CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM. MÔN TOÁN - THƯỚC CHỮ T - Kho Bài Tập
Có thể bạn quan tâm
- Trang nhất
- Giới thiệu
- Giới thiệu về trang bài tập cuối tuần
- Bài tập các khối
- Rss
- Đăng bài viết
- Tìm kiếm
- Tin tức
- Lớp 2
- Toán lớp 2
- Tiếng việt lớp 2
- Tiếng anh lớp 2
- Lớp 3
- Toán lớp 3
- Tiếng việt lớp 3
- Tiếng anh lớp 3
- Kho tài liệu
- Video ôn tập
- Shops
- Thành viên
- Thăm dò ý kiến
- Tìm kiếm
- Liên hệ
Chúng tôi trên mạng xã hội
Thông tin liên hệThông tin liên hệ
- myYahoo
- Trang nhất
- Tin Tức
- Giáo án STEM
a. Kiến thức:
Vận dụng được các kiến thức về Tổng ba góc của 1 tam giác tạo ra thước chữ T để đo góc nghiêng với tiêu chí cụ thể;b. Kĩ năng:
- Tính toán, vẽ được bản thiết kế thước chữ T đảm bảo các tiêu chí đề ra; - Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế; - Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận; - Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học; - Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao; - Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp; - Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.d. Năng lực:
- Tìm hiểu các kiến thức Toán học, cụ thể về các ứng dụng của Toán học trong đời sống; - Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo sản phẩm một cách sáng tạo; - Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện; - Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá. 4. THIẾT BỊ - Các thiết bị dạy học: giấy A0, mẫu bản kế hoạch, … - Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Thước chữ T”:- Các thanh gỗ, thanh tre, thước đo góc, miếng xốp;
- Vít, dao, tuốc vít;
- Keo dính, keo nến, dây, vật ặng;
- Thước kẻ, bút;
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THƯỚC CHỮ T
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo thước chữ T” bằng vật liệu thông thường như thanh gỗ, thanh tre, xốp (do giáo viên cung cấp) theo các tiêu chí: Đo được bất kỳ độ nghiêng, độ dốc nào, bất kỳ địa hình nào, dễ sử dụng, có được kết quả đo nhanh chóng. - Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về tổng 3 góc của 1 tam giác để thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm.b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về độ dốc của núi, của bờ đê, độ xiên của mái nhà để xác định cách sử dụng kiến thức về Tổng 3 góc của một tam giác được ứng dụng trong chế dụng cụ đo. - Xác định nhiệm vụ chế tạo dụng cụ đo Thước chữ T bằng vật liệu đơn giản với các tiêu chí:- Đo được bất kỳ độ nghiêng, độ dốc, độ xiên của bất kỳ vật thể nào đó
- Có tính ổn định cao khi sử dụng, dễ lắp rắp, dễ sử dụng, tiện lợi
- Dễ dàng lấy được kết quả đo.
c. Sản phẩm học tập của học sinh
- Mô tả và giải thích được cách đo;
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo thước theo các tiêu chí đã cho.d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về độ dốc của sườn núi, sườn đê,… Với dụng cụ đo góc thông thường thì không đo được độ dốc sườn núi bờ đê nhưng khi vận dụng kiến thức tổng ba góc của một tam giác thì thì có thể thiết kế một thiết bị đo và thực hiện đo một cách dễ dàng - Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn trong nhóm; trình bày và thảo luận chung. - Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là tổng ba góc của một tam giác và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính toán thông qua việc thiết kế, chế tạo thước với các tiêu chí đã cho.Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hình thành kiến thức mới về tổng ba góc của một tam giác; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế thước.b. Nội dung hoạt động
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:- Tổng ba góc của một tam giác (Toán 7- Bài 1. Chương 2);
- Cách sử dụng thước đo góc (Toán 6);
- Hai góc đổi đỉnh (Toán 7)
- Thước phải đặt như thế nào để đây dọi đi qua vạch của thước đo góc cho ta số liệu độ dốc cần đo?
