cung cấp những kiến thức cơ bản nhất trong chăm sóc mang thai ở chó Poodle thì hãy cùng chúng mình đón đọc bài viết dưới đây nhé.
Chó Poodle bao lâu thì đẻ?
Chó Poodle cái thường động dục ở độ tuổi từ 6-8 tháng tuổi. Ở giai đoạn này âm hộ sưng lên, bộ phận sinh dục của chó sẽ nở ra và hơi nhô ra ngoài, tiếp theo là hiện tượng chảy máu đi kèm với dịch nhầy trong máu. Lúc này chủ nuôi cần chú ý quan sát để cho các bé phối giống vào thời điểm thích hợp.
Nếu phối giống thành công, thông qua các dấu hiệu và siêu âm, chó Poodle bắt đầu bước vào thời kì mang thai. Rất nhiều khách hàng có gửi câu hỏi về trang Fanpage của Tùng Lộc Pet đó là “chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ?”. Đối với các chủ nuôi chưa có kinh nghiệm thì việc biết thông tin này là thực sự cần thiết bởi từ đó có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh sản của chú chó nhà mình. Giống như hầu hết các giống chó khác chu kì mang thai của chó Poodle thường kéo dài khoảng 9 tuần và chia ra làm 3 giai đoạn: đầu, giữa và cuối. Mỗi giai đoạn tương ứng với 3 tuần, tùy vào cơ địa của chó Poodle cái mà có thể sinh sớm hoặc muộn hơn so với thời gian dự kiến. Và ở từng thời điểm của thai kì chó Poodle lại có biểu hiện riêng đòi hỏi chủ nuôi phải quan tâm sát sao để quá trình mang thai diễn ra được “mẹ tròn con vuông”.
Trước khi chó Poodle đẻ, chó mẹ sẽ thường không muốn ăn, luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng không yên. Tiếp đến chó mẹ có biểu hiện như đi xung quanh đánh hơi tìm chỗ đẻ, thở dốc, lộ rõ vẻ đau đớn, thai trong bụng động đậy bắt đầu dịch chuyển xuống dưới,… khi đó chính là lúc chó Poodle sắp sinh. Đa phần thời gian sinh thường diễn ra vào buổi tối trong vòng khoảng 3, 4 tiếng. Để an toàn thì tốt nhất các bạn nên nhờ người có kinh nghiệm đỡ đẻ và theo dõi suốt quá trình phòng trường hợp chó mẹ khó sinh hay đè vào chó con.
Chăm sóc chó Poodle sinh sản
Chăm sóc giai đoạn đầu mang thai
Khoảng 20 ngày đầu mang thai, chó mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, ngủ nhiều hơn do lượng hoocmon trong cơ thể thay đổi. Với những bạn lần đầu nuôi chưa có kinh nghiệm rất dễ nhầm tưởng là chúng bị ốm và cho chúng uống thuốc. Điều này không hề tốt với quá trình phát triển của chó con, kháng sinh trong thuốc ảnh hưởng xấu đến cái thai trong bụng. Do đó, trong độ tuổi từ 6-8 tháng mà thấy chó Poodle cái mệt mỏi chán ăn thì nên đưa đến cơ sở thú y để được chẩn đoán, tránh việc mang thai mà không biết dẫn tới hậu quả xấu về sau. Vả lại có thấy Poodle hay dữ dằn hoặc cắn bừa thì cũng đừng quát mắng hay đánh chúng vì nếu mang thai thì đây là biểu hiện tâm sinh lý hết sức bình thường nên hãy thông cảm và chiều các em nhé.
Chăm sóc giai đoạn giữa mang thai
Lúc này, chó Poodle bắt đầu trở lại ăn uống như bình thường, thậm chí còn ăn nhiều hơn trước. Bởi dinh dưỡng lúc này không chỉ nuôi cơ thể chó mẹ mà con cung cấp cho cả chó con nữa. Do đó, hãy tận dụng thời điểm này bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho thai kì, tăng khẩu phần ăn lên thành 3-4 bữa trên ngày và chọn những món chó mẹ thích ăn. Ngoài ra, cho Poodle uống kèm thêm cả sữa ấm nữa, rất có lợi cho việc mang thai.
Bất kỳ con chó khỏe mạnh nào, dù là giống chó nào, đều cần được vận động. Và với một chú Poodle lông xù đang mang thai cũng vậy. Thay đổi lớn duy nhất là bạn cần hạn chế Poodle hoạt động quá mạnh mà thôi!
Trong giai đoạn này, việc tập thể dục vừa phải hàng ngày sẽ loại bỏ những căng thẳng, giúp Poodle khỏe mạnh và dễ sinh nở hơn. Đi dạo nhẹ nhàng tuy có tác động thấp nhưng sẽ giúp Poodle có không khí trong lành và gắn kết với bạn. Khi chuẩn bị làm mẹ, Poodle vẫn cần cảm nhận được sự gắn bó và gần gũi. Bởi vậy, đây là cách thể hiện sự ủng hộ và tình yêu của chủ nhân với Poodle trong suốt thai kỳ.
