CHỦ ĐỀ : TRUYỆN KIỀU THEO CV 3280
Có thể bạn quan tâm
CHỦ ĐỀ : TRUYỆN KIỀU
Lí do chọn chủ đề:
- Do cấu trúc nội dung chương trình liên tiếp nhau, nội dung kiến thức liên quan mật thiết với nhau( chuỗi đoạn trích của tác phẩm Truyện Kiều).
- Nội dung chủ đề hợp với quĩ thời gian ( 10 tiết).
I. Mục tiêu chủ đề: Sau khi học xong chủ đề học sinh cần
1. Kiến thức:
- Trình bày được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số trích đoạn truyện thơ trung đại Việt Nam (Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du: tinh thần nhân văn, số phận và khát vọng hạnh phúc của con người, ước mơ về tự do, công lí, sự phê phán những thế lực hắc ám trong xã hội phong kiến; nghệ thuật tự sự.
- Bước đầu trình bày được về thể loại truyện thơ Nôm và một số đóng góp lớn của truyện thơ trung đại vào sự phát triển của văn học dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
- Biết bình giảng các câu thơ hay trong tác phẩm.
- Nhận biết và vận dụng được các yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự .
- Thu thập, sưu tầm những câu thơ, nhận xét đánh giá về tác gải Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự có các yếu tố, miêu tả miêu tả nội tâm - Vận dụng hiểu biết về miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ:
- Tích cực học tập chủ đề.
- Thêm tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
4. Định hướng năng lực cần hướng tới.
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực quản lí bản thân
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng viết
- Năng lực thưởng thức văn học
II. Thiết bị dạy học, học liệu:
1. Thầy:
- Soạn bài, tham khảo tài liệu về Nguyễn Du
- Chân dung Nguyễn Du ( Ảnh )
- Dự kiến phương án tích hợp:
+ Văn - Lịch sử : Đất nước thời Lê - Trịnh, thời nhà Nguyễn
2. Trò: - Đọc và soạn bài theo các câu hỏi SGK, tìm đọc thông tin về Nguyễn Du và '' Truyện Kiều ''
III. Nội dung:
- Nội dung 1: Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Nội dung 2: Chị em Thúy Kiều
- Nội dung 3: Kiều ở lần Ngưng Bích
- Nội dung 4: Miêu tả trong văn tự sự
- Nội dung 5:Miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
IV. Bảng mô tả các mức độ nhận thức:
Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
Truyện Kiều của Nguyễn Du | - Nêu những nét chính về tác giả. - Nêu những nét chính về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm - Xác định kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, thể loại tác phẩm | - Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Truyện Kiều” - Mối liên quan giữa bối cảnh xã hội với nội dung mỗi tác phẩm. - Hiểu được những đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm trung đại Việt Nam. |
| - Vận dụng hiểu biết về truyện Kiều để phân tích lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của các đoạn trích |
- Nhận diện một số biện pháp nghệ thuật, thể thơ lục bát. | - Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát. - Kết nối được các đoạn trích để chỉ ra được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển trong “Truyện Kiều”. | - Phân tích, trình bày suy nghĩ cảm nhận được nội dung ý nghĩa của các đoạn trích đã học. - Sưu tầm các bài truyện cùng chủ đề.
