Chống Công Giáo – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • 2 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đốt cháy nhà thờ thánh Augustinô trong cuộc bạo loạn ở Philadelphia năm 1844
Tranh vẽ của Thomas Nast trên tạp chí năm 1876 khắc họa các giám mục Công giáo như những con cá sấu đang tấn công vào các trường công lập của Mỹ, với sự đồng lõa của các chính trị gia Công giáo gốc Ireland

Chống Công giáo hay bài Công giáo là sự thù địch đối với người Công giáo hoặc phản đối Giáo hội Công giáo, các giáo sĩ và tín đồ.[1] Tại nhiều thời điểm sau Cải cách Kháng nghị, một số quốc gia có đa số dân theo Tin Lành như Anh, Phổ, và Scotland đã biến việc chống Công giáo, phản đối Giáo hoàng và các nghi lễ Công giáo thành những chủ đề chính trị lớn. Tâm lý chống Công giáo từ bối cảnh chính trị đó thường dẫn đến phân biệt tôn giáo chống lại những người Công giáo (thường bị gọi một cách miệt thị ở các quốc gia Tin Lành nói tiếng Anh là "papist" hoặc "Romanist"). Nhà sử học John Wolffe xác định bốn loại chống Công giáo: định chế-quốc gia, thần học, đại chúng và xã hội-văn hóa.[2]

Trong lịch sử, người Công giáo sống ở các quốc gia Tin lành thường bị nghi ngờ có âm mưu chống lại nhà nước nhằm tăng cường lợi ích của giáo hội. Sự ủng hộ dành cho giáo hoàng ngoại quốc dẫn đến những cáo buộc rằng họ thiếu lòng trung thành với nhà nước. Trong những nước có đa số dân theo Tin Lành với lượng người nhập cư lớn, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Úc, việc nghi ngờ những người nhập cư theo Công giáo hay phân biệt đối xử chống lại họ thường đan xen hoặc được lồng vào với chủ nghĩa bản địa, bài ngoại, và thái độ vị chủng hoặc phân biệt chủng tộc (tức là chủ nghĩa bài Ý, bài Ireland, hội chứng sợ Tây Ban Nha, bài Pháp, bài Quebec, bài Ba Lan).

Trong thời kỳ đầu hiện đại, Giáo hội Công giáo đã đấu tranh để duy trì vai trò tôn giáo và chính trị truyền thống của mình trước sự gia tăng của các thế lực thế tục ở các nước Công giáo. Kết quả của những cuộc đấu tranh này là một thái độ thù địch đối với quyền lực chính trị, xã hội, tinh thần và tôn giáo đáng kể của Giáo hoàng và các giáo sĩ đã nảy sinh dưới hình thức bài giáo sĩ. Tòa án dị giáo là mục tiêu tấn công yêu thích của họ. Các lực lượng chống giáo sĩ đạt được sức mạnh sau năm 1789 tại một số quốc gia đa số Công giáo, như Pháp, Tây Ban Nha và Mexico. Các đảng chính trị được thành lập thể hiện thái độ thù địch đối với quyền lực chính trị, xã hội, tinh thần và tôn giáo đáng kể của Giáo hội Công giáo dưới hình thức bài giáo sĩ, tấn công vào quyền lực bổ nhiệm các giám mục của giáo hoàng, các dòng tu quốc tế, đặc biệt là Dòng Tên.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Anti-catholicism. Dictionary.com. WordNet 3.0. Princeton University. (accessed: ngày 13 tháng 11 năm 2008).
  2. ^ John Wolffe, "A Comparative Historical Categorisation of Anti‐Catholicism." Journal of Religious History 39.2 (2015): 182-202.
  3. ^ John W. O'Malley SJ, The Jesuits: A History from Ignatius to the Present (2017).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Stark, Rodney (2016). Bearing False Witness: Debunking Centuries of Anti-Catholic History. Templeton Press. ISBN 9781599475004. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
    • “Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ”. Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (giới thiệu và trích đoạn).
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chống_Công_giáo&oldid=71154502” Thể loại:
  • Chống Công giáo
  • Bách hại Công giáo
  • Nghiên cứu Công giáo

Từ khóa » Công Giáo Chống Phá Nhà Nước