Chơi Cá Rồng Thật Lắm Công Phu!
Có thể bạn quan tâm
Nuôi cá rồng thực sự ngoài việc đam mê là cả một nghệ thuật và phải là người có tiền. Theo câu chuyện kể của anh Hoàng thì cũng nể phục người chơi bởi việc chăm cá rồng vất hơn “chăm con mọn”. Nếu tiền bể 1 thì tiền cá 10. Trung bình giá một con cá rồng hiện nay vào khoảng 30 triệu đồng, những con cá đẹp có giá từ 80-100 triệu đồng, những con đặc biệt thì… vô giá.
Loài cá duy nhất được cấp “chứng minh thư ”Nghe về cá rồng thì nhiều nhưng được tận mắt chứng kiến đôi “huyết long” (toàn thân cá màu đỏ) lượn trong bể cá của một người có tiếng trong giới chơi cá rồng ở Hà Nội mới thấy hết được uy phong của loài cá hàng “đế vương” này. Trong chiếc bể gần 2 khối nước với khung bể được bọc bằng loại gỗ đắt tiền, kính bể là loại kính chống đạn trong vắt với độ chịu lực gần 1 tấn, hai chú huyết long thoải mái uốn mình trong làn nước. Anh Đỗ Lê Hoàng ở Xa La, Hà Đông - chủ nhân của hai chú cá này trải lòng cùng phóng viên: “Hai chú huyết long này được nhập từ trại cá Alkido - một trại cá nổi tiếng Singapore. Để đạt được chiều dài như hiện nay là gần 50cm phải mất 3 năm ròng chăm bẵm”.
Khi hỏi về việc nhập cảnh 2 con huyết long này về liệu có nhận nhầm hàng, anh Hoàng cười nói: “Không bao giờ có chuyện nhầm cá, bởi mỗi con cá rồng khi còn rất nhỏ đã được chủ trại gắn một “chíp” chỉ bằng hạt gạo, trong đó có mã số riêng. Dãy số này được in lên từng tờ Certificate (giấy chứng nhận), có đóng dấu nổi của từng trại như: trại Xian Leng (Malaysia); trại Munjul (Indonesia); trại Mitra (Indonesia)… Phần lớn các chủ trại đều bắn chíp này vào vây hoặc trên lưng cá. Khi chuyển lẫn lộn cả đàn về đến Việt Nam, người bán chỉ cần dùng máy dò chíp là tìm ra đúng giấy chứng nhận của con cá đó”. Việc chuyển cá cũng hết sức công phu và tuân thủ đúng quy trình nếu không muốn con cá bạc triệu “ra đi”.
Phong thủy với cá rồng
Việc đặt bể để nuôi một con cá rồng trong nhà được dân chơi cá rồng tuân thủ rất khắt khe. Loài cá “hoàng đế” này có nhiều dòng, nhưng tựu trung lại có thể chia thành hai dòng chính là quá bối (toàn thân màu vàng) và huyết long (toàn thân màu đỏ). Tùy tuổi của thân chủ là mệnh gì, đứng hàng can nào sẽ chơi loại cá rồng màu đó. Theo giới chơi cá rồng thì thường người tuổi Thìn đứng hàng Nhâm (Nhâm Thìn) sẽ hợp với nuôi huyết long. Điều kiêng kị nhất trong chơi cá rồng: Tuyệt đối không nên đặt bể cá dưới các tượng thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc - Lộc - Thọ. Theo quan niệm phong thủy, cách bố trí đó mang ý nghĩa “chính thần hạ thủy” sẽ gây ra cảnh tán gia bại sản.
Không đặt bể cá phía dưới bàn thờ. Vì khói hương và bụi rơi vào bể cá sẽ gây chết cá. Việc cá chết thường xuyên cũng là một điều rất không hay. Không đặt bể cá trong phòng ngủ dẫn đến hiện tượng “âm thịnh dương suy”.
Nuôi cá rồng cần tốn rất nhiều công sức. Đầu tiên là thức ăn cho cá: rết, chuột bao tử, gián, thạch sùng, lươn, chạch và một loại sâu gọi là “super worm”. Những loại thức ăn này được bán với giá… “trên trời”. Thực ra, thức ăn tốt nhất cho cá rồng chính là tôm đông lạnh, song do yêu chiều con cá, nhiều người đã tìm ra thêm các loại thức ăn mới nhằm bổ sung thêm chất cho cá; cá rồng lại là loài cá ăn thịt nên… xơi tuốt. Gián thì sẵn và giúp cho huyết long lên màu, song rủi ro cao do có thể gián bị đánh thuốc xịt. Chuột bao tử an toàn và nhiều vitamin, song không phải lúc nào cũng kiếm được. Riêng đối với những người chơi cá rồng cộng đồng, họ thường phải cho ăn chạch cho rẻ: cả rổ chạch hất vào bể, chỉ loáng cái là mất dạng.
