Chọn Bơm Kim Tiêm Insulin | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Trên thị trường insulin thường được bán với 2 dạng chính:
+ Bút tiêm như bút tiêm Lantus, bút tiêm Novorapid….là dạng insulin chứa trong bút tiêm bơm đầy sẵn. Mỗi lần dùng phải gắn bút tiêm với kim tiêm đặc biệt của nó như NovoFine, Ultra-Fine…. để tiêm.
Kim tiêm này chỉ dùng 1 lần rồi vứt bỏ. Bạn nên mua với số lượng nhiều để dùng.
+Lọ tiêm như lọ Insunova R, lọ Humalin N…. Với lọ tiêm, insulin chứa trong lọ thủy tinh.
Mỗi lần dùng phải sử dụng bơm kim tiêm đặc biệt dành riêng để tiêm insulin như bơm tiêm insulin Ominican 1ml hay Insulin Syringe Promisemed ứng với 100 đơn vị insulin.
Nên mua các bơm tiêm dành riêng cho insulin này vì bơm tiêm được thiết kế với khoảng chia đến 100 đơn vị insulin (100 IU), rất dễ quan sát và rút liều thuốc chính xác.
Tuy nhiên, trong thực tế, một số quầy thuốc không có bán bơm tiêm insulin 100 đơn vị này, nên nhà thuốc thường bán bơm tiêm 1 ml (hay 1 cc) thông thường để thay thế.
Nhược điểm khi dùng bơm tiêm 1ml này là khoảng chia có đánh số của nó từ 0,1ml đến 1ml chứ không phải chia theo 100 đơn vị insulin. Khi sử dụng bơm tiêm 1ml này cần lưu ý chuyển đổi giữa ml và UI như sau 1ml = 100 đơn vị, 0,1 ml = 10 đơn vị.
* Những lưu ý thực tế hàng ngày
Khi sử dụng ống tiêm insulin thông thường, nên chọn ống có số đơn vị chia vạch/ml tương ứng với nồng độ của loại thuốc insulin sử dụng. Thí dụ, nếu sử dụng insulin NPH có nồng độ là U40/ml (tức trong 1 ml dung dịch thuốc có 40 đơn vị insulin) thì nên chọn ống tiêm U40/ml để rút thuốc được chính xác. Nếu dùng insulin NPH có nồng độ là U100 thì nên lấy ống tiêm U100/ml để rút thuốc.
Trong trường hợp thuốc sử dụng có nồng độ là U40/ml nhưng ống tiêm lại là loại U100/ml thì khi lấy thuốc, bạn phải rút thuốc tới vạch có chỉ số gấp 2,5 lần so với số đơn vị thuốc được chỉ định. Thí dụ, sáng tiêm 20 đơn vị thì bạn phải rút thuốc tới vạch số 50 trên ống tiêm U100/ml.
Tuy nhiên, sử dụng ống tiêm có số đơn vị chia vạch không thích hợp với nồng độ thuốc/ml là điều không nên vì khi vội vã hay tính toán nhầm, bạn có thể lấy không đủ thuốc hoặc quá liều so với chỉ định của bác sĩ. Cả hai trường hợp này đều gây nguy hiểm cho bạn.
Để giảm bớt những trở ngại khi tiêm, bạn nên chọn ống tiêm có các đặc điểm: kim tiêm mỏng, sắc, ngắn để giảm bớt cảm giác đau khi tiêm. Ống tiêm có in vạch rõ ràng, dễ đọc, kim gắn liền cố định vào thân ống tiêm.
Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng bút tiêm insulin vì nó giúp cho việc lấy thuốc được chính xác, tránh nhầm lẫn khi lấy thuốc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Các Loại Bơm Tiêm Insulin
-
HƯỚNG DẪN CÁCH LẤY LIỀU INSULIN DẠNG LỌ DÙNG BƠM ...
-
Hướng Dẫn Cách Lấy Liều Insulin Dạng Lọ Dùng Bơm Tiêm 1ml
-
Các Loại Insulin Và Cách Sử Dụng Trong điều Trị Tiểu đường - Hello Bacsi
-
Bơm Tiêm Insulin 1ml 26G Vinahankook - Thiết Bị Y Tế Viên An
-
Lưu ý Khi Chọn Bơm Kim Tiêm (xi Lanh) Khi Tiêm Insulin
-
Các Loại Bơm Tiêm Insulin. Liều Lượng Tiêm Và Cách Sử Dụng
-
Bơm Tiêm Tiểu Đường Bd Ultra -Fine Ii 3/10Cc Becton 100 Cây
-
Kim Tiêm Insulin BBraun Omnican 1ml/100IU Cho Người Tiểu đường
-
Bơm Kim Tiêm Tiểu Đường Insulin Hàn Quốc 1ml - Shopee
-
Lưu ý Khi Dùng Insulin ở Người Bệnh đái Tháo đường
-
Bơm Tiêm Insulin Cho Người Bệnh Tiểu Đường 100 Iu (1ml)
-
[PDF] Insulin Và Bệnh Tiểu đường - As1 Diabetes
-
Bơm Tiêm Các Loại