Chổi Than Là Gì? Tác Dụng Của Chổi Than Và Cổ Góp

Tên gọi của chổi than vẫn còn khá mới lạ đối với người tiêu dùng, và không ít người nhầm lẫn khi nghe đến chổi than. Hãy cùng Dụng Cụ Vàng tìm hiểu về bộ phận này và tầm quan trọng trong dụng cụ thiết bị điện cầm tay.

Định nghĩa về chổi than là gì?

Mục lục

Chổi than là vật liệu dẫn điện với tác dụng truyền điện và kết nối các bộ phần stato và roto. Bộ phận này thường được lắp đặt trong động cơ điện 1 chiều và động cơ điện xoay chiều. Tùy vào dòng điện thế và tải trọng thực tế của máy mà cấu tạo và chất liệu có thể thay đổi phù hợp.

Những loại động cơ có chổi than hoạt động dựa trên cơ chế tiếp xúc giữa cổ góp và chổi than nhằm cung cấp điện vào cuộn dây. Phần chổi than được lò xo lá hay lò xo cuộn đẩy để tiếp xúc liên tục và trượt trên bề mặt cổ góp hoặc vành trượt tiếp điện, duy trì tiếp điện cho phần Roto.

Động cơ chổi than có chi phí đầu tư ban đầu rẻ, bật tắt đơn giản với một công tắc và không cần bộ điều khiển riêng cho động cơ cấu tạo khá đơn giản. Tuy nhiên, so với động cơ không chổi than thì động cơ có chổi than có độ bền động cơ thấp hơn, hiệu suất ổn định chỉ ở mức 75% – 80%. Ma sát giữa chổi than và Roto dễ làm mài mòn cuộn dây, năng lượng tiêu hao nhiều hơn. Vì thế, cần lưu ý đến chổi than để có thể thay thế bảo quản chúng kịp thời.

Chổi than là gì
Chổi than là gì?

Công dụng của chổi than

Chổi than có tác dụng gì? Tác dụng chính của bộ phận này là vật kết nối giữa bộ phận tĩnh (Stato) và bộ phận quay (Rôto) trong động cơ điện. Với các dụng cụ điện cầm tay như máy khoan, máy mài cầm tay, máy cắt,… sử dụng cơ chế dẫn điện để tạo động lực xoay thì chổi than đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, 1 số vật dụng trong cuộc sống có cấu tạo chứa chổi than:

  • Động cơ mô tơ của ô tô và xe máy.
  • Đồ gia dụng như: máy hút bụi, máy sấy tóc, máy xay sinh tố.
  • Ứng dụng trong nền công nghiệp sản xuất: động cơ máy phát điện, mô tơ công nghiệp, máy cắt, máy mài,…

Các loại chổi than phổ biến

Các loại chổi than hiện nay
Các loại chổi than.

Dựa vào hình dáng bên ngoài, các loại chổi than bao gồm:

  • Chổi than đơn: Là dạng chổi than một miếng
  • Chổi than kép: Do 2 chổi than đơn nối lại với nhau thông qua đầu nối hoặc dây cáp.
  • Chổi than cấu tạo Sandwich: Gồm 2 tấm chổi than trở lên ghép cứng lại với nhau thành 1 khối như sandwich. Chất liệu các tấm chổi than này có thể giống hoặc khác nhau.
  • Chổi than tách: Khác với dạng chổi than Sandwich, các miếng than ở dạng này không được ghép cứng lại với nhau, khi hoạt động sẽ di chuyển đồng bộ với nhau. Chất liệu cấu tạo của các miếng than có thể giống hoặc khác nhau.

Cấu tạo chổi than là gì?

Thiết kế bên ngoài chổi than máy khoan có dạng chiếc bàn chải. Nó có cấu tạo từ than đá bao gồm thành phần chính là carbon và một số hợp chất đồng hoặc niken, với xung quanh được quấn nhiều lõi dây đồng.

Một đầu của chổi than được là tấm carbon gắn liền với dây dẫn đồng, dầu còn lại được nối với khung hoặc giá đỡ. Chổi than cung cấp điện tải cho cổ góp thông qua nhíp, là một loại lò xo. Lò xo này sẽ có dạng lò xo cuộn, lò xo mổ hay lò xo lá.

Trong chổi than máy khoan chứa 1 dây dẫn điện với một đầu được đặt bên trong dài từ 3-5mm, phần này sẽ được gắn keo hoặc sử dụng chốt. Bên ngoài tấm than sẽ được đánh dấu để người dùng nhận biết độ mòn và khi nào cần thay mới.

Cách hoạt động của chổi than

Đầu carbon của chổi than máy khoan sẽ được đẩy ra, tiếp xúc và trượt trên cổ góp điện, dẫn truyền nguồn điện đến bộ phận quay của động cơ.

Hình dạng Chổi than máy khoan
Chổi than máy khoan.

Khi lò xo đẩy tiếp xúc với cổ góp sẽ tạo ra khoảng cách giữa chổi than với bề mặt giá đỡ 1 khe hở khoảng chừng 0.8-1mm, lúc này chổi than sẽ dễ dàng di chuyển. Nếu khoảng cách này không đảm bảo (không nằm trong giới hạn từ 0.8-1mm), dễ dẫn tới việc hư hỏng hoặc hoạt động không ổn định.

  • Khe hở có độ rộng lớn hơn 1mm: Lúc này, chổi than bị rung lắc, trạng thái kéo dài sẽ dẫn tới mòn và gây ra hiện tượng tia lửa điện.
  • Khe hở có độ rộng nhỏ hơn 0.8mm: Chổi than sẽ bị giãn nở do sức nóng tỏa ra trong quá trình sử dụng, làm cho chổi bị kẹt và dẫn đến hư hỏng cả giá đỡ lẫn chổi than.

Cách lựa chọn chổi than phù hợp

Trong thời gian dài sử dụng động cơ, sẽ đến lúc mòn chổi than, bạn cần thay mới ngay lập tức để đảm bảo tính liên tục cho thiết bị điện. Dưới đây là một số lưu ý cần nắm khi lựa chọn chổi than:

Thông tin sản phẩm

Thông tin về thông số kỹ thuật của chổi than về: mã sản phẩm, kích thước chổi (dày, rộng, dài), đầu nối, cấu tạo của dây dẫn điện bên trong (đường kính, chất liệu).

Thông tin về thông số động cơ: Tốc độ quay, công suất điện áp, dòng điện sử dụng (AC/DC).

Một số sản phẩm nổi bật

  • Chổi than CB-203A: cấu tạo trong máy xịt rửa (HW1200, HW1300), máy phay (RP1800, RP1801, RP2301FC) và máy cắt (LC1230)
  • Chổi than D374N: Sử dụng trong các động cơ điện và được thiết kế theo kích thước mà khách hàng yêu cầu.
  • Chổi than D172: Được dùng cho các máy phát điện với kích thước tùy theo khách hàng yêu cầu.

Các thông tin về chổi than được Dụng Cụ Vàng cập nhật trong bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về chổi than cũng như đánh giá được chất lượng của thiết bị điện. Nếu bạn đang muốn sở hữu 1 dụng cụ điện chính hãng, được trang bị phụ kiện kỹ thuật tốt. Hãy liên hệ ngay với Dụng Cụ Vàng để nhận tư vấn kỹ thuật chuyên sâu và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác đang chờ bạn! Thông tin chi tiết xem tại website dungcuvang.com

Từ khóa » Cách Thay Cổ Góp Máy Mài