Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bị Gì? Nguyên Nhân, Phòng Ngừa Và điều Trị

Thường xuyên chóng mặt buồn nôn thì có nguy hiểm không, có cần đi khám bác sĩ không? Người bị buồn nôn chóng mặt cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

chóng mặt buồn nôn

Chóng mặt, mệt mỏi đi kèm với buồn nôn thường không phải là một triệu chứng bệnh quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chóng mặt buồn nôn diễn ra thường xuyên, đi kèm với những biểu hiện khác thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể và có cách điều trị phù hợp.

Chóng mặt buồn nôn là tình trạng gì?

Chóng mặt là cảm giác bạn cảm thấy cơ thể lâng lâng, đầu óc choáng váng như đang bị xoay tròn, có ảo giác trước mắt, thị lực suy giảm, không thể nhìn rõ được các đồ vật trước mắt.

banner tâm anh quận 7 content

Chóng mặt có thể đi kèm với nhiều triệu chứng, trong đó phổ biến nhất là cảm giác buồn nôn. Hiện tượng mệt mỏi buồn nôn chóng mặt gây rất nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh, khi bụng luôn trong cảm giác cồn cào muốn nôn và đầu choáng váng, cơ thể mất thăng bằng, không thể đứng vững.

Nguyên nhân gây buồn nôn chóng mặt

Buồn nôn chóng mặt có nhiều mức độ, từ nặng đến nhẹ tùy theo nguyên nhân bệnh là gì. Vậy điều gì có thể khiến bạn gặp phải triệu chứng chóng mặt buồn nôn?

Say tàu xe

Hiện tượng say tàu xe khi ngồi trên xe, tàu, máy bay đang di chuyển, lắc lư có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Thậm chí, nhiều người bị say tàu xe nặng còn có thể nôn ói, mặt xanh xao, tái nhợt, cơ thể yếu ớt.

nguyên nhân chóng mặt buồn nôn
Say tàu xe khiến bạn dễ bị chóng mặt buồn nôn

Sử dụng rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia, thức uống có cồn cũng là nguyên nhân gây buồn nôn chóng mặt. Thức uống có cồn sẽ làm loãng máu – nguyên nhân khiến bạn cảm thấy vừa buồn nôn vừa choáng váng, đau đầu.

Không chỉ vậy, thức uống có cồn còn gây kích ứng dạ dày, làm tăng thêm cảm giác buồn nôn. Người uống nhiều rượu bia, bị say rượu cũng có thể có các triệu chứng khác như: Da ửng đỏ, nói lắp, buồn ngủ, hoa mắt, ảo giác, phản xạ chậm,…

Lượng đường trong máu thấp

Đường (glucose) là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, bạn sẽ cảm thấy run rẩy, chóng mặt và buồn nôn. Đây chính là triệu chứng hạ đường huyết do lượng đường trong máu không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Lúc này, bên cạnh cảm giác chóng mặt buồn nôn, bạn còn có thể thấy da chuyển sang màu xanh nhợt nhạt, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, có biểu hiện đau đầu, cáu kỉnh,…

Phụ nữ mang thai

Buồn nôn chóng mặt là những triệu chứng ốm nghén thường gặp trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Đây là các biểu hiện thường thấy khi nồng độ hormone bị thay đổi một cách đột ngột. (1)

Bên cạnh hiện tượng chóng mặt buồn nôn, phụ nữ đang mang thai còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như nhức đầu, thèm ăn, đau tức ngực, mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn bình thường, đau bụng, chuột rút…

phụ nữ mang thai dễ bị chóng mặt buồn nôn
Bị buồn nôn chóng mặt là một triệu chứng ốm nghén thường gặp ở phụ nữ mang thai

Lo âu

Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, lo lắng, bạn có thể nhận thấy cơ thể có biểu hiện khác lạ, chẳng hạn như xuất hiện triệu chứng buồn nôn chóng mặt. Khi cơ thể chuyển sang trạng thái “chiến đấu” hoặc “trốn tránh” cảm xúc lo lắng thì chúng có thể phản ánh bằng những triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn chóng mặt, đổ mồ hôi,…

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu có thể gây ra cơn đau ở một vị trí nhất định, chẳng hạn như trên đỉnh đầu hoặc cũng có thể lan rộng ra toàn bộ nửa đầu trái hoặc nửa đầu phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau nửa đầu.

