Chôm Chôm Nhãn - 1kg - Trái Cây Nội Địa

Giới thiệu Chôm chôm nhãn - 1kg

Với sản phẩm tươi sống, trọng lượng thực tế có thể chênh lệch khoảng 10%.

1. Xuất Xứ Chôm chôm (danh pháp hai phần: Nephelium lappaceum) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này. Lông cũng là đặc tính cơ bản trong việc đặt tên của người Trung Quốc: hồng mao đan, hay của người Mã Lai: rambutan (trái có lông). Các nước phương Tây mượn giọng đọc của Mã Lai để gọi cây/trái chôm chôm: Anh, Đức gọi là rambutan, Pháp gọi là 2. Đặc điểm.

- Đặc điểm quả chôm chôm nhãn chín: Chôm chôm nhãn bình thường có màu xanh, khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng, đến hồng và cuối cùng là đỏ. Sau khi hái từ 1-2 ngày toàn bộ chôm chôm sẽ chuyển thành màu đỏ.

- Đặc điểm hình dạng bên ngoài: Chôm chôm nhãn có dạng hình cầu, quả nhỏ, khối lượng chỉ từ 20-30g/trái, 1kg chôm chôm nhãn chất lượng được khoảng 40-50 trái. Đặc biệt chôm chôm nhãn có vết “ráp” trên vỏ, râu thưa và hơi ngắn (so với các giống chôm chôm khác). Có thể nói về bề ngoài, chôm chôm nhãn có mã không đẹp. Đây chính là đặc điểm rất quan trọng để nhận biết chôm chôm nhãn.

- Đặc điểm ruột chôm chôm nhãn: Chôm chôm nhãn có cùi dầy, giòn, tróc hạt (chôm chôm tróc), vị ngọt, ăn rất ngon, có mùi thơm đặc trưng và thời gian bảo quản lâu hơn so với các loại chôm chôm khác.

. Công dụng chữa bệnh

Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Vỏ cây được sử dụng làm săn se. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng (nhiễm trùng nấm men). Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi

2. Công dụng thực phẩm

Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.

3. Công dụng làm đẹp

Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.

4. Công dụng khác

Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm (xanh và vàng). Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.

Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm

Lượng calo trong 100g thịt quả chôm chôm lên tới 82kcal. Nó cũng có 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6.

100g thịt quả chôm chôm chứa khoảng 20,87g carbohydrat, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9 mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C, 1.352mg niacin

Cả cây chôm chôm, từ gốc đến quả đều rất có lợi cho cơ thể!

Từ khóa » Chôm Chôm Nhãn