Chống Thấm Trần Nhà Bê Tông Tốt Nhất Hiện Nay - Thiết Kế Vạn An

      Chống thấm trần nhà là biện pháp tốt nhất để bảo vệ ngôi nhà khỏi những rủi ro về thấm dột, nấm mốc, hay rạn nứt trần giúp tăng tuổi thọ công trình.

      Chống thấm trần nhà bê tông là một hạng mục quan trọng trong việc xử lý chống thấm nhà cửa. Trần nhà bằng bê tông luôn là bề mặt phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất của yếu tố thời tiết. Chính vì điều này khiến cho nó rất dễ bị nứt gãy dẫn tới tình trạng bị thấm, dột nếu không được xử lý chống thấm. Các phương pháp và vật liệu sử dụng trong việc chống thấm trần bê tông hiện nay rất đa dạng. Vì vậy, việc lựa chọn loại vật liệu chống thấm hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao luôn là việc làm cần thiết.

Mục lục

  • 1. Nguyên nhân trần bê tông bị thấm, dột
    • 1.1 Do sự chênh lệch của nhiệt độ môi trường
    • 1.2 Sử dụng chất liệu bê tông không đạt chuẩn
    • 1.3 Đọng nước trên mái
  • 2. Vật liệu chống thấm trần nhà bê tông
  • 3. Phương pháp chống thấm ngược trần nhà bê tông
    • 3.1 Chống thấm ngược trần nhà bằng máy bơm keo Epoxy áp lực cao
    • 3.2 Chống thấm trần nhà bê tông, xử lý vết nứt bằng hệ thống xi lanh
  • 4. Phương pháp chống thấm thuận trần nhà
  • 5. Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

1. Nguyên nhân trần bê tông bị thấm, dột

      Các công trình nhà ở dân dụng hay các chung cư, biệt thự ở Việt Nam thường sử dụng phương án đổ trần nhà bằng chất liệu bê tông bởi ưu điểm vượt trội của nó là sự chắc chắn, vững chãi và tính thẩm mỹ cao.

      Tuy nhiên, thường sau một thời gian sử dụng trần sẽ rất nhanh chóng bị xuống cấp. Bằng mắt thường chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhất là bề mặt của trần xuất hiện những vết ố vàng, mốc đen, xanh xám trên trần, nứt, gãy bề mặt. Hiện tượng này yêu cầu cần đến quy trình chống thấm trần nhà hiệu quả. Nguyên nhân dẫn tới những hiện tượng này có thể kể đến gồm:

1.1 Do sự chênh lệch của nhiệt độ môi trường

      Hiện tượng này xuất hiện phổ biến nhất ở các tỉnh miền bắc của Việt Nam. Vào thời gian mùa hè, nhiệt độ thường lên rất cao khiến cho mái bê tông có xu hướng nở ra theo nguyên tắc vật lý. Tuy nhiên, vào thời điểm những ngày mùa đông đến, nhiệt độ của khu vực miền bắc rất lạnh và thường chỉ dao động trong khoảng 1 – 10 độ khiến cho bề mặt bê tông bị co lại.

Điều kiện thời tiết thay đổi khiến cấu trúc khối bê tông bị gãy

      Quá trình này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ khiến cho cấu trúc của bê tông bị thay đổi gây nên “hiện tượng sốc nhiệt của bê tông” và hậu quả là xuất hiện những vết rạn nứt nhỏ với kích thước < 0.5 mm.

>> Quý vị thường xem thêm:

      – Các biện pháp chống thấm tường hiệu quả.

      – Phương pháp chống thấm tầng hầm đạt chuẩn và hiệu quả nhất hiện nay.

1.2 Sử dụng chất liệu bê tông không đạt chuẩn

      Có nhiều gia đình tiết kiệm chi phí sử dụng thép đan sàn bê tông không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng hoặc mua phải bê tông của các nhà cung cấp kém chất lượng khiến cho trần nhà bê tông bị nứt sau một thời gian sử dụng. Và cứ như thế nước theo các vết nứt này thấm vào trong nhà gây ra rêu mốc rất bẩn và mất thẩm mỹ.

