Chợ Rẫy > Xem Chi Tiết
- Giới thiệu
- Giới thiệu Bệnh Viện
- Lịch sử
- Định hướng
- Cơ cấu tổ chức ▸
- Lãnh đạo bệnh viện
- Phòng khoa
- Tổ chức đoàn thể chính trị
- Phòng chức năng
- Cấp cứu - phòng khám
- Cận lâm sàng
- Khoa lâm sàng
- Trung tâm bệnh viện
- Hệ thống văn bản ▸
- Luật
- Nghị định
- Thông tư
- Văn bản khác
- Tin tức
- Tin tức hoạt động ngành
- Tin tức hoạt động bệnh viện
- Thông báo ▸
- Thông báo chung
- Thông báo tuyển dụng
- thông báo đấu thầu
- Hoạt động
- Hoạt động đối ngoại ▸
- Hợp tác quốc tế
- Hợp tác trong nước
- Đào tạo
- Nghiên cứu khoa học
- Chỉ đạo tuyến
- Công tác xã hội ▸
- Những tấm lòng vàng
- Thông tin thuốc
- Hoạt động đoàn thể
- Hoạt động đối ngoại ▸
- Tìm thân nhân
- Danh sách mới
- Danh sách cũ
- Trung tâm, khoa phòng
- TT KV về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc tại TPHCM
- TT Truyền máu khu vực phía Nam
- TT Tim mạch Chợ Rẫy
- TT Ung bướu Chợ Rẫy
- TT Đào tạo - Chỉ đạo tuyến
|
Thời gian qua, khoa Nội thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận nhiều trường hợp b ị nhiễm độc khí N2O do chơi hút bóng cười thường xuyên. "Muốn hết nhiễm độc thần kinh, phải từ bỏ bóng cười!" Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng yếu liệt hai chân, không đi lại được và tê tay, chân. Có trường hợp nặng hơn, bị tê lan tỏa đến vùng bụng, ngực. Dấu hiệu khởi đầu là bệnh nhân có triệu chứng thấy mỏi khi đi lại và leo cầu thang đoạn ngắn, sau đó không leo nổi lên cầu thang, đi lại phải vịn và cần sự giúp đỡ của người khác. Do ban đầu các bệnh nhân không cung cấp thông tin về việc chơi bóng cười nên khi tiếp nhận tại phòng khám hay cấp cứu, các bệnh nhân được chuyển đến khoa Nội Thần kinh vì các triệu chứng yếu liệt không đi lại được và tê chân tay. Tuy nhiên, kết quả cận lâm sàng cho thấy dấu hiệu bất thường trên phim MRI tủy sống ở cột sau tủy sống cổ, ngực, biểu hiện bất thường khi đo điện cơ. Các bệnh nhân này tuổi còn khá trẻ, khỏe mạnh và không có các bệnh mạn tính. Để tìm ra nguyên nhân của gây bệnh, Đơn vị Chống độc – Bệnh viện Chợ Rẫy đã thăm khám đồng thời kết hợp bệnh sử bệnh nhân cung cấp, xác định nguyên nhân bắt nguồn từ việc các bệnh nhân có chơi hút bóng cười thường xuyên và chơi liên tục nhiều ngày trong thời gian dài. Việc nghiện chơi hút bóng cười sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc khí N2O. ThS. BS Doãn Uyên Vy – bác sĩ chuyên về bệnh nhiễm độc của Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết “Triệu chứng nhiễm độc khí N2O nặng hay nhẹ tùy thuộc vào ở mỗi cá thể bệnh nhân, thời gian sử dụng ngắn hay dài, liều lượng và số lượng bóng cười ở mỗi lần chơi hút bóng cười hoặc bình khí cười. Sau khi có chẩn đoán nhiễm độc khí N2O do chơi bóng cười, các bệnh nhân sẽ được theo dõi điều trị đặc hiệu cho bệnh nhiễm độc khí N2O trong thời gian nằm viện và tiếp tục theo dõi điều trị ngoại trú cho đến khi bình phục. Đặc biệt để hết hẳn bệnh nhiễm độc thần kinh dạng này, bệnh nhân phải từ bỏ việc chơi hút bóng cười.”
