Chòe Than | Chim Cảnh
Có thể bạn quan tâm
Cách lựa chim: Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này. Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu. Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.
Cho chòe than -choe than ăn: Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim. Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.
Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn. Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ. Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.
Chim nói gió: Nói gió là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.
Tập tắm: Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước. Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được. Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim Trưởng thành Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.
Dợt chim Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.
Chim “có lửa – căng lửa” Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới.. Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình
Cách chọn chích chòe than hót – múa
Posted on Tháng Ba 3, 2010 by chimcanh
Kinh nghiệm để chọn 1 con than Hót-Múa hôm nay mình xin gửi đến các bạn với hy vọng tiền học phí cho thành viên mới tham gia. Kinh nghiệm để chọn 1 con than Hót-Múa hôm nay mình xin gửi đến các bạn với hy vọng tiền học phí cho thành viên mới tham gia,yêu thích cách chơi mới này giảm xuống thấp hơn nếu phải tự tìm tòi. Trước tiên mình xin định nghĩa lại thế nào là 1 con Than Hót-Múa(HM). Chim không đá được,đưa ra chơi hót,chưa hẳn là chim HM. Chim HM chưa hẳn là chim đá không hay. Thế nào là HM? HM là cách đấu của Choè nói chung khi gặp đối thủ,giống như cách so găng của 2 võ sĩ Quyền Anh trước khi vào trận. Tuy nhiên,khác ở chỗ,đây là cách đấu,chim hơn thua từ lúc này,nếu 2 đối thủ không phân thấp cao,sẽ tính đến chuyện dụng tay chân. Vậy,chim hót múa là chim biết dùng cách này làm thế mạnh cho mình,biết sử dụng để áp đảo tinh thần đối phương.Những con chim này thường là chim có mùa lồng từ 2-3 mùa trở lên. Ta có thể hình dung chim HM và chim đá như Quan Văn-Quan Võ. Vô hình chung,cách đấu hót này cũng là lúc chim phơi bày hết vẻ đẹp từ Thanh đến Sắc làm mê hoặc lòng người,dù đó là người không am hiểu.
Làm sao chọn được 1 con chim tài hoa như vậy?Đó là điều không đơn giản. Đây là những ví dụ dễ làm chúng ta nhầm lẫn: -Khi được nuôi tại nhà,choè Than cũng có những lúc căng lửa,sung mãn,cũng vừa hót vừa múa khi nghe âm thanh,tiếng chim lạ. -Một con chim trống treo tại cội(trường chim),kè gần 1 nàng chim Mái xinh đẹp,trổ hết tài năng,vẻ đẹp để thu hút nàng. -Hai đối thủ vừa gặp nhau,rướng cổ,trổ giọng,múa đuôi. -Một con chim khi vào cội mới,do chưa quen cội(Choè Than rất dễ lạ cội dù là chim có mùa),không dám sân si,chỉ múa hót… Tất cả những ví dụ này đều dễ làm ta nhầm tưởng đây là những con chim hót múa và phải bỏ một khoản tiền khá cao để sở hữu,sau đó lại thất vọng tràn trề. Nếu bạn đang muốn sở hữu 1 con Choè Than để chơi Hót-Múa. Vài lời khuyên xin gửi đến các bạn như sau: -Tuyệt đối không nên tin những lời quảng cáo suông,dù cho đang tận mắt nhìn con chim trổ tài. -Không xem và mua chim tại nhà. -Không mua chim trong 1 ngày. Vì sao tôi khuyên các bạn như thế? Như bài trên đã có nói đến,chim HM,nhất là choè Than,để sở hữu 1 con chim hay,không phải là điều hơn giản dù rất nhiều con có khả năng này. Bản tính của loài này được xem là hung hăng nhất trong các loài chim,nên việc tìm 1 con chim giỏi Văn gần như rất khó.