Khi đau, bạn sẽ có cảm giác âm ỉ hoặc đau nhói thành từng cơn, cảm thấy đau buốt khó chịu. Người bị đau nửa đầu dễ cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng, suy giảm thị lực,…

Xem thêm bài viết: Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi khó thở là triệu chứng bệnh gì?

Đau tim

Đau tim cũng có thể gây chóng mặt buồn nôn. Khi máu đông trong cơ thể ngăn chặn dòng máu đến tim, khiến các cơ tim thiếu oxy, máu và dưỡng chất thì bạn có thể cảm nhận cơn đau tim đi kèm với những triệu chứng khác như mệt mỏi, khó thở buồn nôn, chóng mặt.

Khi có các triệu chứng này, nên lập tức thông báo với người xung quanh bạn để được hỗ trợ đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

U não

Hầu hết các trường hợp u não đều đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng, dễ nhận biết như đau đầu dữ dội, co giật, thay đổi về thị giác hoặc thính giác,… Tuy nhiên, một số ít trường hợp người bị u não cũng cảm thấy bị chóng mặt buồn nôn. Thông thường, triệu chứng này sẽ xảy ra ở giai đoạn đầu tiên, khi khối u vừa xuất hiện.

Chóng mặt kịch phát lành tính (Benign paroxysmal positional vertigo – BPPV)

Chóng mặt kịch phát lành tính là cảm giác người bệnh ở trạng thái động hay tĩnh đều cảm thấy bản thân hoặc mọi vật xung quanh đang chuyển động. Nguyên nhân của tình trạng này thường do các vấn đề ở tai trong. (2)

Nếu bị chóng mặt kịch phát lành tính, bạn sẽ thấy cơn buồn nôn chóng mặt thoáng qua rồi tự khỏi, sau đó tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần.

Bệnh Meniere

Bệnh Meniere cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt buồn nôn do bệnh có thể ảnh hưởng đến tai trong. Cụ thể là do chất lỏng tụ lại trong tai gây ra. Không chỉ chóng mặt hay cảm thấy nôn nao khó chịu, người mắc bệnh Meniere còn phải đối diện với nhiều triệu chứng khác như ù tai, mất thính lực.

Viêm dây thần kinh tiền đình và viêm mê đạo tai

Viêm mê đạo tai là tình trạng rối loạn tai trong, có 2 dạng chính là viêm mê đạo tai do virus và viêm mê đạo tai do vi khuẩn. Trong khi đó, viêm dây thần kinh tiền đình là một bệnh lý viêm dây thần kinh ở tai trong, khiến dây thần kinh tiền đình thâm nhiễm. Cả hai tình trạng này đều có thể là nguyên nhân dẫn đến việc mất thăng bằng, gây ra buồn nôn chóng mặt. (3)

Viêm dạ dày ruột

Khi bạn bị viêm dạ dày ruột, cơ thể mất nước thì bạn có thể cảm thấy chóng mặt buồn nôn. Đặc biệt lúc này bạn sẽ dễ bị lảo đảo, loạng choạng khi đứng lên, khó có thể đứng vững được.

triệu chứng chóng mặt buồn nôn
Viêm dạ dày ruột có thể dẫn đến chóng mặt buồn nôn

Cơn thiếu máu thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ

Đột ngột chóng mặt buồn nôn, tay chân khó cử động, đau đầu,… được xem là dấu hiệu đột quỵ phổ biến. Ngoài ra, người có cơn thiếu máu thoáng qua cũng dễ cảm thấy hoa mắt chóng mặt đi kèm với cảm giác nôn nao, muốn ói.

Các nguyên nhân khác

Một số vấn đề khác cũng có thể gây nên triệu chứng chóng mặt buồn nôn, chẳng hạn như hạ huyết áp, sự thay đổi thời tiết, thiểu năng tuần hoàn não,…

Xem thêm:

  • Hoa mắt ù tai chóng mặt mất thăng bằng: Nguyên nhân và điều trị.
  • Đau đầu chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và lưu ý.
  • Toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Hay buồn nôn chóng mặt nên làm gì?

