Chọn Bộ Nhớ Cho Thiết Bị Android Của Bạn - Kingston Technology
Có thể bạn quan tâm
- Lưu trữ cá nhân
- Cuộc sống di động
- Thẻ microSD
- USB Flash Drives
- Android
- Thẻ nhớ
Android là hệ điều hành di động hàng đầu với hàng triệu ứng trên cửa hàng Google Play. Một trong những điều hấp dẫn khi sở hữu thiết bị Android (như điện thoại, máy tính bảng, máy bay không người lái, camera hành trình, máy chơi game di động) là khả năng bổ sung bộ nhớ. Để bổ sung bộ nhớ thực sự rất dễ dàng mà ngay cả những người có ít chuyên môn kỹ thuật nhất trong số chúng ta cũng thực hiện được: chỉ việc gắn thẻ microSD hoặc USB Flash vào khe cắm thích hợp trên thiết bị và thế là, bạn đã có ngay thêm khối dung lượng khổng lồ ngoài sức tưởng tượng. Người dùng cần thêm dung lượng cho ứng dụng, video, hình ảnh, phim và tài liệu để có thể dễ dàng lưu trữ và chuyển tệp giữa các thiết bị mà không cần đến bất kỳ loại kết nối Internet nào.
Nếu đã từng dùng thẻ SD hoặc microSD, thì bạn hẳn biết là có vô vàn sự lựa chọn với các mức dung lượng, phân loại và ứng dụng khác nhau. Bạn cần dựa vào đâu để quyết định nên mua cái nào? Trước khi đi vào chi tiết cụ thể, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thông tin chung.
Hãy tìm các thẻ được đánh dấu Class A1 hoặc Class A2. Các con dấu này thể hiện rằng thẻ đó được thiết kế để sử dụng và lưu trữ ứng dụng. Đây là các phân loại chỉ định được dùng trong tiêu chuẩn Thông số kĩ thuật cấp hiệu năng ứng dụng khá mới. Tiêu chuẩn này do Hiệp hội SD lập ra dành riêng cho thẻ SD và microSD để sử dụng cho những tình huống ứng dụng yêu cầu cao như thiết bị Android. Các thẻ này có tốc độ phù hợp để dùng cho thiết bị di động, vừa để lưu trữ dữ liệu phương tiện vừa để chạy ứng dụng.
Bạn có thể sẽ thắc mắc là vậy có gì khác biệt giữa việc lưu trữ video, âm thanh, hình ảnh so với việc chạy ứng dụng. Việc lưu trữ được thực hiện ở tốc độ ghi tuần tự liên tục. Dữ liệu được tiếp nhận ở một tốc độ nhanh không đổi và được lưu trữ theo cách trực tiếp và có thứ tự. Khi chạy ứng dụng, các bit dữ liệu được ghi ngẫu nhiên và đặt vào bất kỳ không gian nào đang khả dụng. Vậy nên, người ta gọi thao tác này là đọc/ghi ngẫu nhiên.
Cả Class A1 và Class A2 đều thích hợp cho người dùng Android vì chúng được trang bị tốc độ ngẫu nhiên phù hợp để sử dụng ứng dụng, đồng thời mang đến tốc độ ghi tuần tự liên tục ở mức tối thiểu là 10MB/giây.
Để chọn thẻ nhớ microSD cho thiết bị Android, việc đầu tiên cần làm là đảm bảo thẻ đó có xếp hạng Class A1 hoặc Class A2. Nếu thẻ nằm ngoài hai cấp này thì bạn không nên chọn thẻ để dùng trong tình huống này.
Về mặt dung lượng, thẻ microSD có thể chứa tối đa 512GB dung lượng. Tuy nhiên ở đây, nhiều dung lượng hơn không nhất thiết là sẽ tốt hơn. Nếu bạn làm mất hoặc làm hỏng thẻ, thì đơn giản là bạn mất hơn một nửa terabyte dữ liệu, tệp và các dữ liệu quan trọng khác! Một cái giá khá đắt chỉ để có được sự tiện lợi khi có thể lưu trữ mọi thứ trên cùng một thẻ.