Bên cạnh đó,hầu như đấu Hót thì con nào cũng có thể,nhưng quan trọng vẫn là đấu Hót-Múa trong bao lâu và vào thời điểm nào,đó cũng là điểm mà người bán dễ lợi dụng để quảng cáo,và người mua cũng dễ nhầm lẫn: Có những con chim đá,lúc vừa tắm xong,Lửa hạ xuống,lúc này hót múa liên tục,rất hay,rất đẹp.Nhưng sau khi phơi nắng 1 lúc thì trở lại bản tính thật của mình. Một vài con,do thói quen và do chủ nắm rõ thời điểm chơi của chim.Mỗi ngày cho đi vợt và đá vào buổi Chiều,Sáng khi mang đi thì lại HM,không chịu đá,khi những con này đá thua,chủ muốn bán đi,sẽ hẹn bạn đến xem vào buổi sáng và quảng cáo đây là chim HM. Con khác lại hót múa rất hay khi ở nhà,khi ra cội lại chỉ muốn tìm chim để cắn xé. Lưu ý:Chim hót càng nhiều,càng lớn và căng ở nhà,ra cội(trường chim)càng dữ,điều này các bạn cứ thử xác nhận xem nhé. Bên cạnh đó,vào thời điểm ghép đôi,dù là chim được nuôi nhốt,nhưng vào thời điểm này,chim vẫn muốn tìm chim Mái để ghép cặp. Đây là lúc người mua dễ nhầm lẫn nhất.Vì chỉ cần thấy bóng dáng chim mái,dù ở rất xa,chim cũng trổ hết vè đẹp về Thanh-Sắc của mình để thu hút mà không cần quan tâm đến những chàng trống bên cạnh. Khi đã xác định được con chim ưng ý,các bạn nên kiểm tra như sau: Tách chim ra khỏi chim Mái(không còn thấy bóng dáng). Mang chim đến gần,thậm chí kè lồng với những con chim khác(càng dữ càng tốt),nếu chim vẫn không chụp,không xù,đứng ra giữa cầu đấu hót. Để chim tại vị trí đó trong 10 phút,nếu vẫn không có gì thay đổi,mang chim ra 1 vị trí tách biệt,treo trong 3 phút.Sau đó lại tiếp tục mang vào 1 vị trí kè chim khác và tiếp tục cho kè. Nếu vẫn không trở chứng,lúc này có thể suy nghĩ đến chuyện mua chú.
Tuy nhiên,trước khi quyết định,nên kiểm tra thêm 1 bước nữa:Lộn mèo Vì sao lại kiểm tra,chim lộn thì lộn từ đầu rồi mà? Xin thưa chính tôi cũng không ít lần dở khóc dở cười vì mua nhầm những con chim Lộn mèo mà bị chính con chim đành lừa!Thậm chí cả người chủ cũ cũng không biết con chim của mình có tật xấu này. -Có những con chim,khi treo sào,đấu hót hay cực kỳ,nhưng khi mang xuống đất hoặc đặt lên bàn thì Lộn. -Số khác,khi chơi tại cội,vì mê Đấu Hót mà tạm quên làm trò,nhưng khi mang về nhà lại Lộn mèo. Vì vậy,khi chọn mua,không có cách gì khác hơn,dù không thấy chim Lộn,nhưng bạn vẫn phải yêu cầu chủ chim bảo đảm.
Phòng & trị bệnh hô hấp cho chim cảnh bằng Tỏi
(Toilavu viết theo yêu cầu của chichchoelua.com – chichchoethan.com)
Các loài chim nuôi cảnh nói chung và đặc biệt là chích chòe lửa, chích chòe than vào thời điểm giao mùa và mùa lạnh thường bị các bệnh về hô hấp như: Ho, Chảy nước mũi, … toilavu thật sự ngạc nhiên khi nhiều nghệ nhân hầu như không biết rằng ngay trong nhà mình có vị thuốc phòng & trị hữu hiệu các bệnh về hô hấp cho chim cảnh là Tỏi.
