Chồng Có Thể ủy Quyền Cho Vợ Toàn Quyền Bán Nhà đất Không?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Những điều cần biết về hợp đồng ủy quyền:
- 1.1 1.1. Khái niệm hợp đồng ủy quyền:
- 1.2 1.2. Phạm vi ủy quyền trong giao dịch đất đai quy định như thế nào?
- 1.3 1.3. Công chứng Hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng nhà đất:
- 2 2. Chồng có thể ủy quyền cho vợ toàn quyền bán nhà đất không?
- 3 3. Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
1. Những điều cần biết về hợp đồng ủy quyền:
1.1. Khái niệm hợp đồng ủy quyền:
Hợp đồng ủy quyền được quy định tại Bộ Luật Dân Sự 2015 là một loại hợp đồng dân sự, Đối với loại hợp đồng này ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự như các đặc điểm đó là sự thể hiện ý chí của các bên, sự tự do, tự nguyện, bình đẳng của các bên khi giao kết hợp đồng,… hợp đồng uỷ quyền còn có những đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểm riêng biệt của hợp đồng ủy quyền là căn cứ để phân biệt hợp đồng ủy quyền dân sự với những hợp đồng khác dựa trên quy định của pháp luật.
1.2. Phạm vi ủy quyền trong giao dịch đất đai quy định như thế nào?
Đối với phạm vi ủy quyền trong giao dịch đất đai được quy định tại điều 562 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thì bên ủy quyền được chuyển giao toàn bộ quyền của mình cho bên được ủy quyền trong các trường hợp ủy quyền sử dụng và quản lý đất đai và ủy quyền định đoạt đất đai bao gồm các loại ủy quyền như Ủy quyền tặng cho quyền sử dựng đất, ủy quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; ủy quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
1.3. Công chứng Hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng nhà đất:
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 các trường hợp phải công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Như vậy, Căn cứ theo quy định của pháp luật hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật, để tránh các rủi ro và các vấn đề phát sinh về sau thì các cá nhân ủy quyền và được quỷ quyền cần đi công chứng xác nhận hợp đồng vì hợp đồng công chứng có giá trị pháp lý cao hơn, và việc công chứng hợp đồng phải theo các trình tự và quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chồng có thể ủy quyền cho vợ toàn quyền bán nhà đất không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi hiện sống tại Hà Tĩnh, có miếng đất tại Đà nẵng (đã có sổ đỏ) muốn bán nhưng do công việc tôi không thể vào được, tôi có thể ủy quyền một mình vợ tôi làm thủ tục chuyển nhượng được không? Nếu được vợ chồng tôi cần mang theo những giấy tờ nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.” Ngoài ra, việc định đoạt tài sản chung vợ chồng căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể :
“1.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2.Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Như vậy, muốn chuyển nhượng tài sản chung của vợ chồng thì phải có sự thỏa thuận và đồng ý của hai vợ chồng. Trong trường hợp của bạn, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho người khác thì bạn cần phải làm giấy ủy quyền cho vợ bạn để vợ bạn tham gia giao dịch.Để có giấy ủy quyền hợp pháp thì bạn cần viết một tờ giấy ủy quyền cho vợ và tờ giấy đó cần được đi công chứng tại văn phòng công chứng. Sau khi đã công chứng thành công hợp đồng ủy quyền thì vợ bạn có thể chuyển nhượng diện tích đất đó cho người khác. Trong trường hợp bên ủy quyền là hai vợ chồng, cần có các giấy tờ sau :
1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền
2. Hộ khẩu của bên ủy quyền
3. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền ( Đăng ký kết hôn )
4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu tập…)
5. Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại (nếu có )
– Về thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì như sau:
+) Lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng
+) Đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy đối với trường hợp này thì chồng hoàn toàn có thể ủy quyền cho vợ bán nhà đất theo quy định của Bộ Luật dân sự về ủy quyền quy định đã nêu như trên. các bên ủy quyền cần thực hiện việc ủy quyền với đầy đủ các giấy tờ, thủ tục và theo quy định để chứng minh về việc ủy quyền. tránh các phát sinh không đáng có về sau. Và việc ủy quyenf này cần được thỏa thuận giữa hai bên vợ và chồng về cụ thể các nội dung ủy quyền về vấn đề bán nhà đất.
3. Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(số…/HĐUQCNQSDĐ)
Hôm nay, ngày ….. tháng ……. năm ………., tại …………chúng tôi gồm:
BÊN ỦY QUYỀN: (Sau đây gọi tắt là Bên A)
Ông: ……… Sinh năm:………….
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………do……….cấp ngày…./…../……
Hộ khẩu thường trú:……….
Cùng vợ là bà: ……….. Sinh năm:……..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:……….do………cấp ngày…./…../…….
Hộ khẩu thường trú: ………
Ông……….và bà………..là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Ủy ban nhân dân huyện/quận/thị xã/ thành phố ……..cấp ngày…….tháng………năm………..
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN: (Sau đây gọi tắt là Bên B)
Ông (bà): ………. Sinh năm:………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………do………cấp ngày…./…../……
Hộ khẩu thường trú:……….
