Chợ Vải Ninh Hiệp – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Chợ vải Ninh Hiệp còn có tên gọi khác là chợ Ninh Hiệp (phổ biến), chợ Nành Ninh Hiệp, chợ làng Nành hay chợ Nành là một chợ vải có quy mô lớn tại khu công nghiệp Ninh Hiệp, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chợ nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 12 km theo đường chim bay và khoảng 15 km đường bộ. Hiện nay, chợ được biết đến như là một trong những chợ đầu mối trung chuyển vải của Trung Quốc lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Chợ vải Ninh Hiệp được báo chí gọi là "con đường tơ lụa"[1] và đồng thời là một trong những chợ cổ nhất Việt Nam.[2]
Lịch sử hình thành
[sửa | sửa mã nguồn]Thời điểm thành lập chợ không được biết chính xác, nhưng có lẽ nó chính là kết quả của sự phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa những năm đầu thế kỉ thứ 11, 12 tại đây (gắn liền với sự tích Lý nhũ Thái Lão). Ngoài dấu tích chợ Nành xưa được gìn giữ lại cho đến hiện nay thì còn phát hiện 2 dấu tích của chợ cũ.[cần dẫn nguồn]
Bãi mả chợ
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Thần phả miếu Thượng Thôn (Ninh Hiệp), triều đại nhà Lý, ông Đào Chân từ dưới nam đem vợ con đi làm ăn, đến hương Phù Ninh (tên cũ của làng Nành thuộc xã Ninh Hiệp), thì dừng lại mở quán nước gần Song Lâm Tự – nơi đây có đường thông đi các ngả như Đình Bảng, Phù Chẩn, Phù Đổng và đi sâu vào các làng khác trong vùng. Người qua lại ngày càng đông, hàng hóa ngày càng nhiều, cần có nhu cầu trao đổi, nên khu vực bán hàng của ông dần dần trở thành cái chợ, trước vắng sau đông.[3]
Soi chợ Nành
[sửa | sửa mã nguồn]Theo thời gian, chợ cũ không thích hợp với nhu cầu tăng cao nên đã chuyển ra bãi rộng ven sông Thiên Đức, cạnh bến Dỹ, là đầu mối giao thông giữa kinh đô Thăng Long với các tỉnh phía Bắc.[3] Năm 1758 (năm Cảnh Hưng thứ 19), có lẽ lúc này đất nước biến loạn, giặc cướp triền miên, chợ ở ngoài làng không an toàn nên phải chuyển vào giữa làng nên mới có vị trí như hiện nay. Thời gian đầu chợ nhỏ, cũng chỉ có rau, gạo,... Sau đó do hàng hóa phát triển, người đông, thì có những quy định về an ninh, ngày phiên chợ. Ca dao xưa có câu "chợ Nành một tháng sáu phiên". Chợ Nành trước năm 1945 có 4 dãy, 30 gian, dãy trong 5 gian đủ kèo cột, bán đủ các loại mặt hàng từ thịt, gạo, vải lụa, tạp hóa,...
Phân chia các khu chợ
[sửa | sửa mã nguồn]Chợ vải Ninh Hiệp được chia thành 2 khu chợ và 2 khu trung tâm thương mại bao gồm: chợ Nành Ninh Hiệp, chợ Phú Điền, trung tâm thương mại chợ Ninh Hiệp (tên khác: trung tâm thương mại chợ Sơn Long), trung tâm thương mại chợ Vĩnh Phát.