Chú ý:
– Khi chim có biểu hiện bệnh, tách ra khỏi đàn trong khoảng cách xa nhất có thể, tránh tiếp xúc nhiều, khi tiếp xúc nên đeo khẩu trang y tế.
– Trùm kín áo lồng trong suốt thời gian chim bị bệnh, không tắm nước, tắm nắng nếu có thể nhưng không quá 15 phút. Vệ sinh lồng mỗi 2 ngày.
– Các bệnh liên quan đến Virus cúm gia cầm, sẽ phải điều trị bằng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của Thú y.
– Cẩn thận với một số cá thể chim quá nhạy cảm với mùi sẽ không uống nước, cách xử lý là dùng nước trà nóng thay cho nước sôi khi hãm tỏi.
– Dùng thuốc khánh sinh không đúng sẽ không khỏi bệnh & có thể gây chết chim nếu dùng quá liều lượng.
Triệu chứng:
Khi bắt đầu mùa lạnh, chim sẽ có biểu hiện xù lông để chống lạnh, những con chim có hệ miễn dịch kém, sức khỏe kém ngay lập tức bị bệnh các bệnh về hô hấp với triệu chứng như: Thở khò khè, có tiếng rít khi thở, vươn cổ ra thở, ho, viêm kết mạc, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đứng ủ rũ trên cầu… không điều trị kịp thời sẽ thành bệnh hô hấp mãn tính hoặc nặng quá sẽ ra đi vĩnh viễn. Ngoài ra bệnh còn có thể lây lan sang những chú chim khác, thậm chí lây sang cả người nếu là nhiễm Virus như Cúm gia cầm
Nguyên nhân: Bệnh do Virus, bệnh do vi khuẩn (dịch tả,…), bệnh cúm, bệnh do nấm, viêm thanh – khí – phế quản truyền nhiễm, sổ mũi truyền nhiễm.
Cách sử dụng tỏi chữa trị bệnh hô hấp của Toilavu: Điều trị tốt với các bệnh: Do nấm, nhiễm khuẩn, viêm thanh – khí – phế quản truyền nhiễm, sổ mũi truyền nhiễm, viêm phổi.
– Bạn lấy 2 tép tỏi bằng nửa đầu ngón út, nếu tép nào lớn bằng đầu ngón út thì chỉ cần dùng 1 tép là đủ. Sau khi lột sạch vỏ, bạn bỏ vào chén rồi dùng chày giã thật nhiễn tỏi ra
– Lấy cái cóng mà bạn đang dùng đựng nước cho chim uống ra khỏi lồng, rửa thật sạch, rồi lấy nước sôi đang nóng, tráng qua cóng cả trong & ngoài, tiếp theo bạn lường 2/3 cóng nước, rồi đỏ vào chén tỏi đã giã nhiễn, dùng đũa khuấy đều. Với một số cá thể chim quá nhạy cảm với mùi sẽ không uống nước, cách xử lý là dùng nước trà nóng thay cho nước sôi khi hãm tỏi.
– Sau đó bạn chờ đến khi nào nước nguội hẳn, gạn phần nước trong phía trên vào cóng nước và gắn cóng vào lồng cho chim uống tự nhiên, phần bã tỏi còn lại, bạn đổ đều ra bố lồng, rồi chùm kín lồng lại, bạn làm liên tục khoảng 3 đến 5 ngày, đa số chim bị bệnh hô hấp không do virus cúm gia cầm sẽ được trị khỏi, cho dù chim đã khỏi ngay từ ngày đầu, bạn cũng nên dùng thêm ít nhất là 3 ngày nữa cho chim khỏe hẳn. Sau 2 ngày điều trị bằng tỏi, chim không có dấu hiệu giảm bệnh, bạn nên trao đổi biểu hiện bệnh với thú y để dùng thuốc đặc trị.