- Chân thước phải được thiết kế thế nào cho tiện lợi khi đặt trên mặt nghiêng?
- Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
- Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của thước và các nguyên vật liệu sử dụng…
- Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh tính đúng đắn giá trị đo.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:- Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Tổng ba góc của 1 tam giác;
- Xây dựng bản thiết kế thước theo yêu cầu;
- Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet…
- Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;
- Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế thước;
- Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế thước của nhóm mình.b. Nội dung hoạt động
- Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh góc đo ba độ dốc của sường núi, bờ đê. - Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần. - Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm thướcc. Sản phẩm của học sinh
Bản thiết kế thước sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện.d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên đưa ra yêu cầu về:- Nội dung cần trình bày;
- Thời lượng báo cáo;
- Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
THƯỚC CHỮ T
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo chiếc thước đảm bảo yêu cầu đặt ra. - Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.b. Nội dung hoạt động
- Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước (xốp, thanh tre, keo dính, thước đo góc, khoan, tuốc vít, kìm, dao rọc giấy, thước kẻ, bút) để tiến hành chế tạo thước theo bản thiết kế. - Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh bằng việc đo độ dốc của sườn núi bờ đê, quan sát, đánh giá và điều chỉnh nếu cần.c. Sản phẩm của học sinh
Mỗi nhóm có một sản phầm là một chiếc thước đã được hoàn thiện và thử nghiệm. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao nhiệm vụ:- Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo thước theo bản thiết kế;
- Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM THƯỚC CHỮ T
a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm học sinh giới thiệu thước chữ T trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm.b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp. - Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:- Đo được bất kỳ độ nghiêng, độ dốc, độ xiên của bất kỳ vật thể nào đó
- Có tính ổn định cao khi sử dụng, dễ lắp rắp, dễ sử dụng, tiện lợi
- Lấy kết quả đo tức thì.
- Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác;
- Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
- Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo thước.
c. Sản phẩm của học sinh
Thước đã chế tạo và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phầm trước lớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ. - Học sinh trình diễn cách đo - Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo thước. - Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết TweetÝ kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luậnNhững tin mới hơn
-
Chủ đề STEM LÝ 8: CHẾ TẠO PHAO BƠI
(25/10/2020) -
CHỦ ĐỀ STEM: PHÂN BÓN HÓA HỌC
(25/10/2020) -
“Cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975”
(10/11/2020) -
CHỦ ĐỀ: SÁNG TẠO MÁY TÍNH
(10/11/2020) -
THIẾT KẾ NHÀ NỔI CHỐNG LŨ
(10/11/2020) -
BÌNH LỌC TỰ CUNG CẤP NƯỚC
(10/11/2020) -
HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUANG HỢP CHO CÂY RONG ĐUÔI CHÓ
(11/11/2020) -
GẬY THÔNG MINH HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ
(11/11/2020) -
BỘ DỤNG CỤ HỌC HÌNH HỌC CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ
(11/11/2020) -
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
(11/11/2020)
Những tin cũ hơn
-
CHỦ ĐỀ: ĐIỀU CHẾ XÀ PHÒNG HANDMADE
(25/10/2020) -
CHỦ ĐỀ: TRUNG ĐIỂM ĐOẠN THẲNG
(25/10/2020) -
CHỦ ĐỀ: CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN
(25/10/2020) -
CHỦ ĐỀ STEM “CÔNG NGHIỆP SILICAT”
(25/10/2020) -
Giáo án STEM CHỦ ĐỀ: SỮA CHUA SẠCH.
