Chủ Của Thuận Kiều Plaza Là Ai?
Có thể bạn quan tâm
Thuận Kiều Plaza (tên gọi hiện tại The Garden Complex) là tòa nhà rất nổi tiếng tại TP.HCM nằm trên khu đất đắc địa bậc nhất tại quận 5, được bao bọc bởi bốn tuyến đường lớn gồm Hồng Bàng, Thuận Kiều, Tân Hưng và Dương Tử Giang.
Dự án này từng được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt quận 5 - một trong những quận đầu tiên ngoài khu vực trung tâm Quận 1, Quận 3 có cao ốc quy mô lớn và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành dự án nhanh chóng rơi vào tình trạng hoang tàn mà ít ai ngờ tới.
Từ dự án “khủng” bậc nhất Sài Gòn…
Thuận Kiều Plaza được khởi công xây dựng từ năm 1994 do Công ty TNHH MTV Xây dựng thương mại Sài Gòn 5 (trực thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV) và Kings Harmony Int MTV của HongKong liên doanh đầu tư.
Dự án được xây dựng trên khu đất gần 10.000m2, tổng vốn đầu tư hơn 55 triệu USD. Vào thời điểm đó, với quy mô và số vốn đầu tư khủng, Thuận Kiều Plaza trở thành biểu tượng cho sự phát triển của thị trường bất động sản tại TP.HCM.
Thuận Kiều Plaza có thiết kế 3 tòa tháp, mỗi tòa cao 33 tầng, trong đó có mặt bằng văn phòng cho thuê, khu trung tâm thương mại, căn hộ chung cư cùng các công trình tiện ích khác như khu vui chơi giải trí, hồ bơi, tầng hầm để xe,...
Tên dự án | Thuận Kiều Plaza (Garden Mall) |
Vị trí | 190 Hồng Bàng, phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Loại hình | Trung tâm thương mại, chung cư |
Quy mô | Gồm: 3 tháp, mỗi tháp có 33 tầng, trong đó có khu trung tâm thương mại, 648 căn hộ. |
Diện tích xây dựng | 100.000m2 |
Khởi công | 1994 |
Hoàn thành | 1999 |
Tổng vốn đầu tư | 55 triệu đô la |
Thuận Kiều Plaza hoàn thành năm 1998. Thời điểm đó, các căn hộ tại đây được rao bán với giá dao động từ 1 - 3 tỷ đồng/căn. Mặt bằng kinh doanh tại đây nhận được sự quan tâm rất lớn, giá thuê mặt bằng tại đây liên tục tăng, đứng đầu trong nhóm mặt bằng cho thuê ở Sài Gòn lúc bấy giờ là 200.000 VNĐ/m2.
…đến sự hoang tàn hàng chục năm
Tòa nhà Thuận Kiều Plaza có một khối để dùng làm trung tâm thương mại buôn bán và ba khối làm căn hộ cao cấp. Một thời nơi đây là trung tâm buôn bán sầm uất nổi tiếng và được coi như biểu tượng về tòa nhà chọc trời của khu vực phía Tây Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, dự án chỉ hoạt động cầm chừng, phần lớn căn hộ không có người đến ở trong suốt nhiều năm, tình trạng buôn bán ế ẩm khiến các ki ốt, mặt bằng vắng khách thuê dù có vị trí đắc địa khiến khu trung tâm thương mại nhếch nhác, hoang tàn,...
Nhiều nguyên nhân được chỉ ra như Thuận Kiều Plaza có cách thiết kế căn hộ chật chội, trần thấp, chất lượng công trình nhanh chóng xuống cấp.
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện rất nhiều đồn thổi dự án bỏ hoang vì gắn liền với nhiều câu chuyện ma mị, bùa chú. Có ý kiến cho rằng, nếu nhìn từ xa thì Thuận Kiều Plaza không khác gì bát hương với 3 cây nhang cắm thẳng lên trời, một điều đại kỵ với văn hóa của người phương Đông.
Sự "hồi sinh" của Thuận Kiều Plaza
Năm 2014, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông (Công ty con của Vạn Thịnh Phát) đã mua lại toàn bộ dự án Thuận Kiều Plaza với giá hơn 600 tỷ đồng. Ngay sau khi về tay tập đoàn bí ẩn này, nhiều nguồn tin đồn đoán dự án sẽ được chuyển công năng thành bệnh viện, bị đập bỏ hoàn toàn để xây dựng một dự án khác…
Tuy nhiên, công ty An Đông sau đó đã bác bỏ mọi thông tin trên, đồng thời doanh nghiệp này cho cải tạo phần khối đế thương mại của dự án và đặt tên mới The Garden Complex. Toà nhà cũng được chủ mới cho thay đổi từ màu hồng sang màu xanh.
