Chọn Mẫu Phi Xác Suất - HKT Consultant
Có thể bạn quan tâm
Với cách tiếp cận có mục đích như chọn mẫu phi xác suất, ta sẽ không biết được xác suất lựa chọn các đơn vị nghiên cứu (thành phần của dân số). Có nhiều cách để chọn lựa các cá nhân hoặc các trường hợp cần có trong mẫu. Thường chúng ta hay cho phép các phỏng vấn viên lựa chọn người cần phỏng vấn. Khi điều này xảy ra, rõ ràng là các thiên lệch có thể phát sinh ra và làm méo mó kêt quá nghiên cứu. Tuy nhiên, có những lý do thực tiễn mà người ta lựa chọn các phương pháp kém chính xác như vậy.
1. Các vấn đề thực tiễn
Chúng ta có thể sử dụng các thủ tục chọn mẫu phi xác suất vì các lý do sau:
- Chúng có thể thỏa yêu cầu chọn mẫu có mục tiêu.
- Nếu không có mong muốn hoặc không cần thiết phải tổng quát hóa các kết quả nghiên cứu cho dân số tổng thể thì ta không quan tâm lắm đến việc liệu là mẫu có đại diện đầy đủ cho dân số hay không. Điều này đúng với các nghiên cứu khám phá khi mà chúng ta có thể chỉ muốn gặp những cá nhân, những trường hợp không điển hình, không giống ai.
- Chọn mẫu phi xác suất ít tốn kém chi phí và thời gian so với chọn mẫu xác suất.
- Trong khi chọn mẫu xác suất có vẻ lý tưởng và rất tốt về lý thuyết, thì khi áp dụng vào thực tiễn, lại có nhiều thất bại. Ngay cả khi chúng ta áp dụng cẩn thận các bước chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thì chất lượng nghiên cứu vẫn còn tùy thuộc vào mức độ áp dụng cẩn thận hay không cẩn thận của các người liên quan. Vì vậy, các phươjng pháp chọn mẫu xác suất lý tưởng lại chỉ có thể thành công một phần vì lỗi con người.
- Chọn mẫu phi xác suất có thể là cách thay thế duy nhất. Trong một số trường hợp, có thể ta không có dân số tổng thể cho nghiên cứu. Và vì vậy, ta không thể có khung mẫu hoặc có cơ sở để chọn mẫu xác suất.
- Theo một nghĩa khác, chính những người tham gia nghiên cứu (đối tượng nghiên cứu) có thể tự chọn chính mình để tham gia. Điều này cũng có nghĩa là nhà nghiên cứu không thể bảo đảm sự ngang bằng về cơ hội chọn lựa các dơn vị nghiên cứu.
2. Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất
a. Chọn mẫu thuận tiện (Convenience)
Các mẫu phi xác suất không bị hạn chế được gọi là các mẫu “thuận tiện”. Đây là các mẫu có mức tin cậy ít nhất, nhưng thường là rẻ nhất và dễ tiến hành nhất. Lý do chính là các nhà nghiên cứu hoặc các điều tra viên, có quyền tự do chọn lựa bất kỳ ai họ muốn, vì thế được gọi là “thuận tiện”.
Trong khi chọn mẫu thuận tiện không có kiểm soát như thế có thể không bảo đảm tính chính xác, nhưng vẫn là một phương pháp hữu ích. Thường thì ta có thể áp dụng một mẫu như vậy để kiểm tra các ý tưởng hoặc để có được các ý tưởng về đối tượng nghiên cứu. Ở các giai đoạn đầu của nghiên cứu khám phá, khi ta tìm kiếm hướng đi, ta có thể áp dụng cách tiếp cận này. Các kết quả có thể rõ ràng đến mức không cần thiết phải áp dụng các phương pháp chọn mẫu phức tạp.
Các nghiên cứu thị trường thường sử dụng cách chọn mẫu thuận tiện này. Các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng hầu hết được thực hiện một cách thuận tiện.
b. Chọn mẫu có mục đích (Purposive Sampling)
Chọn mẫu có mục đích là hình thức chọn mẫu phi xác suất mà nhà nghiên cứu muốn theo những tiêu chí nào đó. Có hai phương pháp chọn mẫu có mục đích là chọn mẫu theo kinh nghiệm (judgment sampling) và chọn mẫu theo hạn ngạch (quota sampling).
Chọn mẫu theo kinh nghiệm xảy ra khi nhà nghiên cứu chọn các đơn vị nghiên cứu theo các tiêu chuẩn nào đó. Phương pháp này phù hợp khi được sử dụng vào các giai đoạn đầu của nghiên cứu khám phá. Khi ta muốn chọn một nhóm thiên lệch nào đó nhằm mục tiêu thanh lọc dữ liệu thì chọn mẫu theo kinh nghiệm cũng là một phương pháp tốt.
