Chóng Mặt Hậu Covid-19 Là Do đâu? Phải Làm Gì để Cải Thiện? | OTiV
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian dài, khiến nhiều người gặp khó khăn khi làm việc và sinh hoạt.
Chóng mặt là một trong những triệu chứng phổ biến hậu Covid-19
- Chóng mặt hậu Covid-19 là gì?
- Triệu chứng chóng mặt hậu Covid-19
- Nguyên nhân gây ra chóng mặt sau khi khỏi Covid-19
- Phản ứng viêm
- Giảm lưu lượng máu
- Cơ chế miễn dịch
- Tái kích hoạt vấn đề tiền đình đã có từ trước
- Tác động của Covid-19 lên các cơ quan khác
- Thuốc men và việc nằm trên giường kéo dài
- Chóng mặt hậu Covid-19 kéo dài bao lâu?
- Chóng mặt hậu Covid có nguy hiểm không?
- Chóng mặt sau khi nhiễm Covid có tự hết không?
- Cách giảm cơn chóng mặt sau khi bị Covid-19
- Tại thời điểm cơn chóng mặt xảy ra
- Giảm tái phát và mức độ nguy hiểm của cơn chóng mặt
- Giảm lo lắng
- Chế độ ăn uống hợp lý
- Nâng cao đầu khi ngủ
- Di chuyển chậm khi thức dậy
- Bổ sung dưỡng chất bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Chóng mặt hậu Covid-19 là gì?
Chóng mặt hậu Covid là một trong những triệu chứng điển hình mà F0 thường gặp phải sau khi âm tính với nCoV. Báo cáo gần đây đã chỉ ra, có đến 12-20% người đã khỏi Covid-19 có biểu hiện mất thăng bằng và các triệu chứng chóng mặt.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, Covid-19 có thể gây chóng mặt ngay trong giai đoạn cấp tính (giai đoạn mắc bệnh) và trong quá trình hồi phục hay còn gọi là triệu chứng Covid kéo dài. Đặc biệt, điều khiến nhiều người lo lắng, thắc mắc đó là khỏi Covid bị chóng mặt trong bao lâu và chóng mặt do nhiễm nCoV có phải là dấu hiệu tổn thương của não bộ hay không?
Triệu chứng chóng mặt hậu Covid-19
Hiện tượng chóng mặt sau khi hết Covid-19 có thể diễn ra với tần suất và mức độ nặng – nhẹ khác nhau, tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương dẫn đến chóng mặt. Nếu hệ thống tiền đình bị ảnh hưởng trong thời gian nhiễm bệnh, bạn sẽ cảm nhận rõ cơn chóng mặt khi di chuyển đầu (như xoay, lắc) và nhìn thấy chuyển động trước mắt nhiễu loạn giống cảnh phim quay nhanh. Điều này có thể khiến cơ thể của bạn mất trạng thái cân bằng, lâng lâng và buồn nôn.
Bên cạnh đó, chóng mặt hậu Covid cũng có thể liên quan đến vấn đề ù tai, giảm thính lực, mỏi mắt và đau đầu. Thông thường, cơn chóng mặt này đến và đi trong ngày, nhưng cũng có thể xuất hiện thường xuyên.
Nếu liên tục bị chóng mặt sau khi âm tính với SARS-CoV-2, bạn nên đến bệnh viện thăm khám, nhất là trường hợp chóng mặt kèm đau đầu, mất ngủ bất thường. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tế bào thần kinh và mạch máu não của bạn đang gặp vấn đề, cần khắc phục sớm.
Nguyên nhân gây ra chóng mặt sau khi khỏi Covid-19
Từ nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đã tổng hợp được những nguyên nhân chính khiến nhiều người sau khi khỏi Covid-19 bị chóng mặt bất thường, bao gồm:
Phản ứng viêm
Nhiễm virus coronavirus đã được chứng minh là gây ra các biến chứng ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể do phản ứng viêm. Ví dụ, nếu viêm ở tim và phổi sẽ gây ra một số triệu chứng hậu Covid-19 như khó thở, ho và mệt mỏi, còn nếu viêm ở tai trong và trung tâm tiền đình của não có thể gây ra hàng loạt các vấn đề về thần kinh và thính giác, bao gồm chóng mặt.