| - Trình bày được những suy nghĩ ,kiến giải riêng về giá trị nội dung của văn bản, từ đó tạo lập được một văn bản cảm nhận, suy nghĩ về truyện. - Kiến tạo những giá trị sống của bản thân góp phần giải quyết một vấn đề trong đời sống thực tiễn. | |
- Xác định số lượng nhân vật, thứ tự cốt truyện, bố cục của văn bản. - Phát hiện và hiểu được các sự kiện, chi tiết trong cốt truyện, hành động của nhân vật. | - Phân tích được diễn biến cốt truyện và đặc điểm, phẩm chất của nhân vật. - Phân tích được những đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm “Truyện Kiều”. - Chỉ ra và phân tích được những phẩm chất đáng quý của Thúy Kiều qua mỗi đoạn trích. | - Vận dụng thông hiểu để tạo lập đoạn văn phân tích, cảm nhận những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện | - Vận dụng kiến thức của mỗi bài vào thực tế cuộc sống của mình để có nhận thức, thái độ và hành động đúng. - Rèn luyện tạo lập một đoạn thơ theo thể thơ lục bát truyền thống. | |
Chị em Thúy Kiều | - Nhận biết trình tự miêu tả nhân vật. | - Hiểu dụng ý nghệ thuật trong cách miêu tả |
| Tạo lập văn bản phân tích vẻ đẹp của Kiều. |
Kiều ở lần Ngưng Bích | - Nhận biết bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích. | - Lí giải được nội dung trích đoạn, nghệ thuật tiêu biểu , điển tích văn học. |
| Tạo lập văn bản phân tích tâm trạng nhân vật trong đoạn trích. |
Miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn tự sự
| - Nhận biết yêú tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. | Hiểu được vai trò ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự | Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. | Tạo lập văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. |
V. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực
Các yêu cầu cần đạt của chuyên đề | Câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá |
Nhận biết | - Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du - Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại của tác phẩm Truyện Kiều, Vị trí, phương thức biểu đạt của mỗi đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Cho biết thể thơ được dùng trong hai tác phẩm. - Chỉ ra bố cục của mỗi đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, - Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc trong mỗi đoạn thơ. Xác định phép tu từ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng. - Xác định nhân vật trong mỗi đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Cảnh ngày xuân”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, - Cho biết hoàn cảnh, hành động, những chi tiết miêu tả mỗi nhân vật trong từng đoạn trích. Câu 1: Truyện Kiều còn có tên gọi nào? A. Đoạn trường tân thanh. B.Thúy Kiều. C.Kim Vân Kiều truyện D.Không có tên nào khác Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa: Phương án A + Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 2: Truyện Kiều được viết bằng thể thơ nào?
Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa: Phương án B + Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 3 : Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” thuộc phần nào cảu truyện? A.Gia biến và lưu lạc. B. Đoàn viên. C. Gặp gỡ và đính ước. D. Không nằm trong phần nào. Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: C + Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 4: Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”, sau đoạn tả vẻ đẹp chung, nhà thơ miêu tả ai trước?
Hướng dẫn chấm + Mức tối đa: Phương án C + Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời Câu 5: Trích đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật nào?
B.Ước lệ tượng trưng. C. Đòn bẩy. D.Khoa trương. Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: : Phương án A + Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
|
Thông hiểu | - Giải thích ý nghĩa nhan đề “Đoạn trường tân thanh”. - Cuộc đời của Nguyễn Duvà bối cảnh xã hội thời ấy có liên quan như thế nào với nội dung ý nghĩa của hai tác phẩm ? - Trình bày những hiểu biết về thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. - Trình bày những đặc điểm của thể thơ lục bát truyền thống. - Phân tích tính chặt chẽ, hợp lý trong bố cục của mỗi đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, - Phân tích giá trị biểu đạt của các hình ảnh, từ ngữ, phép tu từ được dùng trong mỗi đoạn trích. - Phân tích những chi tiết miêu tả nhân vật, cảnh vật qua các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Từ đó giúp em hiểu được gì về nhân vật, cảnh vật qua mỗi đoạn trích Câu 1: Vì sao khi tả Kiều, Nguyễn Du tập trung tả đôi mắt? A.Vì Kiều chỉ đẹp ở đôi mắt. B.Vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nơi tập trung sự tinh anh của trí tuệ. C.Vì Kiều không đẹp bằng Vân. D.Vì Nguyễn Du muốn tập trung làm nổi bật tài năng của Kiều. Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: : Phương án B + Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2: Vì sao Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ nàng? A. Vì nàng đặt chữ tình lên trên chữ hiếu. B. Vì nàng nghĩ cha mẹ đã có hai em chăm sóc. C.Vì với Kim Trọng nàng là người có lỗi còn cha mẹ phần nào nàng đã đền đáp ơn sinh thành nuôi dưỡng. D.Vì nàng còn trẻ, + Mức tối đa: C + Không đạt: Trả lời chưa đầy đủ ý trên, trả lời sai; hoặc không trả lời. Câu 3: Vì sao Nguyễn Du lại sử dụng điệp ngữ Buồn trông ở đoạn cuối của Kiều ở lầu Ngưng Bích? A.Tạo nhịp điệp cho đoạn thơ. B.Nhấn mạnh tâm trạng của Kiều. C.Thể hiện vị trí, tư thế của Kiều trước lầu Ngưng Bích. D.Vừa tạo nhịp điệu cho đoạn thơ vừa thể hiện nỗi cô đơn, lo sợ của Kiều. Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: : Phương án D + Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời. Câu 4: Cụm từ Quạt nồng ấp lạnh trong câu Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ có nghĩa là gì? A.Lấy từ tích xưa, cha mẹ già con cái thường nằm ủ ấm chỗ cho cha mẹ. B. Không ai quan tâm tới cha mẹ. C.Thúy Kiều lo cho cha mẹ. D.Thúy Kiều thương cho chính mình Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: : Phương án A + Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời. Câu 5: Em hiểu tên gọi Đoạn trường tân thanh có nghĩa là?
Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: : Phương án C + Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu hỏi, bài tập: Vận dụng mức độ thấp Câu 1: Viết đoạn văn kể về chị em Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả : Hướng dẫn chấm: - Mức độ tối đa: HS viết đoạn văn kể về chị em Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. - Mức độ chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ các nội dung trên. - Mức độ không đạt. Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: Phân tích giá trị việc sử dụng điệp ngữ, từ láy trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Truyện Kiều, Nguyền Du. Hướng dẫn chấm: -Mức độ tối đa: Trong tám câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả sử dụng bốn lần điệp ngữ "buồn trông" ở những hoàn cảnh khác nhau nhằm biểu đạt cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều. Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng. => Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc. - Mức độ chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ những nội dung trên. - Mức độ chưa đạt: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Câu 3: Nhận xét cách miêu tả của Nguyễn Du trong việc miêu tả Thúy Kiều và Thúy Vân Hướng dẫn chấm: - Mức độ tối đa: - Nguyễn Du đều sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng để miêu tả nhân vật kết hợp với nghệ thuật đòn bẩy trong khi miêu tả. + Tả Vân, Nguyễn Du chủ tập trung tả nhan sắc ngoại hình nhân vật theo lối liệt kê ( khuân mặt, nụ cười, giọng nói, tóc, nước da....). Qua đó để dự báo về một cuộc đời bình yên, hạnh phúc. + Tả Kiều nhà thơ tập trung chỉ tả đôi mắt, đặc biệt là giới thiệu tài năng của nàng ( hội họa, làm thơ, chơi đàn, sáng tác nhạc...). Qua đó để dự báo về một cuộc đời sẽ gặp nhiều gian truân, vất vả. - Mức độ chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ các nội dung trên. - Mức độ không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. |
Vận dụng thấp | -Phân tích nghệ thuật giới thiệu nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật, miêu tả cảnh vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để khẳng đinh Nguyễn Du là bậc thầy về bút pháp miêu tả.
Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong trích đoạn: Kiều ở lầu Ngưng Bích + Mức độ tối đa: a. MB: Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề. b. TB: Phân tích để làm sáng tỏ các luận điểm: Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống trải của Thúy Kiều trước cảnh lầu Ngưng Bích: ( Phân tích dẫn chứng trong sáu câu thơ đầu đoạn trích) Nỗi nhớ người yêu và người thân của Thúy Kiều ( Phân tích 8 câu thơ tiếp theo) Nỗi lo sợ, kinh hoàng trước cuộc đời đầy song gió ( Phân tích 8 câu thơ cuối) c. Kết bài: Khẳng định, đánh giá vấn đề. - HS biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học + Mức độ chưa tối đa: làm được một trong ba yêu cầu trên. Hoặc phân tích còn sơ sài, diễn đạt vụng. + Không đạt: Làm sai hoặc không làm bài |
Vận dụng cao | - Qua phân tích mỗi đoạn trích, em hiểu gì về thái độ, tình cảm của mỗi tác giả dành cho nhân vật của mình ? Từ đó có thể hiểu thêm gì về thông điệp mỗi tác giả muốn gửi đến người đọc qua tác phẩm ? - Em học hỏi được gì từ mỗi tác phẩm truyện thơ trung đại đã học ? Em sẽ vận dụng những điều học được đó vào cuộc sống của mình như thế nào ? - Tập viết một bài thơ lục bát (ít nhât là bốn câu) bày tỏ cảm nghĩ của em sau khi học mỗi tác phẩm.
Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong trích đoạn: Chị em Thúy Kiều Hướng dẫn chấm: + Mức độ tối đa: a. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề. b. Thân bài: Phân tích để làm sáng tỏ các luận điểm: - Vẻ đẹp về nhan sắc: Kiều đẹp một cách hoàn hảo, nổi trội khiến thiên nhiên, tạo hóa cũng phải ghen tị. ( Phân tích dẫn chứng) - Vẻ đẹp tài năng: Kiều là người con gái đa tài: sáng tác thơ, tài chơi đàn, tài hội họa và cả sáng tác nhạc nhưng là bản nhạc buồn. ( Phân tích dẫn chứng) - Vẻ đẹp về gia phong, lối sống, nề nếp: Lối sống đứng đắn, nghiêm túc mặc dù đang trong độ tuổi trẻ trung, yêu đương.( Phân tích dẫn chứng) c. Kết bài: Khẳng định, đánh giá vấn đề. Có thể so sánh, mở rộng với vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân. Bài viết đủ luận điểm, phân tích hay, khai thác tín hiệu nghệ thuật. Thuộc dẫn chứng. + Mức độ chưa tối đa: trả lời chưa đầy đủ các nội dung. Phân tích chưa đủ ý, diễn dạt còn vụng. + Không đạt: Không viết bài hoặc lạc đề.