Các vụ việc liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]Cuối năm 2013 – đầu năm 2014, Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội triển khai dự án về việc cải tạo lại chợ Nành Ninh Hiệp (chợ cũ), phá trường THCS xã Ninh Hiệp[4] để xây thêm chợ mới[5] và di chuyển bãi đỗ xe của chợ. Hàng loạt nhân dân, bao gồm tiểu thương trong chợ ồ ạt nổi dậy phản đối[6][7] việc UBND thành phố triển khai dự án bằng biện pháp nghỉ không đi chợ,[8][9] cho con em nghỉ học hàng tháng,[10][11][12] dọa đốt chợ[13] và biểu tình[14][15] để chống đối hành động của UBND thành phố. Họ thậm chí ngủ lại ở chợ để phản đối việc cải tạo chợ do chợ chưa quá cũ và cũng không có thêm chỗ để bán hàng.[16] Người dân địa phương bức xúc cho rằng, việc thi công dự án này của UBND thành phố đã làm ảnh hưởng đến những di tích tâm linh của xã Ninh Hiệp nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung. Có nhiều xã viên của hợp tác xã đã phản ánh và rất bức xúc với Ban Chủ nhiệm của hợp tác xã Ninh Hiệp và lãnh đạo UBND xã Ninh Hiệp về việc một số cán bộ tự ý nhận tiền đền bù để di chuyển bãi đỗ xe của chợ, trong khi đó dự án "phá hủy bãi đỗ xe của chợ Nành" chưa có quyết định nào thực hiện công việc này.[17][18]
Sau khi đối thoại với nhân dân xã Ninh Hiệp, chính quyền UBND huyện Gia Lâm đồng ý không cho phép phá trường học xây thêm chợ, không xây lại chợ cũ[19] và doanh nghiệp phải tạm dừng thi công dự án.[20] Hơn nữa, các tiểu thương trong chợ đã tổ chức mua năm chiếc quan tài về để đặt sẵn tại bãi đỗ xe của chợ, dán ảnh ban lãnh đạo chính quyền thành phố lên năm chiếc quan tài, doạ giết hại ban lãnh đạo thành phố và thay phiên nhau với các tiểu thương khác cùng mua hoa quả về để thắp hương mỗi ngày gây xúc phạm đến ban lãnh đạo chính quyền thành phố,[21] lôi kéo các tiểu thương khác cùng ăn ngủ tại bãi giữ xe, khóa và xích xe lại tại chính bãi đỗ để ngăn chặn không cho chính quyền thành phố thực hiện dự án, kêu gọi các học sinh viết đơn xin nghỉ học hoặc tự ý cho con nghỉ không cho đến trường để gây cho chính quyền thành phố bị áp lực. Có nhiều người dân, học sinh cầm cờ, trống, chiêng, thanh la kéo đến trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Ninh Hiệp[22] và Đồn Công an Bắc Đuống để hò hét, đập phá hay thậm chí là chửi bới gây ra rối loạn trong địa phương.[23]
Sau khi Công an thành phố Hà Nội điều tra và làm rõ vụ việc vào cuối năm 2015, đã phát hiện người đứng đầu vụ việc là bà Hoàng Thị Vinh, sinh năm 1949, là một tiểu thương lâu năm trong chợ. Bà đã bị Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm tuyên phạt 15 tháng tù giam về tội "Gây rối trật tự công cộng". Bốn đồng phạm còn lại của bà đều lĩnh 12 tháng tù treo với cùng tội danh trên. Sau khi án sơ thẩm tuyên, bị cáo Vinh đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Xét bị cáo Vinh tuổi cao, sức khỏe không tốt, chồng bà là thương binh nên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định giảm án cho bà xuống còn 12 tháng tù giam. Cho dù vụ việc vẫn đang được diễn ra nhưng chính quyền thành phố vẫn khẳng định rằng sẽ không dừng thi công dự án này.[24][25][26]
Ngày 26 tháng 12 năm 2015, trước việc phản đối chính quyền lấy đất bãi trông giữ xe của chợ Nành Ninh Hiệp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội xử lý dứt điểm vụ việc lấy đất tại xã Ninh Hiệp và phải báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước 31 tháng 1 năm 2016.[27]
Vụ việc này sau đó cũng đã được chính quyền địa phương các cấp giải quyết và đề nghị nhân dân, các tiểu thương trong chợ quay trở lại và hoạt động tích cực cho việc buôn bán và phát triển ngành kinh tế của địa phương. Ngoài ra chính quyền cũng yêu cầu các bậc phụ huynh cho con em quay trở lại trường để tiếp tục việc học tập.[28][29]
Buôn bán hàng giả, hàng nhái
[sửa | sửa mã nguồn]Tuy Ninh Hiệp là một chợ vải lớn nhất miền Bắc Việt Nam nhưng không thể tránh khỏi những tình trạng buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả và hàng nhái trong chợ. UBND thành phố Hà Nội đã thường xuyên điều phối Lực lượng Quản lý thị trường thành phố đi kiểm tra, phát hiện và thu giữ một số lượng lớn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu tại các ki-ốt trong chợ.[30][31]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Những "bà chủ" của "con đường tơ lụa"
- ^ “Ninh Hiệp: Đại siêu thị quần áo lớn nhất miền Bắc”. VietNamNet. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ a b Nguyễn Khắc Quýnh, Chuyện cũ làng Nành, 2003
- ^ “Vụ "phá trường xây chợ" ở Hà Nội: Cựu chủ tịch xã bỗng "mất tích"”. doisongphapluat.com. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
- ^ "Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội: Có nên xây thêm Chợ và Trung tâm thương mại?". Báo Tài nguyên & Môi trường. ngày 12 tháng 1 năm 2016.
