Chỗ Tiêm Uốn Ván Bị Sưng Và Ngứa Có Sao Không? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
- Tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa có sao không?
- Một số phản ứng có thể gặp khi tiêm vắc xin uốn ván
- Xử trí khi có các tác dụng phụ sau tiêm uốn ván
Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính đặc biệt nguy hiểm. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh đó là tiêm vắc xin phòng uốn ván. Đặc biệt, tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa khiến mẹ bầu lo lắng. Hãy cùng Youmed tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Uốn ván là một loại nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani tác động tại vết thương. Uốn ván gây ra các triệu chứng đau đớn và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn ngừa nó nhờ biện pháp tiêm chủng. Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể của người mẹ sẽ sản sinh ra những kháng thể. Từ đó, giúp mẹ có hệ miễn dịch tốt và bé được bảo vệ khi bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập.
Uốn ván là 1 trong những mũi tiêm cần thiết trong quá trình mang thai ở phụ nữ. Nguyên nhân là trong thời kỳ thai nghén, cơ thể của mẹ sẽ rất nhạy cảm do hệ miễn dịch suy yếu một phần. Do đó, để giảm thiểu những nguy cơ có thể xảy ra cho bản thân mình và con yêu, mẹ bầu nên tiêm phòng các vắc xin này đầy đủ. Đồng thời, việc tiêm ngừa uốn ván cũng sẽ giúp thai nhi tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng rốn sau sinh do kháng thể có khả năng được truyền từ nhau thai vào bé.
Một số mẹ bầu sẽ lo ngại chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa hay không? Câu hỏi này sẽ được trả lời ở ngay phần tiếp theo nhé!
Tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa có sao không?
Uốn ván – cũng như hầu hết mọi vắc xin phòng bệnh khác, sau khi tiêm sẽ gặp một số tác dụng không mong muốn, đặc biệt là chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa. Nguyên nhân là do vắc xin được tạo nên từ chính những loại vi khuẩn gây ra bệnh đó đã được giảm độc lực. Mục đích là để cơ thể sản sinh ra những kháng thể kháng lại tác nhân gây bệnh. Sau này, nếu bạn không may bị mắc bệnh đó, thì cơ thể đã có sẵn những kháng thể này để chống chọi lại, bảo vệ bạn hoặc giúp bạn giảm nhẹ mức độ của bệnh.
Một số phản ứng có thể gặp khi tiêm vắc xin uốn ván
Tùy theo cơ địa phản ứng của mỗi người mà có thể những phản ứng phụ sẽ khác nhau. Một vài người xuất hiện những phản ứng phụ mức độ nặng, tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ gặp những phản ứng nhẹ nơi tiêm như chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa. Đây là hiện tượng cơ thể đang phản ứng lại để hình thành miễn dịch. Một số phản ứng phụ có thể gặp như:
Đau, nóng, đỏ hoặc sưng tại vị trí tiêm
Chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa là một trong số những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm vắc xin uốn ván. Tình trạng đau sẽ giảm đi và mất hẳn trong vòng vài ngày.
Tình trạng đau hoặc sưng chỗ tiêm có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn có thể uống các loại uống giảm đau không kê đơn (ví dụ như paracetamol).
Sốt
Những người tiêm vắc xin uốn ván có thể sẽ sốt nhẹ khoảng 38 độ C sau khi tiêm. Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt không kê đơn (ví dụ như paracetamol). Tuy nhiên, nếu sốt cao liên tục trên 39 độ C, bạn nên đến gặp bác sĩ nhé!
Đau đầu, đau người
Bạn cũng có thể sẽ bị đau đầu hoặc đau mỏi nhiều nơi trên cơ thể sau khi tiêm vắc xin. Tác dụng phụ này sẽ sớm giảm đi trong thời gian ngắn. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau (như paracetamol) để giảm đau.
Mệt mỏi
Ngoài việc chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa, bạn còn có thể sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi hoặc buồn ngủ sau khi tiêm phòng. Đây có thể xem là một tác dụng phụ khá phổ biến. Cũng giống như những phản ứng phụ khác, đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể và hệ miễn dịch của bạn đang làm việc để hình thành miễn dịch với bệnh uốn ván.
Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
Đây là những phản ứng phụ của vắc xin Tdap. Cứ trung bình 10 người trưởng thành tiêm vắc xin Tdap sẽ có 1 người gặp phải phản ứng phụ này. Nếu gặp phải phản ứng phụ này, bạn hãy nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng và nước đầy đủ; tránh ăn những thực phẩm có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Xử trí khi có các tác dụng phụ sau tiêm uốn ván
Đối với những phản ứng nhẹ như chỗ tiêm uốn ván bị sưng và ngứa,… bạn cần nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà. Những phản ứng này thường mất đi sau vài ngày tiêm chủng.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin, hãy gọi ngay cho bác sĩ:
- Phát ban
- Khó thở
- Sưng phù mặt hoặc họng
- Tim đập nhanh
- Chóng mặt
- Suy nhược
- Đau dữ dội, nóng rát, đỏ, sưng hoặc xuất huyết tại nơi tiêm
- Đau nhẹ đến vừa, đỏ hoặc sưng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin uốn ván.
Trên đây là những thông tin mà Youmed cung cấp để bạn hiểu thêm về vắc xin ngừa uốn ván cũng như các phản ứng sau khi tiêm vắc xin. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến sức khỏe, hãy liên hệ ngay đến bác sĩ để được tư vấn bạn nhé!
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Xong Bị đau Tay
-
Tiêm Vắc Xin Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Cần Lưu ý điều Gì? | Medlatec
-
Trả Lời: Bà Bầu Tiêm Uốn Ván đau Bắp Tay Không?
-
Bà Bầu đau Nhức Vết Tiêm Vắc-xin Uốn Ván Có Sao Không? | Vinmec
-
Một Số Phản ứng Có Thể Gặp Khi Tiêm Vắc-xin Uốn Ván Hấp Phụ Cho ...
-
Có Mẹ Nào đi Tiêm Phòng Uốn Ván Về Mà Bị Nhức Tay Không?
-
Bắp Tay Mẹ Bầu Bị Sưng Tấy Lên Sau Khi đi Tiêm Mũi Uốn Ván
-
Bí Quyết Giảm đau Bắp Tay Sau Tiêm Vaccine - VnExpress Sức Khỏe
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu
-
Bệnh Uốn Ván: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa - VNVC
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
Có Mẹ Nào đi Tiêm Phòng Uốn Ván Về Bị đau Chỗ Tiêm Giống Mình ...
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu: Phức Tạp, Nhưng Cần Thiết! - Docosan
-
Bầu Tiêm Uốn Ván Về Bị đau Tay?
-
BỆNH UỐN VÁN - Cục Y Tế Dự Phòng