Chăm sóc chó giai đoạn cuối mang thai
Thời kì này, Poodle sẽ ăn ít lại như giai đoạn đầu thai kì. Do các em Poodle con trong bụng chèn ép lên bàng quang, vì vậy những ngày trong thời kì cuối Poodle đi tiểu sẽ nhiều hơn bình thường. Các bạn nên chú ý vệ sinh thân thể cũng như ổ của chó mẹ để tránh gây mùi làm chúng khó chịu. Mặc dù, cơ thể nặng nề gây khó khăn trong việc di chuyển nên chó mẹ sẽ thường nằm một chỗ. Điều này không thật sự tốt thay vào đó, hãy giúp chó Poodle bằng cách cho chúng vận động nhẹ nhàng, đi lại hàng ngày để hỗ trợ sinh sản dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cần chuẩn bị chỗ ở để chào đón ngày chó mẹ “lâm bồn”. Bạn hãy sắp xếp một nơi sinh nở có sàn không thấm nước và có thể lau dọn dễ dàng. Góc sinh nở của Poodle cái cần kín gió, yên tĩnh nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng. Về ổ, đó có thể là một ổ lót khăn và quần áo cũ đơn giản hay như thời xưa các cụ vẫn thường làm ổ lót rơm cho chó đẻ.
Chó Poodle đẻ mấy con?
Nếu tìm hiểu về dòng chó Poodle bạn sẽ thấy chúng được chia làm 5 dòng với các kích cỡ khác nhau. Thị hiếu người Việt Nam thì chuộng những bé chó nhỏ nên Toy hay Tiny Poodle là các dòng được nuôi phổ biến hơn cả. Do kích thước cơ thể nhỏ bẻ, mỗi lần chó mẹ Poodle hạ sinh khoảng 3-4 bé, nhiều nhất cũng chỉ 5 bé là cùng.
Mỗi năm chó đẻ mấy lứa?
Không có gì thay đổi thì cứ 6 tháng chó Poodle lại động dục một lần để bắt đầu chu kì sinh nở tiếp theo. Từ đó, chúng ta có thể quy đổi ra số lứa đẻ tối đa của chúng là 2 lứa mỗi năm. Tuy nhiên các bác sĩ thú ý thường khuyến khích nên cho Poodle sinh sản một lứa là tốt nhất bởi mỗi lần trải qua sinh nở, cơ thể chúng sẽ mất đi rất nhiều sức lực và những thay đổi ở cơ quan sinh sản, đặc biệt là tử cung, cơ hông và bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, Poodle cái cũng cần thời gian nuôi con và phục hồi lại cơ thể, sức khỏe tốt sẽ giúp chó Poodle sinh ra những bé chó mạnh khỏe, kháu khỉnh trong lần mang thai tiếp theo.
Trên đây là kiến thức cơ bản về quá trình mang thai của chó Poodle cái, mong rằng thông tin này là hữu ích cho các bạn đặc biệt là những bạn đang có chó trong độ tuổi sắp phối giống. Giống như con người, chó Poodle trong thai kì có vô số thay đổi lớn nhỏ, vì thế việc hiểu và nắm bắt kiến thức sinh sản sẽ giúp các bạn chăm sóc chó Poodle đang mang thai tốt hơn, để có thể chào đón những đứa con mạnh khỏe, xinh xắn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết và chúc bạn có giây phút vui vẻ bên thú cưng của mình. Đừng quên ở Tùng Lộc Pet vẫn luôn có dịch vụ phối giống tốt nhất cho những cô chó Poodle cái đang trong thời kì salo nhé.
Từ khóa » Chó Poodle Bao Nhiêu Ngày Thì đẻ
-
Kinh Nghiệm đỡ đẻ Mổ đẻ Chó Poodle Từ A đến Z
-
6 Lưu ý Chăm Sóc Chó Poodle Mang Thai Và Sinh Sản - Pet Mart
-
Chó Poodle Bao Lâu Thì đẻ Và Những Kiến Thức Sinh Sản Chủ Nuôi ...
-
Chó Mang Thai Bao Lâu Thì Đẻ? Chăm Sóc Chó Mang Bầu Thế Nào?
-
Chó Poodle Có Bầu Mấy Tháng đẻ Và đẻ Bao Nhiêu Con - Thú Cảnh
-
Giải đáp Thắc Mắc Chó Poodle Mang Thai Bao Lâu?
-
Chó Poodle Mang Thai Bao Lâu Thì đẻ Và Những điều Sen Cần Biết
-
Chó Poodle đẻ được Mấy Con? Cách đỡ đẻ Từ A đến Z - Trang Chủ
-
Chó Poodle Mang Thai Bao Lâu Thì đẻ? - Chuyên Tin Tức Về Sức Khỏe ...
-
Bật Mí Cách Chăm Sóc Chó Poodle Mang Thai Sao Cho Đúng
-
Chó Poodle Đẻ Bao Nhiêu Con 1 Lứa, Mang Thai Bao Lâu, Chú Ý ...
-
Làm Sao Để Biết Chó Chửa Mấy Tháng Thì Đẻ - Pethealth
-
Dấu Hiệu Chó Sắp đẻ Nhận Biết Ngay Trong 5 Giây
-
Chó Có Bầu Mấy Tháng Thì đẻ? Cách Tính Thời Gian Mang Thai