1.3 Đọng nước trên mái

      Do đặt đường ống thoát nước sai hoặc thiết kế mái bằng không có độ dốc làm cho nước mưa không thể thoát hết, ứ đọng lại trên mái ngấm dần vào phá vỡ kết cấu bê tông gây nên hiện tượng nứt trần. Quý vị xem thêm cách chống thấm nhà vệ sinh thông dụng và đạt chuẩn.

      Ngoài 3 nguyên nhân chính gây thấm trần nhà bê tông nói trên thì còn tồn tại một số nguyên nhân khác như vị trí khe nối bê tông (giữa sàn bê tông mới và sàn bê tông cũ) không được xử lý chống thấm; sự chủ quan của nhà thầu xây dựng, xem nhẹ công tác chống thấm trần nhà, lựa chọn và sử dụng vật liệu – phụ gia chống thấm không phù hợp; lún móng;…

2. Vật liệu chống thấm trần nhà bê tông

      Trần bê tông là loại trần phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Để tiến hành chống thấm trần nhà loại này này chúng ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau tương ứng với vật liệu chống thấm sử dụng: màng chống thấm, hay dùng phụ gia chống thấm,… Tùy thuộc vào môi trường, điều kiện kinh tế và tình trạng của vết thấm để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

chống thấm trần nhà

Màng chống thấm có khả năng chống thấm trần nhà tốt, độ bền cao

  • Các loại màng chống thấm: hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại màng chống thấm mà bạn có thể tìm mua dễ dàng như: màng khò nóng, màng dán lạnh. Ưu điểm của những loại màng này là khả năng chống thấm rất tốt, độ bền rất cao bạn có thể an tâm sử dụng.
  • Phụ gia chống thấm: Quý vị dùng phụ gia chống thấm trộn cùng các vật liệu xây dựng sẽ giúp tạo sự bền vững cho kết cấu công trình, giúp nâng cao khả năng chống thấm trần nhà bằng bê tông.
  • Các vật liệu phun hoặc quét tạo màng: vật liệu này có dạng hóa chất lỏng, bạn có thể phun hoặc quét lên trần bê tông tạo thành lớp màng bảo vệ trần nhà khỏi các tác động của điều kiện thời tiết làm thấm dột. Cách chống thấm này cũng giúp bạn có thể thi công dễ dàng và cũng khá hiệu quả.
  • Hóa chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng: cách chống thấm này cũng tương đối dễ thi công. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là hạn chế khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm giảm độ bền và khả năng chống thấm. Thường người ta sẽ áp dụng phương pháp này để chống thấm cho công trình ở tầng hầm, hố thang máy.

3. Phương pháp chống thấm ngược trần nhà bê tông

      Trên thị trường đang có hai phương pháp chống thấm trần nhà phổ biến và được sử dụng rất nhiều như sau: Chống thấm ngược và chống thấm thuận.

3.1 Chống thấm ngược trần nhà bằng máy bơm keo Epoxy áp lực cao

      Đây là phương pháp có thể xử lý triệt để các vết nứt lớn tuy nhiên thời gian thi công lại khá lâu và tốn nhiều nhân công dẫn đến giá thành cao hơn các phương pháp khác.

chống thấm trần nhà

Phương pháp sử dụng máy bơm keo PU – Epoxy

  • Điều kiện áp dụng:
  • Các vết nứt rạn nhỏ, độ rộng các vết nứt > 0,5 mm, độ dày sàn bê tông >= 30 cm.
  • Các vết nứt liên quan tới kết cấu (thường là các vết nứt gãy lớn ) như lún nứt đất nền, rung đập kết cấu, lún do tải trọng.
  • Dụng cụ thi công:
  • Bàn chải sắt, chổi, bay, máy đục, máy bài, máy thổi bụi, kim bơm keo, phễu rót, máy khoan,…
  • Máy bơm keo epoxy áp lực cao Hawa – 600, áp lực bơm là 10.000 PSI (tương đương 700kg/cm2)
  • Chuẩn bị vật liệu chống thấm trần nhà:
  • Keo epoxy SL 1400 hoặc Epoxy Sikadur 752 dùng để bơm vào vết nứt
  • Keo trám SL 1401 để gắn kim và trám kín các đường nứt tránh hiện tượng keo bị chảy ra ngoài khi bơm
  • Tiến hành thi công xử lý chống thấm trần nhà bê tông:

      Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:

  • Khoanh vùng các vết nứt, sử dụng máy mài chà dọc theo đường nứt.
  • Thổi sạch các đường nứt bằng máy chuyên dụng, bàn chải sắt, cọ quét.
  • Đánh dấu vết nứt bê tông bằng vạch dấu các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.
  • Đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.

chống thấm trần nhà

Phương pháp này có giá thành cao hơn các phương pháp khác

      Bước 2: Tiến hành khoan và gắn kim bơm keo:

  • Dùng máy khoan vào các vị trí đã đánh dấu, khoảng cách các lỗ khoan từ 15 – 20 cm. Khoan xuyên góc dọc theo hai bên vết nứt, độ sâu lỗ khoan phải đảm bảo xuyên qua vết nứt.
  • Dùng kim bơm keo đặt vào các vị trí lỗ khoan sau đó siết chặt lại.
  • Trám keo SL 1401 dọc theo vết nứt (như đã nói ở trên việc làm này sẽ ngăn keo không bị chảy khi bơm).
  • Chờ khoảng 30 phút cho keo khô thì tiến hành bơm keo.

      Bước 3: Bơm keo Epoxy chống thấm trần nhà:

      Đây là loại keo hai thành phần tùy vào từng dòng sản phẩm mà có cách pha trộn khác nhau. Xem kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì.

  • Trộn hai thành phần với nhau theo đúng tỷ lệ. Gắn máy bơm vào kim bơm;
  • Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
  • Khi keo khô tiến hành tháo kim bơm keo.
  • Trám lỗ khoan bằng vữa trộn phụ gia Sika latex.
  • Vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.

3.2 Chống thấm trần nhà bê tông, xử lý vết nứt bằng hệ thống xi lanh

      Phương pháp này thì keo sẽ vào đều, từ từ hơn so với phương pháp bơm bằng máy bơm áp lực.

chống thấm trần nhà

Phương pháp xi lanh áp dụng cho trần nhà có vết nứt nhỏ

  • Điều kiện áp dụng: thông thường đây là phương pháp áp dụng cho các vết nứt nhỏ
  • Vật liệu sử dụng: cũng giống như phương pháp bơm bằng máy áp lực. Phương pháp chống thấm trần nhà bằng cách bơm xi lanh cũng cần 2 loại vật liệu chính là keo epoxy SL 1400 (hoặc epoxy sikadur 752) và keo trám SL 1401.
  • Cách xử lý vết nứt trần bằng phương pháp xi lanh:

      Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:

      Sử dụng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng làm sạch bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt vết nứt, nếu trần nhà có trát vữa thì phải đục tẩy hết lớp vữa trát đó ra, sau đó kiểm tra kích thước của vết nứt bằng thước đo.

      Bước 2: Đánh dấu các vị trí để đặt xi lanh, các vị trí cách nhau khoảng 15 đến 20 cm.

      Bước 3: Đặt bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu, sử dụng keo Epoxy SL 1401 để gắn bát nhựa. Sau đó trám dọc vết nứt đã được gắn bát nhựa bằng keo SL 1401 nhằm mục đích để keo Epoxy không bị chảy ra ngoài sau khi bơm.

      Bước 4: Sau khi kiểm tra bề mặt keo Epoxy SL 1401 đã khô chúng ta bắt đầu tiến hành gắn xi lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo SL 1400 (hoặc Epoxy Sikadur 752) vào.

      Mẹo nhỏ: Để quá trình bơm không bị dán đoạn thì trước khi bơm cần chuẩn bị nhiều xi lanh chứa keo Epoxy khác nhau bơm vào liên tục cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. Có thể dùng dây cao su bổ trợ để tăng áp lực trong quá trình bơm.

      Bước 5: Sau khoảng 3 đến 4 tiếng dung dịch keo Epoxy đã đông cứng tiến hành rút xi lanh. Tiếp đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt, thổi sạch.

biện pháp chống thấm trần nhà

Phương pháp này giúp keo vào đều, từ từ

4. Phương pháp chống thấm thuận trần nhà

  • Vật liệu cần chuẩn bị:

          – Màng chống thấm đàn hồi có chứa 2 thành phần chính bao gồm: xi măng + Polymer đàn hồi cao FOSMIX.

          – Hóa chất tinh thể thẩm thấu gốc nước Water Seal DPC.

