Cho Tích Phân Từ 0 đến 1 Của F(x)dx = 1. Tính Tích Phân Từ 0 đến Pi/4...
Có thể bạn quan tâm
I. Khái niệm tích phân
1. Diện tích hình thang cong
- Cho hàm số y = f(x) liên tục, không đổi dấu trên đoạn [a; b]. Hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a; x = b được gọi là hình thang cong.
- Ta xét bài toán tìm diện tích hình thang cong bất kì:
Cho hình thang cong giới hạn bởi các đường thẳng x = a;x = b (a < b); trục hoành và đường cong y = f(x),trong đó f(x) là hàm số liên tục, không âm trên đoạn [a; b].
Với mỗi x∈[a;b], kí hiệu S(x) là diện tích của phần hình thang cong đó nằm giữa hai đường thẳng vuông góc với Ox lần lượt tại a và b.
Ta chứng minh được S(x) là một nguyên hàm của f(x) trên đoạn [a; b].
Giả sử F(x) cũng là một nguyên hàm của f(x) thì có một hằng số C sao cho S(x) = F(x) +C.
Vì S(a) = 0 nên F(a) +C = 0hay C =–F(a).
Vậy S(x) = F(x) – F(a).
Thay x = b vào đẳng thức trên, ta có diện tích của hình thang cần tìm là:
S(b) = F(b) – F(a).
2. Định nghĩa tích phân
Cho f(x) là hàm số liên tục trên đoạn [a; b]. Giả sử F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên đoạn [a; b].
Hiệu số F(b) – F(a) được gọi là tích phân từ a đến b (hay tích phân xác định trên đoạn [a; b]) của hàm số f(x), kí hiệu ∫abf(x)𝑑x.
Ta còn dùng kí hiệu F(x)|ab để chỉ hiệu số F(b) – F(a).
Vậy ∫abf(x)𝑑x=F(x)|ab=F(b)-F(a).
Ta gọi ∫ablà dấu tích phân, a là cận dưới, b là cận trên, f(x)dx là biểu thức dưới dấu tích phân và f(x) là hàm số dưới dấu tích phân.
- Chú ý.
Trong trường hợp a = b hoặc a > b, ta quy ước:
∫aaf(x)𝑑x=0;∫abf(x)𝑑x=-∫baf(x)𝑑x.
Ví dụ 1.
a) ∫02(x+2)𝑑x=(x22+ 2x)|02= 6-0=6;
b) ∫0π2(2+cosx)𝑑x=(2x+sinx)|0π2=(π +1)-0=π+ 1.
- Nhận xét.
a) Tích phân của hàm số f từ a đến b có thể kí hiệu là ∫abf(x)𝑑x hay ∫abf(t)𝑑t. Tích phân đó chỉ phụ thuộc vào f và các cận a, b mà không phụ thuộc vào biến x hay t.
b) Ý nghĩa hình học của tích phân.
Nếu hàm số f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a; b] thì tích phân ∫abf(x)𝑑x là diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị của f(x), trục Ox và hai đường thẳng x = a; x = b. Vậy S=∫abf(x)𝑑x.
II. Tính chất của tích phân.
- Tính chất 1:
∫abk.f(x)dx=k.∫abf(x)𝑑x (k là hằng số).
- Tính chất 2:
∫ab[f(x)±g(x)]𝑑x=∫abf(x)𝑑x±∫abg(x)𝑑x.
Ví dụ 2.Tính: ∫0π(3x- 4sinx)𝑑x.
Lời giải:
Ta có:
∫0π(3x- 4sinx)𝑑x= 3∫0π x𝑑x- 4∫0πsinxdx= 3.x22|0π+4cosx|0π=3π22+(-4-4)=3π22- 8
- Tính chất 3.
∫abf(x)𝑑x=∫acf(x)𝑑x+∫cbf(x)𝑑x (a < c < b).
Ví dụ 3. Tính ∫-22|x|𝑑x.
Lời giải:
Ta có: |x|={-x khi-2≤x≤0x khi 0≤x≤2
Do đó; ∫-22|x|𝑑x=∫-20|x|𝑑x+∫02|x|𝑑x
=-∫-20x𝑑x+∫02x𝑑x=-x22|-20+x22|02=(0+ 2)+(2-0)=4
III. Phương pháp tính tích phân
1. Phương pháp đổi biến số
- Định lí:
Cho hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a; b]. Giả sử hàm số x=φ(t) có đạo hàm liên tục trên đoạn [α;β] sao cho φ(α)=a;φ(β)=b.