Giảm lưu lượng máu
Tổn thương trên mạch máu mà Sars-CoV-2 gây ra có thể tạo những cục máu đông li ti gây suy giảm tuần hoàn chung. Các nghiên cứu cho thấy ở những người nhiễm virus có sự suy giảm lưu lượng tuần hoàn não lên đến 20%, và có thể gây ra các triệu chứng của đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai….
Cục máu đông hình thành do virus SARS-CoV-2 làm giảm lưu thông máu lên não cũng là nguyên nhân gây chóng mặt sau khi hết Covid
Cơ chế miễn dịch
Cũng có thể có một số tác dụng phụ do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với vi rút ảnh hưởng tiêu cực đến tai trong và não của chúng ta. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về nguyên nhân này trong tương lai gần.
Tái kích hoạt vấn đề tiền đình đã có từ trước
Nhiều người sau khi khỏi Covid bị chóng mặt có thể là do tiền sử bệnh tiền đình và bệnh tai trong trước đó. Khi nhiễm Covid-19 sẽ kích hoạt lại các tình trạng bệnh lý này khiến họ bị chóng mặt.
Tác động của Covid-19 lên các cơ quan khác
Trong một số trường hợp, chóng mặt hay mất thăng bằng không liên quan đến hệ thống tiền đình, mà có thể xuất phát từ những vấn đề ở bộ phận khác của cơ thể khi chúng chịu tác động bởi virus Corona. Chẳng hạn, trong thời gian nhiễm bệnh, cơ bắp suy yếu, khả năng phối hợp giảm, tăng huyết áp hay mệt mỏi sẽ dẫn đến triệu chứng chóng mặt và mất thăng bằng.
Thuốc men và việc nằm trên giường kéo dài
Một số loại thuốc sử dụng để điều trị Covid-19 có thể làm tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn chức năng của tai trong, khiến nhiều người bị chóng mặt hậu Covid. Hơn nữa, việc nằm trên giường và ít vận động suốt thời gian trị bệnh cũng đã được chứng minh là gây ra chứng chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV), khiến F0 khỏi bệnh mất cân bằng, choáng váng khi chuyển động.
Chóng mặt xảy ra sau khi hết Covid-19 dù thường xuyên hay không thường xuyên đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt, đi lại và lao động, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Vậy nên, tất cả mọi người đừng chủ quan nếu khỏi Covid bị chóng mặt một cách bất thường.
Chóng mặt hậu Covid-19 kéo dài bao lâu?
Ở nhiều F0, dấu hiệu chóng mặt bắt đầu xuất hiện ở ngay thời điểm mới nhiễm nCoV, tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ khi đã nhiễm bệnh 1-2 tuần hoặc đã khỏi bệnh hoàn toàn, cơn chóng mặt mới tìm đến. Theo CDC Hoa Kỳ, nếu chóng mặt vẫn còn đến tuần thứ 4 sau khi nhiễm thì được xếp vào chóng mặt hậu Covid.
Một số báo cáo cho thấy, hiện tượng chóng mặt sẽ biến mất khi các triệu chứng điển hình khác của hậu Covid-19 như đau đầu, rụng tóc, đau cơ khớp hết. Thế nhưng, trên Tạp chí Y khoa The Lancet cũng ghi nhận, sau 6 tháng khỏi Covid, các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn chức năng nhận thức, nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ, đau khớp vẫn còn với tần suất khá cao: Chóng mặt và mất tăng bằng là khoảng 38%; đau đầu là khoảng 54%, giảm trí nhớ là khoảng 52%…
Chóng mặt sau khi khỏi Covid kéo dài bao lâu tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương
Vì vậy, hết Covid bị chóng mặt kéo dài bao lâu không thể xác định được mốc thời gian chính xác. Mỗi người cần chú ý theo dõi và quản lý tình trạng sức khỏe của bản thân hàng ngày để có thể kịp thời xử lý khi cơn chóng mặt có chiều hướng xấu đi, tái diễn với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn.
Chóng mặt hậu Covid có nguy hiểm không?
Khỏi Covid bị chóng mặt có nguy hiểm không? Điều này tùy vào vị trí và mức độ tổn thương do virus Corona gây ra.
Nếu đó là những tổn thương có thể tự hồi phục sau khi hết Covid như viêm thần kinh tiền đình, người bệnh có thể không nhận ra sự khác biệt về thăng bằng và cơn chóng mặt cũng rất nhẹ. Bởi vì đối với tình trạng này, tiền đình trung ương sẽ hoạt động bù trừ cho dây thần kinh tiền đình đã tổn thương.