|
VI. Thiết kế tiến trình học tập:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
1.Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Hiểu và lý giải được vị trí của tác phẩm với những đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của hai tác phẩm qua từng đoạn trích.
* Kỹ năng: Thông qua hoạt động, rèn cho học sinh các kỹ năng:
- Phân tích các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
- Tìm hiểu nét đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm.
- Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ngôn ngữ,…để đọc hiểu các đoạn trích thuộc hai tác phẩm truyện thơ Nôm trung đại.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để cảm thụ cái hay, cái đẹp của thể loại qua các đoạn trích.
- Phát hiện, chọn lọc, cảm thụ những chi tiết, hình ảnh,… tiêu biểu.
- So sánh, đối chiếu, tổng hợp các đơn vị kiến thức liên quan.
- Liên hệ và vận dụng kiến thức vào thực tế.
* Thái độ:
- Trân trọng tài năng, tâm hồn của hai tác giả lớn trong nền văn học dân tộc.
- Trân trọng giá trị nghệ thuật và nội dung của các tác phẩm truyện thơ trung đạị Việt Nam.
* Định hướng năng lực:
Qua tìm hiểu các đoạn trích trong hai tác phẩm truyện thơ trung đại nhằm hình thành các năng lực cho học sinh:
- Năng lực giao tiếp: Đọc diễn cảm các văn bản, trình bày lại diễn biến của đoạn trích, nghe và trả lời các câu hỏi, đưa ý kiến và phản biện ý kiến của người khác,viết đoạn văn thu thập cảm nhận của mình về các đoạn trích.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ: Nhận ra giá trị nghệ thuật và ý nghĩa từng đoạn trích, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những hành vi đẹp đối với bản thân và xã hội, rèn những suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực. Nhận thức được những giá trị sống từ phương diện thẩm mỹ, biết hành động vì những gì tốt đẹp trong môi trường sống của mình. Qua các đoạn trích, học sinh cảmnhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, nhận ra được những giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong tác phẩm văn học, nhận biết được đâu là cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn để rèn luyện bản thân.
- Năng lực hợp tác: Tham gia hoạt động trao đổi nhóm theo sự phân công của giáo viên. Hợp tác trao đổi với các bạn trong nhóm để tìm ra hướng giải quyết.
- Năng lực tự học: Tìm kiếm thông tin từ văn bản, từ cuộc đời tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đến các chi tiết và ý nghĩa các chi tiết trong văn bản. Huy động kiến thức, kinh nghiệm bản thân liên quan đến nội dung văn bản để giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như đúc kết đặc trưng của truyện thơ trung đại qua các văn bản.
Sử dụng vốn ngôn ngữ để viết đoạn văn.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải thích, cắt nghĩa, tổng hợp thông tin tạo nên hiểu biết chung về đặc trưng của truyện thơ trung đại. Giải thích nghĩa và tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, câu văn, biện pháp tu từ trong văn bản. Phản hồi và đánh giá các thông tin, đưa ra những kết luận từ các thông tin.
2. Nội dung:
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc.
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều
3. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học.
a. Phương pháp : Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, PP phân tích,Hoạt động nhóm, PP dùng lời có nghệ thuật, hợp đồng.
b. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, lược đồ tư duy, thuyết trình tích cực.
4. Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức hoạt động tại lớp học
5. Các bước tiến hành hoạt động 1:
* Khởi động:
- Cho học sinh xem một số hình ảnh về các sinh hoạt văn hóa dân gian có liên quan đến hai tác phẩm truyện thơ sẽ học.
- Học sinh trả lời câu hỏi: Các hoạt động này liên quan đến tác phẩm văn học nào ?