Về cấu trúc thì các căn hộ của The Garden Mall vẫn được giữ nguyên mẫu như của Thuận Kiều Plaza và chỉ thay đổi về công năng gồm 3 phân khu: trung tâm giải trí, không gian để tổ chức sự kiện và các căn hộ cho thuê.
The Garden Mall gồm 3 tầng thương mại với tổng diện tích sàn 30.000 m2, nhiều dịch vụ đa dạng như: nhà hàng ẩm thực, ngân hàng, văn phòng cho thuê, coworking space, khu vui chơi giải trí gamezone và khu vui chơi mua sắm dành cho giới trẻ. Khu căn hộ với 3 tòa tháp cao đến 33 tầng với 648 căn hộ được thay màu màu xanh mới mẻ.
Mặc dù vậy, sau nhiều năm về tay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát số phận của Thuận Kiều Plaza chưa được thay đổi như kỳ vọng. Ngoài khu vực trung tâm thương mại thì phần lớn diện tích cùng số lượng căn hộ tại dự án này chưa có người sử dụng.
Vào tháng 7/2021 - thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng tại Sài Gòn, Thuận Kiều Plaza được trưng dụng làm Bệnh viện Dã chiến thu dung số 5 điều trị Covid-19. Tòa nhà được cải tạo phần lầu 1 và 2 với quy mô 1.000 giường bệnh để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Phần bệnh viện dã chiến chỉ được cải tạo ở khu vực trung tâm thương mại, không liên quan đến các căn hộ ở ba tòa tháp.
Đôi nét về bà chủ Thuận Kiều Plaza
Thuận Kiều Plaza hiện thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần đầu tư An Đông là một trong số các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của nữ đại gia Trương Mỹ Lan. Doanh nghiệp này được thành lập vào năm 2007 với vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng.
Hiện nay ngoài The Garden Complex, Công ty An Đông còn là chủ sở hữu của nhiều bất động sản giá trị khác như khách sạn 5 sao Windsor Plaza Hotel, An Đông Plaza 2…
Bà Trương Mỹ Lan (còn có tên gọi khác là Trương Muội) sinh năm 1956, là nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa giàu có. Hiện bà Lan là Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát, doanh nghiệp đang sở hữu nhiều khu đất vàng tại TP.HCM.Chồng bà là Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân bất động sản ở Hong Kong.
Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (tiền thân là Công ty tư doanh Vạn Thịnh Phát được thành lập năm 1991) hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Theo Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, hiện Vạn Thịnh Phát Group có vốn điều lệ 13.000 tỷ đồng do bà Trương Mỹ Lan giữ chức Chủ tịch HĐQT, bà Trương Huệ Vân giữ chức Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật.
Năm 2007, công ty mở rộng đầu tư và phát triển sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập hai pháp nhân: Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) và Công ty cổ phần đầu tư An Đông (An Dong Group).
Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát được thành lập với vốn điều lệ 12.800 tỉ đồng, trong đó Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát góp 41% và bà Trương Mỹ Lan 15%. Công ty cổ phần đầu tư An Đông được thành lập với vốn điều lệ 9.000 tỉ đồng, trong đó Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát góp 20%.
Sau nhiều năm lập nghiệp, bà chủ Vạn Thịnh Phát đã tạo nên các công ty con khác gồm: Công ty cổ phần đầu tư Time Square (vốn điều lệ 2.100 tỉ đồng, thuộc sở hữu của ông Chu Nap Kee Eric), Công ty cổ phần tập đoàn Sài Gòn Peninsula (vốn đăng ký 18.000 tỉ đồng).
Vạn Thịnh Phát cùng các công ty con hiện sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton,... Tập đoàn này còn sở hữu nhiều dự án khác như Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence và Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence,...
Bà chủ Vạn Thịnh Phát còn nhiều lần gây bất ngờ cho những đại gia trong giới bất động sản khi đứng ra thâu tóm các khu đất vàng ở TP.HCM như việc mua lại tòa tháp Vincom Centre A (Union Square sau này), Thuận Kiều Plaza, Sài Gòn Peninsula...
Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự hoang tàn của Thuận Kiều Plaza
Phát triển sản phẩm chung cư không phù hợp
Mục đích chính khi xây dựng Thuận Kiều Plaza chủ đầu tư muốn nhắm vào lượng người dân từ Hong Kong sang Việt Nam sinh sống và làm ăn. Nên các căn hộ chung cư được phát triển với phong cách thiết kế với không gian rất tối ưu.
Chính sự tối ưu quá mức khiến diện tích trung bình trên mỗi căn hộ quá nhỏ, trần nhà thiết kế thấp khiến không gian sống chật chội. Người Việt mua để ở hoàn toàn không phù hợp với vì thường thích không gian thoáng mát, thiết kế đơn giản. Người Hong Kong thì không có quá nhiều người quan tâm sản phẩm của Thuận Kiều Plaza trong thời gian này.
