"Chồng Giận Thì Vợ Bớt Lời - Cơm Sôi Bớt Lửa Chẳng đời Nào Khê"

Cuộc sống bon chen, xô bồ khiến không ít cặp vợ chồng rơi vào tình cảnh cơm không lành, canh không ngọt. Sống với nhau chỉ vì “trách nhiệm” hoặc sợ cái tiếng ở đời. Câu tục ngữ “Chồng giận thì vợ bớt lời - Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê” của ông cha ta như là một lời răn dạy ý nghĩa về cách cư xử đúng mực, khôn ngoan, về nghệ thuật làm vợ, nhắc nhở chúng ta bài học về chữ “nhẫn” trong cuộc sống vợ chồng lứa đôi.

Chồng giận thì vợ bớt lời

Là con người ai cũng có lúc tức giận, đặc biệt là đàn ông. Với bản tính mạnh mẽ, cái tôi cá nhân cao, sự nóng giận của họ còn đáng sợ hơn gấp bội. Áp lực trong công việc và gia đình khiến họ cảm thấy mệt mỏi, tính tình cũng đổi thay, khó kiểm soát hơn trong hành động và lời nói. Đó là lý do tại sao người ta thường nói những lời khó nghe, làm những hành động điên rồ khi mất lý trí.

nghệ thuật trong đời sống hôn nhân

Bớt lời khi chồng đang nóng giận – đó là nghệ thuật trong đời sống hôn nhân

Trong nhiều trường hợp, cách xử trí của các bà vợ là xẵng giọng, đáp trả cực gắt hoặc thậm chí cãi nhau tay đôi. Nó như mồi lửa thổi bùng sự giận dữ nơi người chồng, trường hợp xấu có thể dẫn đến đánh nhau hoặc đôi bên chửi bới thậm tệ. Sức mạnh ngôn từ thật đáng sợ, nó có thể giết chết tâm hồn một con người, nhất là tổn thương do những người thân yêu tạo lên.

Thay vì “đá thúng đụng nia” các bà vợ nên giữ sự bình tĩnh. Khi chồng đã nóng thì vợ phải kiềm chế, phải tìm cách giảm sự bực tức nơi người chồng, dù có đang mệt mỏi. Đó mới là cách xử lý thông minh và khôn ngoan. Tất cả những sự cố gắng này của người vợ sẽ tạo nên một bầu không khí dễ chịu, thoải mái hơn trong gia đình và phần nào giảm bớt sự ngột ngạt cũng như những căng thẳng đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi cần thiết, người vợ có thể gắn kết, tạo cầu nối với chồng thông qua những đứa con. Trẻ thơ thật đáng yêu và ngộ nghĩnh, với những ông chồng yêu trẻ thì đây quả là liều thuốc xoa dịu tuyệt vời.

Đôi lúc, im lặng lại không phải là giải pháp tốt nhất khi chồng đang nóng giận. Một vài lời nói động viên, vài lời khuyên hữu ích, sự phân tích nhẹ nhàng hợp lý, thậm chí chỉ là một cái ôm đầy xúc cảm cũng được coi là phương thức hữu hiệu giảm bớt sự giận dữ của chồng.

Một người vợ lý tưởng khi là hậu phương vững chắc cho chồng, hiểu được tính cách và công việc của chồng. Do đó, tùy từng trường hợp xảy ra mà người vợ có cách ứng phó cho phù hợp và êm thấm. Nghệ thuật giữ lửa hôn nhân ít nhiều ở những tình huống như thế này. Và phải tuyệt đối ghi nhớ lời dạy của cha ông “Chồng giận thì vợ bớt lời”.

Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê

Cơn giận dữ của chồng cũng giống như khi nồi cơm

Lấy hình ảnh cơm sôi so sánh với đời sống vợ chồng

Hình ảnh so sánh vừa giản dị, chân thực lại gần gũi với cuộc sống đời thường, giúp ta liên tưởng một cách dễ dàng hơn. Cơn giận dữ của chồng cũng giống như khi nồi cơm đang sôi. Nếu cứ tiếp tục đun to lửa thì nước sẽ bị rút cạn một cách nhanh chóng, từ đó tạo thành lớp cháy khét dưới đáy nồi. Thật khó có thể cứu vãn những tình huống như vậy.

Vấn đề trở nên đơn giản khi người nấu biết hạ nhiệt kịp thời, nước sẽ không bị trào ra và giữ lửa làm sao để lúc ghế cơm vẫn giữ được lửa. Việc thêm bớt “lửa” thế nào để không bị khê mà cũng không bị sống đòi hỏi một sự khéo léo, quan sát tinh tế, là cả một hành trình trải nghiệm. “Lửa” ở đây được ví như sự tồn tại mong manh giữa “cái tôi đáng yêu” và “cái tôi đáng ghét”, còn “cơm” trong chuyện này được ví như hạnh phúc gia đình. Đời sống vợ chồng cũng thế, không thể tránh khỏi những xích mích, cãi vã. Tuy nhiên phải biết dĩ hòa vi quý, bao dung cho nhau, bình đẳng và tôn trọng để cùng giúp nhau hoàn thiện và phát triển bản thân. Sâu sắc hơn, phải biết nhường nhịn và đặt chữ “nhẫn” trong những hoàn cảnh thích hợp.

Ngày nay có rất nhiều thiết bị nhà bếp hiện đại thay thế cho hình ảnh bếp lửa thời xưa như nồi cơm điện, bếp từ, bếp điện từ hay bếp gas…. Việc sử dụng công nghệ mới với các tính năng tự động giúp việc nấu nướng trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn. Chức năng hẹn giờ và cài đặt thời gian giúp người nấu không phải khó nhọc để căn chỉnh lửa to – nhỏ. Chức năng booster giúp nấu chín thức ăn một cách nhanh chóng, không mất thời gian chờ đợi lâu mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon vốn có. Và nhiều tiện ích khác nữa.

Phải khẳng định rằng khi có sự hỗ trợ của những thiết bị thông minh này, cơm vẫn chín ngon lành, đảm bảo không sống không khê. Nhưng dường như hạnh phúc và khổ đau của con người ta vẫn nằm trong cái nồi cơm điện, trong những thiết bị đó. Vẫn là cách xử trí khôn ngoan, vẫn là sự quan sát nhạy bén để đưa ra mức độ ước lượng thời gian phù hợp. Cũng giống như giữa vợ và chồng phải có người nhu người cương, nín nhịn nhau mỗi khi nóng giận. Câu tục ngữ ông cha để lại “Chồng giận thì vợ bớt lời – Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê” vẫn luôn thấm thía và chứa chan ý nghĩa dù là thời xưa hay hiện tại.

Từ khóa » Cách Bớt Sợ Vợ