- ^ “Tiểu thương chợ Ninh Hiệp phản đối xây dựng trung tâm thương mại”. Báo điện tử An Ninh Thủ Đô. ngày 15 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Dân phản đối phá trường xây chợ”. Báo điện tử Tiền Phong. ngày 15 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ Phương Sơn. “Tiểu thương đóng cửa chợ Ninh Hiệp, vây UBND xã”. www.chatluongvacuocsong.vn. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020. zero width space character trong |title= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
- ^ “Tiểu thương đóng cửa chợ Ninh Hiệp, vây UBND xã - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020. zero width space character trong |title= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
- ^ Phạm Chí Dũng (ngày 22 tháng 12 năm 2015). “VNTB - Học sinh Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) phản đối lấy đất trường học xây chợ”. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Ninh Hiệp: Tranh chấp đất người dân cho học sinh nghỉ học hàng loạt - www.tinmoitruong.vn”. www.tinmoitruong.vn. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.[liên kết hỏng]
- ^ “Cho con nghỉ học phản đối 'phá trường xây chợ'”. VietNamNet. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Chủ tịch huyện Gia Lâm (Hà Nội): Tôi luôn lo chợ Nành cháy”. laodong.vn. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Hà Nội: Xây lại chợ Ninh Hiệp - Đừng đùa với sinh kế của dân!”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Học sinh Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) phản đối lấy đất trường học xây chợ - rfavietnam”. www.rfavietnam.com. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ Chủ trương thiếu sự đồng thuận
- ^ “Những điều cần minh bạch trong việc xây chợ Ninh Hiệp”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ Sự thật về việc “phá trường xây chợ” tại xã Ninh Hiệp
- ^ “Dừng việc phá trường học xây chợ”. Báo điện tử Tiền Phong. ngày 17 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Vụ "phá trường xây chợ" ở Hà Nội: Ai "chống lưng" cho doanh nghiệp?”. doisongphapluat.com. ngày 26 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ "Hà Nội xử phúc thẩm vụ đặt 5 quan tài phản đối xây chợ Ninh Hiệp". kinhtedothi.vn.
- ^ "Người dân bao vây UBND xã Ninh Hiệp: Sự lạ ở TTTM" Lưu trữ 2018-10-27 tại Wayback Machine. baodatviet.vn.
- ^ “"Quây" UBND xã, dân Ninh Hiệp phản đối xây TTTM”. Thời Báo Ngân Hàng. ngày 16 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Chính quyền khẳng định không dừng dự án xây trung tâm thương mại”. Báo Thanh Niên. ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ Người tổ chức gây rối trật tự tại chợ Ninh Hiệp được giảm án
- ^ Giảm án cho bị cáo gây rối trật tự tại xã Ninh Hiệp
- ^ "Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm vụ lấy đất ở Ninh Hiệp". Báo Pháp luật Việt Nam. ngày 26 tháng 12 năm 2015.
- ^ Chợ Ninh Hiệp... đìu hiu trở lại
- ^ “Báo ảnh dân tộc và miền núi”. Báo ảnh dân tộc và miền núi. ngày 25 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ “BVPL: Thu giữ gần 4.700 hàng hóa nghi hàng giả, nhái và hàng nhập lậu ở chợ Ninh Hiệp”. https://baovephapluat.vn. ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
- ^ “Hàng nghìn sản phẩm giả các thương hiệu nổi tiếng bị lực lượng QLTT thu giữ tại chợ đầu mối Ninh Hiệp, Hà Nội”. moit.gov.vn. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Chợ vải Ninh Hiệp rẻ nhưng vẫn ế
- Kinh doanh tại chợ vải Ninh Hiệp
- Chớm hè ở chợ vải Ninh Hiệp: Kỳ I: Con đường "tơ lụa" Lưu trữ 2012-12-15 tại Wayback Machine, Kỳ II: Những báo động đỏ và sai lầm cố hữu Lưu trữ 2012-11-11 tại Wayback Machine
Từ khóa » Chợ Ninh Hiệp Hà Nội
-
Chợ Ninh Hiệp ở đâu? Thời Gian Hoạt động Như Thế Nào? - Davitrans
-
Kinh Nghiệm đi Chợ Vải Ninh Hiệp Săn Nguồn Hàng Giá Rẻ - Sapo
-
Chợ Ninh Hiệp Có Gì? Kinh Nghiệm 'bỏ Túi' Khi đi Lấy Hàng ...
-
Chợ Ninh Hiệp Ở Đâu? 6 Kinh Nghiệm Săn Hàng Khắc Cốt Ghi Tâm
-
Chợ Ninh Hiệp ở đâu? - Có Nên Nhập Hàng Về Kinh Doanh Hay Không?
-
Kinh Nghiệm đi Chợ Ninh Hiệp Nhập Hàng
-
Chợ Ninh Hiệp Thuộc Tỉnh Nào? Lấy Hàng Tại Chợ Ninh Hiệp Cần Lưu ...
-
Tổng Hợp Kinh Nghiệm Lấy Hàng QUẦN ÁO ở Chợ Ninh Hiệp Từ A-Z
-
Chợ Ninh Hiệp - Gia Lâm, Hà Nội | DanhSachCuaHang
-
đường Chợ Vải Ninh Hiệp Gia Lâm Hà Nội #hnp - YouTube
-
Chợ Ninh Hiệp - Home | Facebook
-
Thông Báo : Chợ Ninh Hiệp Mở Cửa Bán Hàng... | Facebook
-
Chợ Ninh Hiệp - Vietnamnet