Chất lượng xây dựng chung cư thấp
Qua khảo sát và thực tế của một số người từng mua và sinh sống tại Thuận Kiều Plaza. Dù được bán giá 1 tỷ - 3 tỷ/căn thời điểm năm 1999 nhưng chất lượng sau khi được sử dụng nhanh chóng xuống cấp. Vật liệu xây dựng, cùng kết cấu không có được độ bền cao, không gian ẩm thấp, không khí không được lưu thông tốt nên các thành viên trong gia đình thường đau ốm, bệnh tật.
Một số người khác từng ở Thuận Kiều Plaza còn thay phiền về những khó khăn, đổ vỡ hay chuyện làm ăn không được suôn sẻ. Đây có thể là một trong những nguyên nhân phát sinh từ việc phạm phong thủy sẽ được phân tích dưới đây.
Vi phạm các quy tắc về phong thủy
Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong văn hóa Á Đông. Xét về phong thủy trong xây dựng ở Thuận Kiều Plaza đã vi phạm phong thủy ở một số điểm sau:
Tổng thể dự án mất cân đối
Nhìn tổng thể dự án, có thể thấy 3 tòa nhà liên tiếp nhau kèm theo phần đế khá nhỏ tạo ra sự mất cân đối, không vững chắc. Bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh của 3 cây nhang hoặc một con tàu có 3 ống khói to nhưng thân tàu lại quá nhỏ khiến tăng cảm giác nặng nề, ỳ ạch, thiếu sự linh hoạt.
Cân bằng âm dương không được đảm bảo
Trong yếu tố thiết kế - kiến trúc của 3 tòa nhà xét thấy đây là kiểu nhà lộ cốt nên vi phạm nghiêm trọng luật âm - dương trong phong thủy. Những tòa nhà có âm khí quá vượng, dương khí yếu ớt dẫn đến suy thoái và đối nghịch, mất bền vững.
Thanh đà quá lớn ở phần kinh doanh
Phần đế dưới dùng để cho các hoạt động thương mại, nếu xét về yếu tố của một gia đình thì hoạt động kinh doanh cũng là nguồn tạo ra tiền của để gia đình đó có cuộc sống tốt hơn. Nhưng các thanh đà quá lớn chạy ngang qua nhau, khá thấp tạo sự cản trở xuống dãy cửa hàng ảnh hưởng đến phong thủy, ế ẩm trong hoạt động buôn bán, kinh doanh tại đây.
Thiết kế hành lang Đông - Tây khiến dòng khí lưu chuyển không tốt
Những thiết kế hành lang trải dài và rộng ở phần đế dưới của tòa nhà cho cảm giác như một hang động lớn, tốc độ của dòng khí tốt bên trong dễ dàng thoát ra phía sau và dòng khí xấu lại tích tụ quá lâu khiến mọi thứ không hài hòa.
Trên đây là những thông tin về Thuận Kiều Plaza. Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề về mua bán nhà đất hay thông tin về thị trường bất động sản đừng quên truy cập vào Nhadat.cafeland.vn nhé.
>>>Thuận Kiều Plaza sau khi “thay áo mới” có còn hoang tan
Phương Vũ (TH)
Từ khóa » Thuận Kiều Plaza Của Ai
-
Chủ Nhân Của Thuận Kiều Plaza Là Ai? - Vietnamnet
-
Thuận Kiều Plaza – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuận Kiều Plaza Quận 5 Vì Sao Trở Thành Cao ốc Hoang Tàn?
-
Bà Trương Mỹ Lan Mua Lại Thuận Kiều Plaza?
-
Chủ Nhân Của Thuận Kiều Plaza Giàu Cỡ Nào? - Kenh14
-
Vì Sao Thuận Kiều Plaza Ngủ Yên Trong 17 Năm - Office Saigon
-
Lịch Sử Bí ẩn Gần 30 Năm 'bỏ Hoang' Của Thuận Kiều Plaza
-
Thuận Kiều Plaza Có Ma Không? Những Câu Chuyện Kỳ Bí
-
Bà Chủ Thuận Kiều Plaza Là Ai? Bí ẩn Tòa Nhà Gây Xôn Xao MXH
-
Cao ốc Thuận Kiều Plaza Bỏ Hoang Bỗng - The Garden Mall
-
Hơn 600 Căn Hộ Tại Dự án "bí ẩn Nhất Sài Gòn" Thuận Kiều Plaza ...
-
Bà Chủ Hiện Tại Của Thuận Kiều Plaza - CafeF
-
Tại Sao Thuận Kiều Plaza Không Có Người ở? - GiaiNgo
-
Bà Chủ Kín Tiếng Sở Hữu Thuận Kiều Plaza: Thuộc Dòng Họ Giàu Có ...