Dòng thẻ microSD có hai loại riêng biệt, khác nhau ở phạm vi dung lượng, bao gồm: Thẻ nhớ có khả năng bảo mật kỹ thuật số cao (SDHC) và Thẻ nhớ có khả năng bảo mật kỹ thuật số mở rộng (SDXC). SDHC có dung lượng lưu trữ từ 2GB đến 32GB, còn SDXC là từ 32GB đến 512TB. Để bạn dễ hình dung, một chiếc thẻ 32GB có thể lưu dữ đến 5.300 bức ảnh nặng 18MP hoặc gần 3 tiếng video có chất lượng 720p 30fps.
Thẻ microSD (và thẻ SD tiêu chuẩn) có đa dạng các mức tốc độ, hầu hết các thẻ được liệt kê theo một vài cấp phân loại. Dĩ nhiên, chọn lựa thẻ nào còn tùy thuộc vào mục đích của bạn khi lắp thêm bộ nhớ. Thẻ U1 hoặc U3 rất phù hợp cho các mục đích chung, dùng hàng ngày, cũng như để lưu trữ dữ liệu ứng dụng. Tuy nhiên, nếu bạn định quay video 4K thì hãy chuyển sang thẻ U3/V30, V60 hay thậm chí là V90 sẽ tốt hơn.
Mặc dù hầu hết mọi người đều chọn dùng thẻ microSD, vẫn còn một loại thiết bị lưu trữ khác là ổ USB Flash nổi tiếng. Hầu hết các thiết bị Android đều có một cổng microUSB hoặc USB-C®. Khi mua ổ flash, bạn cần nhớ đảm bảo ổ được trang bị loại đầu nối ren ngoài thích hợp. Nếu bạn muốn chỉ kết nối ổ flash vào điện thoại thông minh của mình thì bạn sẽ chỉ cần một đầu nối duy nhất. Tuy nhiên, một số ổ flash có thiết kế đầu nối đôi, đầu còn lại là cổng USB-A để bạn có thể dễ dàng kết nối ổ flash vào máy tính xách tay hoặc PC của mình.
Thẻ microSD là loại thẻ nhỏ gọn và dễ sử dụng. Bạn chỉ việc cắm thẻ vào thiết bị là xong. Các ổ USB Flash là loại thiết bị ngoài, hoàn toàn tách rời khỏi thiết bị của bạn, nên nếu bạn làm hỏng hoặc mất thiết bị, thì dữ liệu của bạn vẫn được sao lưu an toàn.
Bộ nhớ ngoài là một trong những điểm cộng lớn nhất khi sở hữu thiết bị Android (đây là điểm mà người dùng Android hầu như sẽ luôn nói với bạn!). Nhưng dù quyết định sẽ mua thiết bị lưu trữ nào, điều cần thiết trước hết là phải kiểm tra và đảm bảo thiết bị Android của bạn có hỗ trợ thiết bị lưu trữ đó.
#KingstonIsWithYou
Video liên quan
Từ khóa » Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài Của điện Thoại
-
Rom Và Ram Là Gì? Ram Là Bộ Nhớ Trong Hay Ngoài? - Nguyễn Kim
-
Phân Biệt Bộ Nhớ Ngoài Và Bộ Nhớ Trong Trên Android - .vn
-
Bộ Nhớ Trong Trên điện Thoại, Máy Tính Là Gì? Bao Gồm Những Gì?
-
Bộ Nhớ Ngoài Là Gì ?
-
Bộ Nhớ Trong Trên điện Thoại Là Gì? - Điện Máy Chợ Lớn
-
Bộ Nhớ Ngoài Của điện Thoại Là Gì - Thả Rông
-
Bộ Nhớ Trong Là Gì? Bộ Nhớ Trong Trên điện Thoại, Máy Tính Bao Gồm Gì?
-
Bộ Nhớ Trong (ROM) Trên Smartphone Là Gì? Cách Chọn điện Thoại Có ...
-
Tìm Hiểu Về Khái Niệm Bộ Nhớ Trong Của Smartphone Là Gì ?
-
So Sánh Bộ Nhớ Trong Và Bộ Nhớ Ngoài Về Máy ... - Thiet Ke Web
-
Bộ Nhớ Trong Là Gì? Tìm Hiểu Bộ Nhớ Trong Máy Tính & điện Thoại
-
Làm Thế Nào để Sử Dụng Tốt Nhất Bộ Nhớ Trên Thiết Bị Của Tôi?
-
Bộ Nhớ Trong Của điện Thoại Là Gì? - Minh Hoàng Mobile Hải Phòng
-
Bộ Nhớ Khả Dụng Là Gì? Điện Thoại Có Cần Dung Lượng Bộ Nhớ Lớn ...