Nếu bỗng dưng cảm thấy bị chóng mặt buồn nôn thì nên làm gì? Lời khuyên là người bị chóng mặt đi kèm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, choáng váng trước tiên cần tìm chỗ để ngồi xuống, tránh chóng mặt không thể giữ thăng bằng dẫn đến té ngã. Nên ưu tiên ngồi ở ghế mềm, ghế có phần tựa hoặc những khu vực bằng phẳng để hạn chế chấn thương nếu chẳng may chóng mặt quá mức và ngã xuống.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên đứng hoặc đi bộ ngay lúc này. Nếu trong những tình huống đặc biệt phải di chuyển, hãy đi thật chậm, bám vào vách tường, đồ nội thất hoặc dùng gậy nếu có.

Nếu bạn đang ngồi nghỉ ngơi chờ cơn chóng mặt qua đi, đừng quên đứng dậy thật chậm sau khi cảm thấy cơn chóng mặt đã được cải thiện. Lúc này, nên uống nước lọc, không dùng bia rượu, caffeine, không hút thuốc lá – những yếu tố kích thích cảm giác đau đầu, mệt mỏi chóng mặt buồn nôn thêm nghiêm trọng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có hiện tượng chóng mặt buồn nôn thì có nên đến bác sĩ không? Trong trường hợp bạn bị chóng mặt buồn nôn do những nguyên nhân như say tàu xe, thay đổi thời tiết, ăn uống thất thường khiến lượng đường trong máu thấp,… thì bạn có thể không cần phải đến bệnh viện.

Tuy nhiên, nếu bị chóng mặt buồn nôn không rõ nguyên nhân, cơn chóng mặt kéo dài nhiều ngày không khỏi, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi buồn nôn chóng mặt thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân bệnh và có cách điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu tình trạng chóng mặt buồn nôn đi kèm với những nguyên nhân khác thì cũng cần sớm đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Các triệu chứng đi kèm nguy hiểm thường thấy bao gồm:

  • Cảm giác tê, yếu tay chân
  • Cánh tay hoặc chân ngứa râm ran
  • Đau đầu dữ dội
  • Khó nói chuyện, líu lưỡi, nói ngọng
  • Tức ngực
  • Tim đập loạn nhịp
  • Khó thở
  • Nôn mửa
  • Ù tai, suy giảm thính giác, mất thính giác
  • Mắt mờ, không quan sát được mọi vật ở cự ly gần hoặc có ảo giác
  • Cứng cổ
  • Đau bụng nghiêm trọng, bụng sưng to
  • Ngất xỉu
  • Chảy máu âm đạo (khi đang mang thai)
  • Tiêu chảy, đi vệ sinh ra máu

Xem thêm: Nằm xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị.

buồn nôn chóng mặt
Phụ nữ mang thai nên đến bệnh viện nếu chóng mặt buồn nôn kèm xuất huyết âm đạo

Với các trường hợp chóng mặt buồn nôn được đưa đến bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm:

  • Đã từng gặp triệu chứng này bao giờ chưa.
  • Triệu chứng chóng mặt buồn nôn diễn ra trong bao lâu, có đi kèm với các triệu chứng nào khác hay không.
  • Gia đình có ai có triệu chứng giống vậy không.
  • Lúc xảy ra triệu chứng người bệnh đang làm gì, trước đó có ăn uống hay làm gì bất thường không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI hoặc chụp CT để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Cách điều trị chóng mặt buồn nôn

Điều trị bằng thuốc

Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc cải thiện tình trạng chóng mặt buồn nôn này. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với bạn.

Ngoài ra, có một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm cảm giác khó chịu khi bị buồn nôn chóng mặt. Tuy nhiên, các loại thuốc cũng dễ có tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách. Do đó, tốt nhất nên trao đổi với dược sĩ tại nhà thuốc trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Cải thiện triệu chứng chóng mặt buồn nôn bằng chế độ dinh dưỡng

Khi bị chóng mặt buồn nôn, bạn có thể dùng các loại thực phẩm sau nhằm góp phần giúp xoa dịu tình trạng:

  • Gừng: Gừng có thể giúp làm thuyên giảm triệu chứng buồn nôn và nôn do thai kỳ hoặc say tàu xe. Bạn có thể uống trà gừng, thêm gừng vào các bữa ăn hoặc đơn giản là ngậm một lát gừng mỏng.
  • Bạc hà: Bạc hà cũng có thể giúp bạn khắc phục cảm giác chóng mặt buồn nôn một cách hiệu quả. Khi cảm thấy choáng váng muốn nôn ói, hãy thử một tách trà bạc hà.
  • Quế: Quế cũng là một loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị buồn nôn chóng mặt hiệu quả. Mùi thơm nồng của quế sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
cách giảm triệu chứng chóng mặt buồn nôn
Trà gừng giúp bạn đỡ khó chịu hơn khi bị chóng mặt buồn nôn

Giữ tư thế ngồi thẳng lưng

Ngồi thẳng lưng, không gập người về phía trước, không di chuyển có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn chóng mặt do say tàu xe, đau nửa đầu, say rượu bia,…

Châm cứu cổ tay

Một số người cho rằng họ không còn thấy buồn nôn chóng mặt sau khi châm cứu cổ tay. Tuy nhiên, cần thêm những nghiên cứu để chứng minh về hiệu quả của biện pháp điều trị này.

Nôn ói

Nếu bị chóng mặt buồn nôn do ngộ độc thực phẩm thì thay vì cố gắng để kết thúc cơn buồn nôn, các bác sĩ khuyên bạn nên nôn ra để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tốt nhất nên tìm ra nguyên nhân bệnh thì mới có thể điều trị dứt điểm.

Cách phòng tránh hiện tượng chóng mặt buồn nôn

Thường xuyên bị chóng mặt đi kèm với cảm giác buồn nôn thì có thể phòng tránh được hay không? Câu trả lời là có!

Để phòng tránh tình trạng hay triệu chứng chóng mặt buồn nôn, bạn nên:

  • Tập luyện: Một số bài tập thể dục có thể tốt cho người bị tiền đình, ngăn ngừa nguy cơ đau đầu, chóng mặt hay buồn nôn.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Để tránh buồn nôn chóng mặt, nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và uống nhiều nước. Đặc biệt cần ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu sắt, kẽm và vitamin C. Hạn chế thức ăn nhiều gia vị, đồ cay nóng, rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Ngủ đủ giấc: Người thường xuyên gặp hiện tượng chóng mặt buồn nôn nên cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, không thức quá khuya, đảm bảo ngủ từ 7-8 tiếng/ngày.
  • Tránh căng thẳng: Làm việc quá sức, thường xuyên lo lắng căng thẳng cũng dễ kích thích cơn chóng mặt buồn nôn. Do đó nên thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, tránh để bản thân chịu nhiều áp lực cùng một lúc.
  • Không để xảy ra chấn thương ở vùng đầu: Cẩn thận, hạn chế va đập, chấn thương ở vùng đầu sẽ giúp bạn phòng tránh chóng mặt đau đầu.
  • Không thay đổi tư thế đột ngột: Không cúi đầu, ngồi xuống hoặc đứng dậy quá đột ngột mà chỉ nên thực hiện thay đổi tư thế một cách chậm rãi.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Mỗi 6 tháng/lần, nên khám sức khỏe tổng quát và đặc biệt thực hiện kiểm tra sức khỏe hệ thần kinh để sớm kịp thời phát hiện bất thường, có phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa chóng mặt buồn nôn và các bệnh lý thần kinh khác.
ngủ đủ giấc giúp hạn chế chóng mặt buồn nôn
Ngủ đủ giấc giúp hạn chế bị buồn nôn chóng mặt

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nội thần kinh thuộc Trung tâm Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:

  • Liên hệ tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch khám riêng với chuyên gia.
  • Đăng ký hẹn khám tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Mặc dù chóng mặt buồn nôn là một hiện tượng rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý phù hợp. Nhiều người thậm chí còn chủ quan với các triệu chứng chóng mặt buồn nôn mà không biết rằng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm. Tốt nhất, hãy dành thời gian để kiểm tra sức khỏe nếu thường xuyên bị chóng mặt buồn nôn để có hướng điều trị kịp thời.

Từ khóa » đau đầu Buồn Nôn Chóng Mặt Khó Thở