Từ đó, GV dẫn dắt vào bài
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Nguyễn Du. 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về thân thế Nguyễn Du. | I. Tác giả Nguyễn Du. 1. HS tìm hiểu thân thế.
|
* Gọi HS đọc phần I trong SGK, yêu cầu HS trả lời, gọi nhận xét, GV bổ sung, cho HS quan sát chân dung tác giả. H. Nêu những nét chính về thân thế, gia đình của tác giả? Điều đó có ảnh hưởng ntn tới sáng tác thơ văn của ông? * GV bổ sung: Tự hào về gia phả, dòng họ- họ Nguyễn có lời tuyên thệ: “Bao giờ Ngàn Hống hết cây. Sông Rum hết nước, họ này hết quan.”
| + HS trả lời, HS khác nhận xét, nghe GVbổ sung, quan sát chân dung tác giả. 1. Bản thân: - Nguyễn Du (1765 – 1820) - Tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. - Quê: Tiên Điền- Nghi Xuân – Nghệ Tĩnh. 2. Gia đình: - Gia đình Đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. + Cha : là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, tể tướng của chúa Trịnh, + Anh là Nguyễn Khản, cùng cha khác mẹ, nổi tiếng hào hoa, giái thơ phú, say mê nghệ thuật, làm tể tướng. + Mẹ là Trần Thị Tần – người đẹp nổi tiếng vùng Kinh Bắc . |
H. Thời đại Nguyễn Du sống vào khoảng thời gian nào ? Điều đó có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp văn thơ của ông ?
| 3. Thời đại: + Cuối TK XVIII đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên như bão táp mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn: “Một phen thay đổi sơn hà Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?” |
* GV nêu yêu cầu, yêu cầu HS trao đổi trong nhóm bàn, trả lời, gọi nhận xét, GV bổ sung, đánh giá. H. Về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ có những điều gì cần lưu ý ? Trong những bước thăng trầm của cuộc đời ông, theo em điều này có ảnh hưởng tới những sáng tác của ông và đặc biệt là Truyện Kiều không ? * GV bổ sung Năm 1824 con trai ông đã mang thi hài ông về an táng tại quê nhà. Nguyễn Du là con người có hiểu biết sâu rộng về cuộc sống, con người, có tấm lòng nhân ái: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn khi ông viết “Truyện Kiều”. Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa “Truyện Kiều” đã viết: “Tố Như Tử có con mắt trông khắp sáu cõi, có tấm lòng nghĩ đến cả nghìn đời. Lời văn tả hình như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột”. | + Nêu theo vốn hiểu biết, SGK. Trao đổi nhóm bàn, trả lời, HS khác bổ sung. Nghe GV đánh giá + Lúc còn nhỏ :9 tuổi mồ côi cha; 12 tuổi mồ côi mẹ, ở với anh trai Nguyễn Khản. Sống và học tập ở Thăng Long hào hoa, phong nhã, học giái ® thi không đỗ cao. + Trưởng thành : -1786 – 1796 lưu lạc nhiều năm trên đất Bắc, ở nhờ quê vợ ở Thái Bình trong tâm trạng ngơ ngác buồn chán, hoang mang và bi phẫn. Nhiều năm lưu lạc sống gần gũi với nhân dân, nếm trải mọi nỗi khổ cực, - Từ 1796-1802: Về ở ẩn quê nội Hà Tĩnh. - Năm 1802: Khi Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan ® bất đắc dĩ và chọn một chức quan nhỏ: làm tri huyện Bắc Hà. - 1813-1814 : Được thăng chức làm chánh sứ, và đi sứ Trung Quốc lần 1. -1820: Khi chuẩn bị đi sứ Trung Quốc lần 2 ông ốm , mất tại Huế. |
H. Hãy giới thiệu về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? * GV cung cấp bìa sách để HS tìm đọc. | 4. Sự nghiệp sáng tác: + HS trình bày theo vốn hiểu biết, HS khác bổ sung, theo dõi bìa sách. - Gồm nhiều tác phẩm lớn có giá trị, xuất sắc nhất là Đoạn trường Tân Thanh (Truyện Kiều) - Tác phẩm chữ Hán : Thanh Hiên thi tập; Nam Trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục. - Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn. |
H. Qua tìm hiểu về tác giả, em có đánh giá gì về ông? * GV khái quát, chốt kiến thức trọng tâm toàn bài và chuyển ý.Với hơn 60 năm trong cuộc đời của một con người, sự nghiệp của Nguyễn Du thật là quá đồ sộ. Điều đó đã khẳng định vị trí xứng đáng của đại thi hào, danh nhân văn hoá thế giới. | 5. Con người:
- Nguyễn Du là đại thi hào văn học dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. - Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của VHVN, đặc biệt là ở thể loại truyện thơ. - Là người có trái tim giàu tình yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân. |
II. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu nguồn gốc Truyện Kiều | II. TRUYỆN KIỀU: |
H. Tác phẩm ra đời trong khoảng thời gian nào ? H. Hãy nêu nguồn gốc của truyện Kiều ? * GV bổ sung: Kim Vân Kiểu truyện là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán thuộc thể loại phong tình ( tình yêu trai gái xưa, yêú tố tính chất dung tục được đề cao) còn Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng truyện thơ, viết bằng chữ Nôm được Nguyễn Du tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện và nhân vật, thay đổi các chi tiết ngôn ngữ, tâm lí nhân vật…tạo ra một thế giới nhân vật đặc sắc với cảm hứng nhân đạo cao cả xuất phát từ cuộc sống con người Việt Nam nên Truyện Kiều mãi là sáng tác văn chương đích thực của Nguyễn Du.