Một số tình trạng khác như viêm dây thần kinh tiền đình (Ménière), chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV), viêm mê nhĩ hay tổn thương tiền đình trung ương với các triệu chứng nặng nề và tái phát nhiều lần, gây mất chức năng tiền đình và thính giác thì cơn chóng mặt sẽ dữ dội hơn rất nhiều, thậm chí có thể gây đột quỵ…
Tốt hơn hết, sau khi khỏi Covid, nếu cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào khác thường về thần kinh như chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, nghe kém… bạn đều nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Điều trị càng sớm, cơ hội hồi phục chức năng tai trong và tiền đình càng cao, đặc biệt phòng tránh được những mối nguy hiểm tiềm ẩn sau cơn chóng mặt như té ngã, tai nạn…
Chóng mặt sau khi nhiễm Covid có tự hết không?
Nếu chóng mặt nhẹ thì thường sẽ tự biến mất khi các triệu chứng đặc trưng khác của Covid trên đường hô hấp như ho, khó thở… hết mà không cần phải điều trị. Song, cần nhấn mạnh một lần nữa rằng, chóng mặt hậu Covid có tự hết không hay bao lâu thì hết còn tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương tiền đình, hoặc tổn thương các cơ quan khác ngoài tiền đình do virus Corona gây ra.
Điều quan trọng bạn cần làm đó là chăm sóc sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe thần kinh nói riêng thật tốt để tình trạng chóng mặt và các di chứng hậu Covid nhanh qua đi nhất có thể. Đồng thời, nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt nếu cảm giác chóng mặt lặp đi lặp lại nhiều lần và cản trở cuộc sống thường ngày.
Cách giảm cơn chóng mặt sau khi bị Covid-19
Để tránh nguy hiểm tại thời điểm cơn chóng mặt xảy ra cũng như hạn chế số lần tái phát chóng mặt sau khi bị Covid-19, mọi người nên trang bị những kiến thức chăm sóc và bảo vệ cơ thể khoa học, hữu ích.
Tại thời điểm cơn chóng mặt xảy ra
Dừng di chuyển và tìm đến một vị trí ngồi hoặc nằm an toàn. Tiếp đó, tập trung nhìn vào một điểm cụ thể trước mặt và giữ bình tĩnh vì lo lắng sẽ làm tăng nặng cảm giác chóng mặt.
Giảm tái phát và mức độ nguy hiểm của cơn chóng mặt
Trong khi việc chuyển động nên hạn chế tối đa lúc cơn chóng mặt xuất hiện thì sau đó, chuyên gia khuyên nên thường xuyên di chuyển mắt, đầu và cơ thể. Điều này rất hữu ích đối với quá trình cải thiện chứng chóng mặt do Covid về lâu dài vì đã được chứng là làm giảm chóng mặt và cải thiện sự cân bằng.
Đi bộ nhẹ nhàng cũng là cách giảm chóng mặt và cải thiện sự cân bằng cho cơ thể
Những hoạt động nhẹ nhàng như đứng lên/ ngồi xuống, đứng, xoay người, đi bộ… là những cách lý tưởng để kích thích hệ thống tiền đình và cơ thể phục hồi nhanh hơn. Cùng với việc duy trì các chuyển động của cơ thể, để giảm chóng mặt hậu Covid hiệu quả hơn nữa, cần phối hợp thực hiện những biện pháp sau đây:
-
Giảm lo lắng
Căng thẳng và lo lắng có thể làm gia tăng mức độ chóng mặt và giảm khả năng đối phó với cơn chóng mặt của cơ thể. Tốt nhất, bạn nên xác định đây là một triệu chứng phổ biến hậu Covid mà ai cũng gặp phải và hãy quay lại làm việc, sinh hoạt bình thường để loại bỏ các yếu tố kích thích lo lắng. Ngoài ra, mỗi người có thể giảm lo lắng thông qua các liệu pháp thư giãn tâm lý như thiền định, yoga, nghe nhạc…
Tìm hiểu thêm: Nên làm gì khi bị chóng mặt xây xẩm hoa mắt
-
Chế độ ăn uống hợp lý
Không chỉ người bị chóng mặt mà tất cả F0 khỏi bệnh đều nên giảm tiêu thụ caffeine, rượu, thực phẩm nhiều muối và đường, nhất là tránh hút thuốc lá. Chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm chóng mặt và các triệu chứng khác phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước… Bạn có thể chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh cảm giác buồn nôn, khó chịu và giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
-
Nâng cao đầu khi ngủ
Nếu khỏi Covid bị chóng mặt, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm một chiếc gối để tạo độ nghiêng khi nằm ngủ. Làm như vậy vừa giúp cải thiện giấc ngủ vừa giảm mệt mỏi và giảm chóng mặt khi thức dậy.
