Chủ Biên Là Gì? Nhiệm Vụ Quyền Hạn Của Chủ Biên Như Thế Nào?

Theo từ điển tiếng Việt, chủ biên được hiểu chính là người chịu trách nhiệm chính về tổ chức soạn thảo đề cương bao gồm mục đích, nội dung, kế hoạch tiến hành biên soạn… một cuốn sách hay một bộ sách nào đó có một hoặc nhiều tác giả tham gia.

Chủ biên là người có uy tín và có năng lực chuyên môn, có khả năng bao quát được chủ đề và nội dung của cuốn sách hay tờ báo hoặc tạp chí.

Chủ biên có thể trực tiếp tham gia biên soạn, tuyển chọn một số chương, phần. Khi chủ biên không trực tiếp tham gia, thì chủ biên vẫn có nhiệm vụ hướng dẫn hoàn thiện các chương mục, bảo đảm chất lượng tốt cho cuốn sách hay bộ sách về cả nội dung và hình thức.

Chủ biên cũng chính là người chịu trách nhiệm chính trong việc sáng tạo một cuốn sách, một bộ sách (tác phẩm) trong một tập thể tác giả (có từ hai người trở lên) cùng tham gia, từ việc soạn thảo nội dung đến kế hoạch tiến hành sáng tác.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ biên:

Theo quy định Điều 9 của Quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học được ban hành kèm theo Thông tư 04/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ biên của Ban biên soạn giáo trình có nội dung như sau:

– Chủ biên có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức biên soạn giáo trình theo đúng đề cương giáo trình đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

– Chủ biên có nhiệm vụ và quyền hạn chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của giáo trình, tiếp thu, sửa chữa nội dung giáo trình theo góp ý của các nhà khoa học và ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định.

– Chủ biên có nhiệm vụ và quyền hạn đề xuất với Hiệu trưởng thay thế hoặc bổ sung thành viên tham gia biên soạn giáo trình khi thấy cần thiết.

– Chủ biên có nhiệm vụ và quyền hạn được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước và các chính sách của cơ sở giáo dục đại học đối với việc biên soạn giáo trình.

Ngoài ra, quy định về biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 43/2010/TT-BGDĐT như sau:

– Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên:

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên là tổ chức biên soạn giáo trình theo đúng đề cương giáo trình đã được Hiệu trưởng phê duyệt; đảm bảo chất lượng, tiến độ biên soạn và các yêu cầu chung về giáo trình được nêu tại Điều 3 của Thông tư 43/2010/TT-BGDĐT.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên là đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường thay thế hoặc bổ sung thành viên ban biên soạn giáo trình khi thấy cần thiết;

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên là báo cáo với lãnh đạo Khoa, Hiệu trưởng nhà trường các vấn đề có liên quan đến việc biên soạn giáo trình khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết;

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên là tiếp thu, chỉnh sửa nội dung dự thảo giáo trình theo ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định giáo trình;

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên là đảm bảo việc sử dụng kinh phí được cấp liên quan đến việc biên soạn giáo trình theo các quy định hiện hành của nhà nước;

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ biên là được hưởng các chế độ nhuận bút, bản quyền và các chế độ khác theo các quy định hiện hành.

– Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban biên soạn:

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban biên soạn là chịu sự phân công, chỉ đạo về chuyên môn của Chủ biên trong quá trình biên soạn giáo trình;

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban biên soạn là đảm bảo chất lượng, tiến độ biên soạn và các yêu cầu chung về giáo trình được nêu tại Điều 3 của của Thông tư 43/2010/TT-BGDĐT trong nội dung được phân công biên soạn.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban biên soạn là được hưởng các chế độ nhuận bút, bản quyền và các chế độ khác theo các quy định hiện hành.

3. Phân biệt chủ biên với các loại tác giả theo luật sở hữu trí tuệ:

Chủ biên trong một tác phẩm có nhiều tác giả tham gia rất dễ gây nhầm lẫn đối với các loại tác giả trong luật sở hữu trí tuệ. Cũng chính vì thế dưới đây sẽ đưa ra các thông tin về các loại tác giả dựa theo nguồn gốc của các phẩm như sau:

–  Tác giả là những người tạo ra tác phẩm gốc (Nguyên tác): Là những người bằng lao động sáng tạo trí tuệ tạo ra tác phẩm với một nội dung, chủ đề, tư tưởng, cách thức thể hiện hoàn toàn mới.

– Tác giả tác phẩm phái sinh: Là những người tạo ra tác phẩm từ tác phẩm của người khác đã được công bố, bao gồm:

+ Tác giả dịch thuật: Đây là người dịch tác phẩm của người khác từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật khi được diễn đạt bằng một ngôn ngữ thì phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù của ngôn ngữ đó.

Cũng chính bởi vì vậy, khi chuyển tác phẩm sang một ngôn ngữ khác thì người dịch phải sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở tài năng sáng tạo, trí tuệ của mình.

+ Tác giả phóng tác: Là người tạo ra tác phẩm theo phong cách sáng tạo của riêng mình từ nội dung của một tác phẩm đã công bố trước đó.

+ Tác giả cải biên: Là người sáng tạo ra tác phẩm bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt từ tác phẩm gốc.

+ Tác giả biên soạn: Là người từ các tác phẩm và các tài liệu khác để tạo ra tác phẩm theo sự sáng tạo của riêng mình.

+ Tác giả chú giải: Là người làm rõ nghĩa một số từ, câu hoặc địa danh trong tác phẩm đã có trước đó.

+ Tác giả tuyển chọn: Là người sử dụng sự sáng tạo của mình để tập hợp một cách có chọn lọc những tác phẩm của một hay nhiều tác giả thành một tác phẩm tuyển tập hoặc tuyển chọn theo chủ đề nhất định.

4. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản:

Theo Luật xuất bản số 19/2012/QH13 của Quốc hội quy định nội dung sau đây:

– Nhà nước có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.

– Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản:

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản là hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ – kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này;

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản là đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác;

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản là mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản là ưu đãi lãi suất vay vốn theo quy định của pháp luật.

– Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm:

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm là hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ – kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm là ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.

– Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm là ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm là hỗ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn được quy định cụ thể theo pháp luật.

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm là hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước.

+ Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm là ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm.

– Chính sách của Nhà nước đối với việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử:

+ Chính sách của Nhà nước đối với việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử là hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ – kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản xuất bản phẩm điện tử.

+ Chính sách của Nhà nước đối với việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử là xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đặc tả của xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ xuất bản phẩm điện tử.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động xuất bản.

Từ khóa » Tống Chủ Là Gì