Nguy cơ gây tử vong cao Trào lưu chơi hút bóng cười hay bình khí cười (funky ball hoặc laughing gas) thường được các bạn trẻ lựa chọn trong các cuộc vui chơi họp mặt bạn bè, lễ hội, tiệc sinh nhật, Noel, Tết… Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán cận kề, việc tổ chức tiệc vui chơi kèm chơi bóng cười là điều có khả năng xảy ra trong giới trẻ. Dù Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp tử vong do hút bóng cười, nhưng Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận những ca bệnh tổn thương thần kinh và tâm lý tâm thần do chơi hút bóng cười thường xuyên. Bóng cười sẽ làm cho người dùng bị nhiễm độc khí N2O như thiếu máu đại hồng cầu, da dày sừng, bệnh lý thần kinh trung ương và ngoại biên như làm bị tê chân tay, nặng hơn có thể tê lan tỏa trên cơ thể, dáng đi mất thăng bằng, chậm chạp và cần người hỗ trợ đi lại, mất cảm giác và làm tổn thương thần kinh thị giác. Ngoài ra, nghiện khí cười N2O còn gây tình trạng rối loạn tâm thần, làm cho người dùng nghiện bóng cười bị trầm cảm, lo lắng, sợ hãi, thái độ cư xử bất đồng, hung hăng, ảo giác, ảo tưởng. Ở những người dùng bóng cười có bệnh lý viêm xoang, sẽ làm tăng đau xoang và có thể làm thủng màng nhĩ khi có tăng áp lực của N2O đi qua tai giữa. Đáng sợ hơn, khi sử dụng bóng cười với lượng nhiều sẽ làm tổn thương não và thiếu oxy trầm trọng, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Những trường hợp dùng loại bóng cười có pha trộn lượng khí oxy dưới 20% thì khả năng có nguy cơ tử vong cao do trụy tim mạch, thiếu oxy nặng. |
Lượt xem 7361 |
Trân trọng chúc mừng ThS BS Nguyễn Khắc Thiên Chương – khoa Điều trị rối loạn nhịp được trao tặng Bằng khen Thanh niên tiêu biểu năm 2024 (03/01/2025) |
"Hiến máu vì cộng đồng - Chia sẻ yêu thương" dịp Tết Nguyên đán năm 2025 (03/01/2025) |
Chăm sóc bệnh nhân tại nhà đối với người đái tháo đường (31/12/2024) |
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TUỔI TRẺ NGÀNH Y LẦN THỨ 22: BỆNH VIỆN CHỢ RẪY XUẤT SẮC ĐẠT 6 GIẢI THƯỞNG (31/12/2024) |
Khen thưởng đột xuất cho ekip cấp cứu thành công, cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì bị dao đâm (31/12/2024) |
Ý kiến bạn đọc
Gửi ×Gửi bình luận
Nhập thông tin của bạn Xin vui lòng điền thông tin này! Hủy WEBSITE LIÊN KẾT
| Email: bvchoray@choray.vn
Đăng nhập (84-028) 3855 4137 - (84-028) 3855 4138 | Fax: (84-028) 3855 7267
Đang trực tuyến:
| Số lượt truy cập:
‹ › ×
Từ khóa » Bú Bóng Có Tác Hại Gì
-
Bóng Cười: Vui Một Phút Hại Cả đời
-
Bóng Cười ( Khí Cười ) Là Gì? Có Tác Hại Thế Nào Tới Sức Khỏe?
-
Cảnh Giác Sự Nguy Hiểm Của Bóng Cười ở Giới Trẻ | Medlatec
-
Bóng Cười: Nước Mắt Lăn Dài Sau “cuộc Vui” Ngắn
-
Sư Nguy Hiểm Của Bóng Cười
-
Bóng Cười Là Gì? Tác Hại Của Bóng Cười - Elipsport
-
Bóng Cười: Bạn đã Hiểu đúng Về Chất Kích Thích Dạng Hít Này?
-
Tác Hại Khôn Lường Của 'bóng Cười': 'Cười' đi Rồi Coi Chừng Rối Loạn ...
-
Vì Sao Khí Cười Nguy Hiểm Nhưng Không Có Trong Danh Mục Ma Túy ...
-
Cảnh Báo Tổn Thương Thần Kinh Vì Bóng Cười
-
Sử Dụng Bóng Cười Có Vi Phạm Pháp Luật Không?
-
Bóng Cười Có Bị Cấm Tại Việt Nam?
-
Hít Bóng Cười: Để Có 1 Chút Cảm Giác "lên Mây" Thì đem Cả Hệ Thần ...