(24/10/2020) -
Giáo án STEM CHỦ ĐỀ: LÀM PIN TỪ VỎ BIA, NƯỚC MUỐI, GIẤY BẠC
(24/10/2020) -
Giáo án STEM THIẾT KẾ BẪY BẮT CHUỘT AN TOÀN DỰA VÀO TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
(24/10/2020) -
Giáo án STEM CHỦ ĐỀ: LÀM XÀ PHÒNG TỪ DẦU, MỠ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
(24/10/2020) -
Giáo án STEM QUẠT LÀM MÁT
(24/10/2020) -
Giáo án STEM TÊN CHỦ ĐỀ: CHẾ TẠO ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU ĐƠN GIẢN
(17/10/2020)
- Hướng dẫn giải bài tập về vận... hướng dẫn ôn tập và giải các bài tập về
- Hướng dẫn giải bài tập về công... hướng dẫn ôn tập và giải các bài tập về công cơ học
- Hướng dẫn giải bài tập về lực... Hướng dẫn giải bài tập về
Bạn thấy thế nào về trang tài liệu học tập?
Rất bổ ích, ý nghĩa Không bổ ích ý kiến khác Tin xem nhiều- Bài tập về thấu kính hội tụ
- DẠNG TOÁN HỖN HỢP TRONG HÓA HỌC
- ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN GDCD
- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN
- Bài tập về thấu kính phân kỳ
- Dạng bài tập về Đoạn mạch nối tiếp
- CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT LẦN THỨ HAI
- Dạng bài tập đoạn mạch song song
- TRỢ TỪ – THÁN TỪ – TÌNH THÁI TỪ
- So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cách mạng tư sản kiểu cũ với cách mạng tư sản kiểu mới
- Đang truy cập14
- Hôm nay68
- Tháng hiện tại178,716
- Tổng lượt truy cập8,098,144
- chuyên đề Phương trình... - 18/04/2022
- Phương trình chứa ấn ở... - 28/02/2020
- Các dạng bài tập phương... - 28/02/2020
- Giáo án dạy thêm toán 6 - 27/02/2020
- Chuyên đề bồi dưỡng học... - 27/02/2020
Hướng dẫn giải bài tập về khối lượng riêng, trọng lượng riêng
Hướng dẫn giải bài tập về vận tốc trung bình
Hướng dẫn giải bài tập về công cơ học
Hướng dẫn giải bài tập về lực đẩy ác si mét
Hướng dẫn gải bài tập về công suất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giâyĐăng nhập Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã xác minh từ ứng dụng Google Authenticator Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Quên mật khẩu? Để đăng ký thành viên, bạn cần khai báo tất cả các ô trống dưới đây Giới tính N/A Nam Nữ- Bạn thích môn thể thao nào nhất
- Món ăn mà bạn yêu thích
- Thần tượng điện ảnh của bạn
- Bạn thích nhạc sỹ nào nhất
- Quê ngoại của bạn ở đâu
- Tên cuốn sách "gối đầu giường"
- Ngày lễ mà bạn luôn mong đợi
Từ khóa » Dạy Học Stem Môn Toán 7
-
STEM-TOÁN 7-ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC CÂN
-
Giáo án Stem Toán 7 Chủ đề: Ứng Dụng Thực Tế Của Tam Giác Cân
-
DẠY HỌC STEM MÔN TOÁN 7. Chủ đề: THƯỚC CHỮ T
-
Giáo án Stem Toán Lớp 7 Cả Năm Theo Phương Pháp Mới
-
Giáo án Chủ đề Stem Toán 6, Toán 7 - Tài Liệu Text - 123doc
-
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM MÔN ...
-
Top 14 Dạy Học Stem Môn Toán
-
GIÁO ÁN BÀI DẠY STEM TOÁN 7 - Đại Số 7 - Lo Van Doan
-
Bài Tập Môn Toán Lớp 7 - Thư Viện Stem - Steam
-
Hướng Dẫn Dạy Học STEM Môn Toán Hiệu Quả - Sylvan Learning
-
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC STEM MÔN TOÁN 7
-
Giáo Án Stem Hình Học 7 Cả Năm 5 Hoạt Động - Toán 7
-
Giáo An Stem Violet Môn Toán 7
-
THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ STEM: BỘ TRỤ THỐNG KÊ | Facebook
-
Stem THCS Môn Toán Học: Thiết Kế Bộ Xếp Giá để đồ - .vn
-
Hoạt động Giáo Dục STEM - Lớp 7