-
Di chuyển chậm khi thức dậy
Khi bị chóng mặt, việc rời khỏi giường khi thức dậy cũng cần phải cẩn thận hơn. Chuyên gia khuyên, nên ngồi trên mép giường khoảng một hoặc hai phút rồi mới từ từ đứng dậy và di chuyển.
-
Bổ sung dưỡng chất bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não
SARS-CoV-2 có thể tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương thông qua thụ thể men chuyển ACE 2 gây ra hàng loạt các vấn đề thần kinh như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt… Do đó, hơn lúc nào hết, F0 sau khi khỏi bệnh có dấu hiệu chóng mặt cần bổ sung ngay những dưỡng chất chuyên biệt có khả năng phục hồi, cải thiện và tăng cường hoạt động não bộ như tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba.
Tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba có trong OTiV giúp hỗ trợ cải thiện và kiểm soát đau đầu, mất ngủ và chóng mặt hậu Covid từ gốc
Chứa những hoạt chất có tác dụng chống gốc tự do mạnh mẽ, kích thích lưu thông máu và phục hồi tế bào thần kinh từ gốc, những dưỡng chất chuyên biệt này sẽ hỗ trợ giảm đau đầu, mất ngủ, chóng mặt hậu Covid hiệu quả hơn. Không chỉ có thể, chăm sóc não bộ bằng các dưỡng chất thiên nhiên này còn góp phần phòng ngừa một số bệnh lý như Alzheimer, sa sút trí tuệ, Parkinson và tai biến mạch máu não.
-
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Chóng mặt do Covid-19 gây ra là một vấn đề phức tạp, cần xác định chính xác nguồn cơn chóng mặt mới xử lý và kiểm soát một cách tối ưu nhất. Chính vì thế, ngay khi khỏi Covid bị chóng mặt, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa giới để được kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ lưỡng, từ đó có hướng khắc phục chứng chóng mặt an toàn, hiệu quả cao.
Chóng mặt hậu Covid không thể chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy não bộ đang bị thương tổn. Bạn hãy theo dõi diễn biến của cơn chóng mặt, cảm giác lâng lâng, mất thăng bằng… sau khi hết bệnh để kịp thời điều trị, phòng tránh tai nạn và di chứng nặng ở não bộ nhé!
Từ khóa » Khó Thở Chóng Mặt Hậu Covid
-
Hỏi đáp COVID-19: Nên Làm Gì Khi Bị Chóng Mặt Hậu ... - VietnamPlus
-
Triệu Chứng Khó Thở Hậu Covid-19 Và Cách điều Trị Như Thế Nào?
-
Cách Xử Lý Khi Gặp Hiện Tượng Chóng Mặt Hậu COVID
-
Đau đầu Hậu COVID Có Thể Kéo Dài Bao Lâu? | Vinmec
-
NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC HỘI CHỨNG “HẬU COVID-19”
-
Hiện Tượng Chóng Mặt Hậu Covid-19 Và Thắc Mắc Thường Gặp
-
Chóng Mắt Hậu Covid 19 Có Nguy Hiểm Không?
-
Nguyên Nhân Gây Khó Thở Hậu Covid Là Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Biến Chứng Hậu Covid ảnh Hưởng đến Tim Mạch Ra Sao Và Cách Khắc ...
-
68% F0 Tồn Tại Triệu Chứng Hậu COVID-19 Từ 2 - 5 Tháng - Bộ Y Tế
-
6 điều Cần Biết Về Hậu COVID-19 để Tránh Lo Lắng Thái Quá
-
[PDF] COVID-19 HƯỚNG DẪN
-
Hậu COVID-19, Nếu Mệt Mỏi Kéo Dài Kèm 4 Triệu Chứng Sau Cần đi ...
-
Biến Chứng Tim Mạch Hậu COVID-19