CHỐNG NÓNG MÁI TÔN NHÀ XƯỞNG, KHO HÀNG

1. Hướng dẫn cách chống nóng mái tôn hiệu quả nhất.

Cách chống nóng cho mái tôn sẽ giúp không khí trong ngôi nhà luôn mát mẻ, dễ chịu dù thời tiết ngoài trời có nắng nóng , sau khi chống nóng nhiệt độ giảm 5 – 10 oC so với môi trường ngoài. Vậy cách chống nóng cho nhà mái tôn như thế nào để đạt hiệu quả .

Thời tiết nắng nóng khiến bạn cảm thấy khó chịu ngay cả khi ở trong nhà, đặc biệt là những công trình lợp mái tôn, nhà xưởng. Tuy nhiên, với một số cách chống nóng cho mái tônđơn giản mà hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy không khí trong nhà trở nên mát mẻ hơn mà không cần thay tôn, ảnh hưởng đến sản xuất.

Cách 1 : Chống nóng mái tôn bằng sơn

Một cách chống nóng cho nhà mái tôn đang được áp dụng phổ biến nhất là quét sơn chống nóng. Cách làm rất đơn giản, quét hoặc phun 1 đến 2 lớp sơn chống nắng trực tiếp lên mái tôn. Cách thi công vừa nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn, chất lượng nhưng nhiệt độ chỉ giảm 2 – 5oC so với lúc ban đầu chưa chống nóng.

Cách 2: Chống nóng mái tôn bằng phun PU foam

PU foam ( Polyurethane Spray Foam) là nhựa tổng hợp, dạng bọt cứng, được tạo thành từ hai thành phần hóa học chính là Polyol & Isocyanate. Sau khi trộn đều hai thành phần, foam sẽ đóng rắn khoảng 3 – 5 giây và hình thành lớp chống thấm cao phân tử. PU foam có tính đàn hồi, dẻo dai, không mối nối, hiệu quả cao trong việc chống thấm, chống nóng, cách nhiệt. Độ dày của lớp PU foam hoàn thiện từ 15mm-30mm. Nhiệt độ bên trong nhà xưởng giảm 5- 10 oC so với khi chưa sử dụng PU foam cách nhiệt cho mái tôn. Khó khăn khi sử dụng cách phun PU foam chống nóng cho mái tôn là cần sử dụng máy phun chuyên dụng.

2. Qui trình thi công phun PU foam chống nóng mái tôn nhà xưởng

Bước 1: Kiểm tra bề mặt cần phun chống nóng

Với bề mặt thi công là kim loại nên kiểm tra dầu nhớt. Có thể sử dụng dung môi lau qua trước khi phun. Tôn mạ kẽm hay mạ màu dùng khí nén áp suất 5 – 6 bar thổi sạch bụi bẩn trước khi phun.

Che chắn những vị trí không cần phun bằng băng keo hay hoặc tấm chắn nếu cần trước khi thi công.

Bước 2: Phun lớp sơn chống gỉ lên bề mặt mái tôn nếu tôn bị gỉ sét nhiều.

Bước 3: Phun PU foam chống nóng

Thi công phun PU foam chống nóng mái tôn nhà xưởng

Thông số thiết bị và tiêu chuẩn khi phun.

Kiểm tra thiết bị phun:

+ Áp suất khí nén ổn định: 5 – 6 bar

+ Áp suất nhiên liệu : 1200 – 1500 psi

+ Nhiệt độ nhiên liệu:55 oC – 57 oC

+ Max lưu lượng : 13kg/ phút( 2 – 7 m2/ phút)

Tiêu chuẩn khi phun:

+ Thời gian tạo foam: 3 giây.

+ Chất lượng foam, độ đồng màu.

+ Điều chỉnh độ dày theo yêu cầu.

Bước 4: Sau khi phun foam hoàn thiện kiểm tra toàn bề mặt và phun lớp Urethane Top lên toàn bề mặt để bảo vệ lớp PU foam.

Bước 5:Vệ sinh nơi làm việc và thiết bị.

Bề mặt mái tôn sau khi hoàn thiện chống nóng

Bạn cũng đang gặp vấn đề tương tự? Hãy liên lạc Hotline: 0902 494 151 để được tư vấn và đưa ra giải pháp thích hợp

Các tin khác

  • CHỐNG THẤM HỐ THANG MÁY - GIẢI PHÁP BẢO VỆ AN TOÀN (28.09.2024)
  • Bơm vữa không co ngót grout - Giải pháp hiệu quả cho công trình xây dựng (03.07.2024)
  • ĐÁNH BÓNG SÀN BÊ TÔNG (21.02.2024)
  • Sửa Chữa Mặt Sàn Bê Tông Cũ: Tái Tạo và Làm Mới (04.10.2023)
  • CHỐNG THẤM TƯỜNG NGOÀI TỐT NHẤT (26.05.2023)
  • CÁCH XỬ LÝ VẾT NỨT BÊ TÔNG HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN (10.02.2023)
  • 7 NGUYÊN NHÂN NỨT SÀN BÊ TÔNG VÀ CÁCH XỬ LÝ (26.11.2022)
  • CHỐNG THẤM TẦNG HẦM (26.09.2021)
  • THI CÔNG GIA CƯỜNG KẾT CẤU BẰNG VẬT LIỆU SỢI CARBON FRP (01.06.2021)
  • ĐÁNH GIÁ VÀ CÁCH SỬA CHỮA KHE NỨT DẦM BÊ TÔNG (12.07.2020)

Từ khóa » Bọt Chống Nóng