Ví dụ, một công ty chọn nhân viên của chính họ để đánh giá những sản phẩm mới trước khi đưa ra thị trường. Nếu thất bại, thì các sản phẩm này khó có triển vọng đưa vào thị trường. Một trường hợp khác, ví dụ ta muốn nghiên cứu về thị trường xe ô tô gia đình ở Việt Nam. Dĩ nhiên là chúng ta phải chọn các đối tượng nghiên cứu là người ở tầng lớp trung lưu trở lên, và phải là người có kinh nghiệm sử dụng xe ô tô gia đình.
Chọn mẫu theo hạn ngạch là kiểu chọn mẫu có mục đích thứ hai. Chúng ta áp dụng để cả thiện tính đại diện. Lý do chủ yếu là dân số có thể có vài chiều kích và chọn mẫu theo hạn ngạch có thể mô tả được các chiều kích này.
Trong chọn mẫu hạn ngạch, nhà nghiên cứu phải chỉ ra nhiều hơn một hướng kiểm soát. Mỗi hướng phải thỏa mãn hai điều kiện: (1) có một phân phối trong dân số để chúng ta có thể ước lượng và (2) thích hợp với chủ đề nghiên cứu. Để minh họa, ta quan sát các trường hợp sau:
Giới tính: hai nhóm thuộc tính – nam, nữ.
Trình độ học vấn: hai nhóm thuộc tính: đại học – trung học.
Khoa ngành: sáu nhóm thuộc tính – nghệ thuật và khoa học, nông nghiệp, kiến trúc, kinh doanh, công nghệ, khác.
Tôn giáo: bốn nhóm thuộc tính – Phất giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, khác.
Thành viên hiệp hội: hai nhóm thuộc tính – thành viên, không phải thành viên.
Tấng lớp kinh tế – xã hội: ba nhóm thuộc tính: giàu, trung bình, nghèo.
Tương tự như chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu hạn ngạch có thể theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ.
Chọn mẫu hạn ngạch có vài hạn chế. Thứ nhất, không có gì bảo đảm mẫu sẽ đại diện cho các biến cần nghiên cứu. Thứ hai, việc chọn lựa đơn vị nghiên cứu tùy thuộc vào điều tra viên, và tùy thuộc vào kinh nghiệm của chính họ. Vì vậy, họ có thể chọn những người thân thiết, ban bè quen thuộc để dễ thực hiện công việc.
Tuy vậy, nhìn chung là chọn mẫu hạn ngạch có ít rủi ro về thiên lệch hệ thống, và thường thỏa mãn được các yêu cầu dự đoán nói chung.
c. Chọn mẫu mở rộng (Snowball)
Kiểu chọn mẫu này được áp dụng khi ta khó xác định các người trả lời và khó tiếp cận được. Cách này rất phù hợp cho cấc nghiên cứu định tính.
Ở giai đoạn đầu tiên, các cá nhân cần tìm hiểu sẽ được phát hiện bằng cách nào đó, có thể theo xác suất hoặc phi xác suất. Rồi sau đó các cá nhân này chỉ cho nhà nghiên cứu những người khác có các đặc điểm tương tự. Rồi cứ tiếp tục như thế, nhà nghiên cứu sẽ được các người trả lời chỉ cho những người khác và mở rộng mẫu nghiên cứu.
Từ khóa » Ví Dụ Về Phương Pháp Chọn Mẫu Phi Xác Suất
-
Chọn Mẫu Phi Xác Suất (non-probability Sampling)
-
Phương Pháp Chọn Mẫu Phi Xác Suất (phi Ngẫu Nhiên)
-
Chọn Mẫu Phi Xác Suất (Non-probability Sampling) Trong Kiểm Toán ...
-
Phương Pháp Chọn Mẫu - Blog Của Phong
-
Chọn Mẫu Phi Xác Suất (Non-probability Sampling)
-
So Sánh Chọn Mẫu Xác Suất Và Phi Xác Suất - Hàng Hiệu
-
Chọn Mẫu Phi Xác Suất Trong Kiểm Toán Là Gì? Phương Pháp Chọn?
-
Phương Pháp Chọn Mẫu Phi Xác Suất / TOP #10 Xem Nhiều Nhất ...
-
Có Bảo Nhiều Cách Thức Chọn Mẫu Phi Xác Suất - Bí Quyết Xây Nhà
-
Phương Pháp Chọn Mẫu Trong Nghiên Cứu Y Học Lâm Sàng
-
HƯỚNG DẪN CƠ BẢN: CÁC PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT CHỌN ...
-
[PDF] CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
-
Hãy So Sánh ưu Nhược điểm Và Phạm Vi Sử Dụng Của Các Phương ...
-
Ví Dụ Phương Pháp Chọn Mẫu Theo Cụm