          – Lưới sợi thủy tinh chống thấm Fiber Glass

          – Phụ gia chống thấm Sika Latex.

  • Quy trình chống thấm trần nhà:

      Bước 1: Xác định vị trí bị thấm dột. Tiến hành vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các loại bụi bẩn, đầu mỡ,…. Những vị trí khó vệ sinh có thể sử dụng máy mài để mài bỏ bụi bẩn

      Bước 2: Tiến hành pha chất Water Seal Prime với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 sau đó dùng chổi quét lên toàn bộ bề mặt chỗ vết thấm mới được vệ sinh ở bước 1.

      Bước 3: Ta tiến hành trộn thành phần A với thành phần B của FOSMIX vào thùng chứa. Chú ý sử dụng máy khuấy để trộn cho đều 2 thành phần với nhau. Sau đó ta tiến hành thi công quét lớp thứ nhất lớp hoá chất chống thấm FOSMIX lên trên bề mặt bê tông.

      Bước 4: Sau khi lớp vữa thứ nhất của FOSMIX bắt đầu khô se bề mặt (từ 2- 4 giờ) tùy theo nhiệt độ bên ngoài. Ta tiến hành dải lưới Fiber Glass lên trên và tiến hành quét lớp vữa thứ hai lên trên lớp lưới vừa trải.

chống thấm trần nhà

Chống thấm thuận trần nhà bằng hóa chất

      Bước 5: Đợi khoảng 1- 2 ngày và tiến hành bơm nước vào bề mặt để xem còn xuất hiện hiện tượng thấm dột nữa hay không. Nếu có xuất hiện phải tiến hành làm lại còn nếu không còn thấm thì tiết hành bước 6.

      Bước 6: Tiến hành pha trộn hỗ hợp bột Sika Latex với nước sạch và xi măng tinh theo tỷ lệ vữa tốt (Có thể tham khảo các bác thợ xây để nắm được tỉ lệ tốt nhất).

      Bước 7: Tiến hành lấy chổi nhúng vào hỗn hợp đã pha trộn ở bước 6 và tiến hành quét đều lên bề mặt của vết rạn nứt.

      Bước 8: Tiến hành sơn lại vị trí trần nhà chỗ bị thấm dột để đảm bảo thẩm mỹ và vệ sinh.

5. Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

      Chống thấm cho trần nhà bằng nhựa đường là một trong những cách làm đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm, có độ bền lâu dài, nếu không bị những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng, vật liệu này sẽ có hiệu quả trên dưới 10 năm.

phương pháp chống thấm trần nhà

Có thể dùng phương pháp nhựa đường để chống thấm

      Trước tiên cần xác định tổng diện tích trần nhà cần chống thấm sau đó chuẩn bị khối lượng nguyên liệu, phụ gia, các loại công cụ để chống thấm cho phù hợp:

  • Vệ sinh bề mặt trần nhà, di chuyển chướng ngại vật, làm sạch trần nhà, loại bỏ những lớp bụi bẩn và mài sạch vụn vữa trên trần mái,…
  • Đun nóng chảy phần nhựa đường. Dùng dụng cụ quét nhựa đường lên trên bề mặt sân và để nhựa đường được khô trong vòng 48h. (Chọn ngày nắng để thi công).
  • Sau 48 ngày kiểm tra và trám lại những vị trí chưa đạt, thực hiện phủ bạt và tưới nước lên phần sân được quét 2 lần/ngày. Kiểm tra lại hiệu quả chống thấm và hoàn thành nghiệm thu.

      Chống thấm bằng nhựa đường là cách làm đơn giản tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, Quý khách nên tham khảo đơn vị thi công chống thấm trần nhà uy tín để đảm bảo khả năng chống thấm tuyệt đối, tránh tình trạng sữa chữa thấm dột lặp đi lặp lại nhiều lần do thi công chống thấm không đúng cách, không đạt yêu cầu.

      Trên đây là toàn bộ kiến thức về cách chống thấm trần nhà bê tông hiện đại, tốt và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hãy cân nhắc và lựa chọn cho gia đình mình một phương pháp phù hợp, chất lượng và tối ưu chi phí nhất nhé.

0/5 (0 Reviews)

Từ khóa » Bột Chống Thấm Trần Nhà