Nuôi cá đã khó, để cá rồng lên màu như mong muốn là cả một nghệ thuật.Thủ thuật với giới kinh doanh còn có cả xảo thuật trong đó. Một trong những kỹ thuật đặc biệt quan trọng trong giới chơi cá rồng được gọi là “tem đèn”. Trong tự nhiên, dưới ánh nắng mặt trời, cá rồng thường lên màu đỏ hoặc màu vàng rất đẹp; khi đưa vào trong bể nuôi thì đương nhiên bị mất đi nguồn sáng tự nhiên này. Giới chơi cá rồng sử dụng một loại đèn trắng có cường độ ánh sáng gần tương đương, chiếu sáng bể cả ngày lẫn đêm để kích thích con cá lên màu. Đối với dòng huyết long cần “tem đèn” ngang thành bể để kích thích những hàng vảy hai bên thân cá lên viền màu đỏ (cũng có thể là cả vảy). Thường khi con cá đạt kích thước 30cm, người chơi sẽ tiến hành “tem đèn”.
Kỹ thuật “tem đèn” cho dòng quá bối lại khác: Người ta nuôi con cá ngay từ khi chỉ nhỏ bằng cái bật lửa trong thùng composite trắng và soi đèn từ trên nóc thùng xuống, cũng với thời lượng 24/24h và kéo dài cho đến khi con cá đạt kích thước chừng 45cm mới đưa lên bể kính để chơi, trưng bày. Nói sơ thì ngắn nhưng trên thực tế, khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 1,5-2 năm, đủ để phần da màu đen trên đầu con cá biến đổi thành màu vàng - gọi là quá bối đầu vàng - dòng cá rồng rất có giá trị. Ngoài ra, nếu đi sâu hơn, người chơi cá rồng kỳ cựu thường săn lùng những con huyết long đầu đỏ hoặc quá bối đầu vàng nhưng lại gù (gọi là Fafulong). Loại có cả 2 đặc điểm này là cực hiếm, tỷ lệ từ các trại cá có thể là 1/10.000. Nhiều khi có, trại cá cũng không chịu bán ra hoặc xuất khẩu với giá rất đắt.
Chọn thú chơi vương giả này không phải ai cũng theo được, song không vì thế mà lượng người chọn chơi cá rồng lại giảm. Có cả một câu lạc bộ người chơi cá rồng, hàng năm, cứ đầu xuân, CLB cá rồng lại mở hội “khoe” cá rồng với muôn màu muôn sắc. Họ mong muốn đem đến không chỉ không khí ngày xuân mà còn cả tài lộc sum vầy.
Văn Hậu
Từ khóa » Cá Rồng Sống được Bao Lâu
-
Cá Rồng : Hướng Dẫn đầy đủ Cho Người Chơi Mới
-
Tuổi Thọ Cá Rồng Và Cách Chăm Sóc Cá Rồng Chuẩn Nhất
-
Tuổi Thọ Của Cá Rồng - AQUA PET VIETNAM
-
Tuổi Thọ Cá Rồng Và Cách Chăm Sóc Cá Rồng Chuẩn Nhất
-
Tuổi Thọ Cá Rồng Là Bao Nhiêu? - CÁ CẢNH
-
Cá Rồng – 10+ Thông Tin đặc Biệt Về Loài Cá Đế Vương
-
Cá Rồng Nuôi Bao Lâu Thì đẻ
-
Môi Trường Cá Rồng Sống ở Nhiệt độ Bao Nhiêu? Có Cần Phải Cắm ...
-
KINH NGHIỆM NUÔI CÁ RỒNG
-
Cá Rồng Huyết Long Là Gì? Đặc điểm, Cách Nuôi Và Cá ăn Gì?
-
Tuổi Thọ Của Cá Rồng Cửu Sừng Là Bao Lâu
-
Lưu ý Cho Người Mới Tập Nuôi Cá Rồng
-
Cách Nuôi Cá Rồng Ngân Long Khỏe Mạnh, Mau Lớn - Chợ Thủy Sinh
-
Dơi Ma Cà Rồng Sống được Bao Lâu?