Bằng hợp đồng này, Bên A đồng ý ủy quyền cho Bên B với những thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1
PHẠM VI ỦY QUYỀN
Bên A ủy quyền cho Bên B chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở theo Giấy chứng nhận như trên. Nhân danh Bên A, Bên B thực hiện các việc sau đây:
– Đăng tin, tạo điều kiện để người mua tìm hiểu các thông tin về thửa đất, nhà ở theo Giấy chứng nhận trên.
– Thỏa thuận với bên nhận chuyển nhượng (bên mua) về các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở.
– Cùng bên nhận chuyển nhượng thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện thủ tục khai, nộp thuế thu nhập cá nhân nếu bên nhận chuyển nhượng không thực hiện thay.
– Cung cấp giấy tờ theo quy định pháp luật đất đai để hoàn tất thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai.
ĐIỀU 2
THỜI HẠN ỦY QUYỀN
Thời hạn ủy quyền là……….. kể từ ngày……..tháng…….năm………
ĐIỀU 3
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
3.1. Nghĩa vụ của Bên A
– Giao bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……do UBND huyện/quận/thị xã/thành phố…………..cấp ngày …….tháng …….năm ………. và cung cấp giấy tờ khác theo quy định của pháp luật để Bên B thực hiện công việc được ủy quyền.
– Chịu trách nhiệm về những việc đã giao cho Bên B thực hiện.
– Thanh toán cho Bên B các chi phí hợp lý khi thực hiện các việc được ủy quyền.
– Trả thù lao cho Bên B với số tiền là ………(nếu có) sau khi đã hoàn thành việc ủy quyền.
– Giao tiền cho bên B nộp thuế thu nhập cá nhân nếu bên nhận chuyển nhượng không thực hiện thay.
3.2. Quyền của bên A
– Yêu cầu Bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc thuộc phạm vi ủy quyền nêu trên.
– Yêu cầu Bên B giao toàn bộ số tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở.
ĐIỀU 4
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
4.1. Nghĩa vụ bên B
– Bảo quản, giữ gìn bản chính Giấy chứng nhận và các giấy tờ mà Bên A đã giao để thực hiện công việc ủy quyền.
– Thực hiện công việc theo ủy quyền và thông báo cho Bên A về tiến độ và kết quả thực hiện.
– Giao cho Bên A toàn bộ số tiền thu được từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở (đã trừ thuế thu nhập cá nhân, phí và thù lao công chứng nếu có).
4.2. Quyền bên B
– Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
– Được thanh toán các chi phí hợp lý để thực hiện các việc được ủy quyền nêu trên và được nhận thù lao như đã thỏa thuận.
ĐIỀU 5
CÁC THỎA THUẬN KHÁC
5.1. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ hợp đồng này phải lập thành văn bản có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực.
5.2. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho Bên B tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho A (nếu có).
5.3. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 6
CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cùng cam đoan sau đây:
– Đã khai đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng này.
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thoả thuận đã ghi trong hợp đồng này; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).
ĐIỀU 7
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
7.1. Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của hợp đồng này.
7.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này.
BÊN ỦY QUYỀN BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(ký và ghi rõ họ và tên) (ký và ghi rõ họ và tên)
Như vậy, căn cứ dựa trên thông tin mà chúng tôi đã cung cấp bạn có thể dễ dàng thực hiện các hợp đồng ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật. Trên đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin để trả lời các câu hỏi Chồng có thể ủy quyền cho vợ toàn quyền bán nhà đất không? dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai 2013
– Luật Dân sự 2015
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Từ khóa » Giấy Uỷ Quyền đất Cho Vợ
-
Vợ ủy Quyền Cho Chồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng đất
-
Chồng ủy Quyền Cho Vợ Bán đất Thế Nào? - Công Ty Luật Minh Gia
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Chồng Cho Vợ Mua đất Năm 2022 - Luật Sư X
-
Viết Giấy ủy Quyền Cho Vợ, Có Cần Công Chứng? - VnExpress
-
Mẫu Giấy Vợ ủy Quyền Cho Chồng Mua đất Từ A-Z đơn Giản Nhất
-
VỢ ỦY QUYỀN CHO CHỒNG BÁN NHÀ, ĐẤT
-
Chồng ủy Quyền Cho Vợ Thực Hiện Các Vấn đề Về Bất động Sản Thì ...
-
CHỒNG VIẾT GIẤY ỦY QUYỀN BÁN NHÀ CHO VỢ THÌ CÓ SỬ ...
-
Mẫu Giấy Vợ ủy Quyền Cho Chồng Bán đất Mới Nhất Hiện Nay
-
Chồng ủy Quyền Cho Vợ Bán đất Có được Không? - TheBank
-
Chồng Bán đất Khi Vợ đang ở Nước Ngoài, Cần Làm Thủ Tục Gì?
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Sang Tên Sổ đỏ Chuẩn, Mới Cập Nhật 2022
-
Người được ủy Quyền Có được Tự ý Bán đất Cho Người Khác?