– Làm lại nước tỏi mới sau 2 ngày, đồng thời thay bố lồng & vệ sinh lồng sạch sẽ mỗi 2 ngày.
Dùng tỏi phòng bệnh hô hấp ở chim cảnh của Toilavu: Vào thời điểm giao mùa, mùa mưa, mùa lạnh, toilavu thường giã nhiễn tỏi, rồi bỏ vào lồng cho tất cả các con chim trong nhà, mỗi lồng khoảng 1 tép tỏi cỡ nửa ngón tay út. Bỏ một lần duy nhất 2 ngày để phòng bệnh.
Hy vọng các chú chim của bạn hợp với cách phòng & trị của bệnh hô hấp bằng tỏi của Toilavu. Chúc các chú chim của bạn không bị bệnh hô hấp & khỏe mạnh.
Họa mi, chích chòe: sử dụng Insect Essentials (vitamin cho chim ăn côn trùng). – Cu gáy: sử dụng D’nutrical Calcium (Vitamin tổng hợp 3 trong 1: Calci, khoáng chất, vitamin) Cách dùng: trộn chung vào cám(bột) cho chim ăn hàng ngày liều lượng thì tùy từng loại như họa mi thì 6 – 8 muỗng/100gr cám (bột), chích chòe ( 4 – 6 muỗng/100gr cám (bột), cu gáy 8 – 10 muỗng/100gr. Mùa thay lông thì dùng thêm: Featheriffic hoặc Feather Up (hai loại vitamin thay lông), Vanhee Bỉegist 9000 (vitamin B complet)
1. Bênh ký sinh trùng : Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa : – 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu ); – 15ml nước pha đường 25% ; Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ). 2. Bệnh tiêu chảy do E.coli : Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa : – 1 – 2 mg Ampicilin; – 15ml nước pha đường 25%; Cho chim uống liên tục trong 3 ngày . 3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ): Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa : – 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine; – 15ml nước pha đường 25%; Cho chim uống liên tục trong 4 ngày . 4. Bệnh do vi rút : Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa : – Chủng ngừa bằng vaccin; – Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh. 5. Bệnh do bị “ Sốc “ : Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong .
Ghi nhớ :
– Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều. – Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát. – Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng. – Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước. – Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục. – Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh. – Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim. – Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .
Vitaplus Thuốc bổ sung các loại Vitamin, khoáng, chất điện giải Thuốc đầy đủ các loại Vitamin A, D3, B1, B2, B3, B6, B12, trong đó có Vitamin E giúp lông chim óng mượt
Chúc các bạn thành công!!!
Đặng Minh Tuấn IT Manager of CNS Technology and Media Corporation ——————————————————————– Mobile : 0977.995.900 * Nick YM : dangtuan1188
Chia sẻ:
Từ khóa » Chích Chòe Than Non Nuôi Lên Bị Nhát Người
-
Chòe Than Non Nhát Người! | Diễn Đàn Chim Cảnh Việt Nam
-
Chích Chòe Than Non Nuôi Lên Bị Nhát Người
-
Mẹo Hay Cho Các Bác Nuôi Than Non Cần Biết để Chim Thuần đét ...
-
Mẹo Hay Chữa Cho Chòe Nuôi Non Thuần Không Nhát Rúc Lồng
-
3 Cách Nuôi Chích Chòe Than Non Qua Từng Giai đoạn Chuẩn Nhất
-
Choè đất Non Nhát Người - CHIM CHÍCH CHÒE
-
Cách Nuôi Chích Chòe Than Non Mau Dạn, Mau Lên Lửa - Gạo Cưng
-
Làm Sao Cho Chòe Than Mao Dan Người
-
Cách Nuôi Chích Chòe Than Non - Udic-.vn
-
Chích Chòe Than Nuôi Thi Hót Và Thi đá - Dogily Petshop
-
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than Khoa Học Nhất
-
Choe Lua Boi Nuoi Bao Lau Thi Hot - Quang Silic