Khi đó: ∫abf(x)𝑑x=∫αβ f(φ(t)).φ'(t)dt.
Ví dụ 4. Tính ∫011-x2𝑑x.
Lời giải:
Đặt x = sint; suy ra: dx = costdt.
Đổi cận:
x= 0⇒t= 0x= 1⇒t=π2
Ta có:
∫011-x2𝑑x=∫0π21-sin2t.costdt=∫0π2cos2t.cost.dt=∫0π2cost.cost.dt
=∫0π2cos2tdt=∫0π212(1+cos2t)𝑑t
=12.(t+sin2t2)|0π2=π4- 0=π4.
- Chú ý:
Trong nhiều trường hợp ta còn sử dụng phép đổi biến số ở dạng sau:
Cho hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a; b]. Để tính ∫abf(x)𝑑x, đôi khi ta chọn hàm số u = u(x) làm biến số mới, trong đó trên đoạn [a; b], u(x) có đạo hàm liên tục và u(x)∈[α;β].
Giả sử có thể viết: f(x) = g(u(x)). u’(x) với x∈[a;b] với g(u) liên tục trên đoạn [α;β].
Khi đó, ta có: ∫abf(x)𝑑x=∫u(a)u(b)g(u)𝑑u.
Ví dụ 5. Tính ∫0π x.sinx2dx.
Lời giải:
Đặt t = x2. Suy ra: dt = 2xdx ⇒xdx=dt2
Đổi cận:
x | 0 | π |
t | 0 | π |
Ta có:
∫0πx.sinx2dx=∫0πsint.dt2
=12∫0πsint.dt=12(-cost)|0π=12-(-12)=1.
2. Phương pháp tính tích phân từng phần
- Định lí.
Nếu u = u(x) và v = v(x) là hai hàm số có đạo hàm liên tục trên đoạn [a; b] thì:
∫abu(x).v'(x)dx=[u(x).v(x)]|ab-∫abv(x).u'(x)dx
Hay ∫abu𝑑v=uv|ab-∫abv𝑑u.
Ví dụ 6. Tính I=∫0π2xsinxdx.
Lời giải:
Đặt {u=xdv=sinxdx
Do đó I=∫0π2xsinxdx =(-xcosx)|0π2+∫0π2cosxdx =0+sinx|0π2=1.
Ví dụ 7.Tính I=∫0e-1xln(x+1)𝑑x.
Lời giải:
Đặt {u=ln(x+1)dv=xdx ta có {du=1x+1dx =x2-12
I=∫0e-1xln(x+1)dx =[ln(x+1)x2-12]|0e-1-12∫0e-1(x-1)dx=e2-2e2-12(x22-x)|0e-1
=e2-2e2-12.e2-4e+32=e2-34.
Từ khóa » Nguyên Hàm Từ 0 đến 1 Dx =
-
Tính Tích Phân Từ 0 đến 1 Của F(x)dx - Hoàng Thị Bình
-
Tích Phân Từ 0 đến 1 Của Dx/(x+1) Bằng
-
Biểu Thị Tích Phân Từ 0 đến 1 Của X/(x+1) đối Với X | Mathway
-
Biểu Thị Tích Phân Từ 0 đến 1 Của E - Mathway
-
Cho Tích Phân Từ 0 đến 1 Xf'(x)dx = 1 Và F(1) = 10
-
Tích Phân Từ 0 đến 1 Của Dx/x^2+x+1 Là Bao Nhiêu
-
Tích Phân Từ 0 đến 1 E^-x Dx Bằng: E-1
-
Biết Rằng I = Tích Phân Từ 0 đến 1 Của X / X^2 +1 Dx = Lna Với...
-
Cho Tích Phân I = Tích Phân Từ 0 đến 3 X1 + Căn X + 1 Dx Và T = Căn
-
Bảng Các Công Thức Nguyên Hàm Từ Căn Bản Tới Nâng Cao - Công ...
-
Chuyên đề Tích Phân - Lý Thuyết Và Bài Tập Trắc Nghiệm
-
Biết (_(0)^(1)((2((x)^(2))+3x+3)(((x)^(2))+2x+1)(d)x)=a-ln B ) V