H. Thể loại của Truyện Kiều?
H. Ý nghĩa nhan đề Truyện Kiều?
? Dựa vào phần tóm tắt sgk, em hãy tóm tắt lại nội dung chính của Truyện Kiều? * 3 phần: + Thân thế và tài sắc chị em Thuý Kiều + Cảnh chơi hội đạp thanh và gặp gỡ Kim Trọng + Kim-Kiều chủ động đính ước và thề nguyền. + Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú
+Gia đình mắc oan, bán mình chuộc cha và em. +Kiều theo MSG đến Lâm Tri, biết bị lừa rút dao định tự tử. +Kiều ở lầu Ngưng Bích ,mắc lưâ Sở Khanh, buộc làm kĩ nữ tiếp khách + Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh nhưng lại bị Hoạn Thư hành hạ. + Kiều tu ở quan âm các trong vườn nhà Hoạn Thư rồi bỏ trốn đến nương nhờ Am chiêu Ẩn của vãi Giác Duyên + Kiều lại bị rơi vào lầu xanh lần thứ hai của Bạc Bà ở Châu Thai. + Kiều được Từ Hải cứu,lấy làm vợ + Từ Hải nổi dậy chống triều đình 5 năm thành đại vương, giúp Kiều báo ân báo oán nhưng lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến và bị giết + Kiều bị làm nhục, nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng lại được Giác Duyên cứu và nương nhờ cửa phật lần 2.
+ Kim Trọng trở lại Bắc kinh,biết tin dữ,vô cùng đau khổ, theo lời dặn chàng kết hôn với Thuý Vân nhưng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều + Chàng cất công đi tìm.Tình cờ gặp vãi Giác Duyên nên gặp lại Kiều + Chiều ý mọi người trong gia đình, Kiều nối lại duyên xưa với Kim Trọng, nhưng cả 2 quyết định đổi tình vợ chồng thành tình bạn bè H.Nêu những thành công về giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều? GV: Hoài Thanh đã nhận định: “Đó là 1 bản án, 1 tiếng kêu thương, một ước mơ và 1 cái nhìn bế tắc.” - Tầng lớp thống trị: bọn quan lại - Thế lực hắc ám: Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh.
=> Từ tất cả những giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”, chúng ta có thể khẳng định: “Truyện Kiều” chính là một kiệt tác trong văn học trung đại nói riêng và văn học dân tộc nói chung. | 1. Nguồn gốc: - Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” vào đầu thế kỉ XIX( 1805 –1809). Truyện dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Lúc đầu, Nguyễn Du đặt tên là “Đoạn trường tân thanh” ( Khúc ca mới đứt ruột hay Tiếng kêu đứt ruột) say này, người ta quen gọi là “Truyện Kiều” ( do nhân dân đặt). - Một biểu hiện nữa về sự sáng tạo của Nguyễn Du qua “Truyện Kiều” là:+ “Kim Vân Kiều truyện” viết bằng chữ Hán, thể loại văn xuôi, có kết cấu thành từng chương (hồi). Toàn bộ tác phẩm gồm 20 chương.
3.Thể loại: Truyện thơ nôm văn học Trung đại Việt Nam. TruyÖn cã khi ®îc viÕt bµng thÓ th¬ lôc b¸t. Cã hai lo¹i truyÖn N«m: truyÖn n«m b×nh d©n hÇu hÕt kh«ng cã tªn t¸c gi¶, ®îc viÕt trªn c¬ së truyÖn d©n gian; truyÖn N«m b¸c häc phÇn nhiÒu cã tªn t¸c gi¶, ®îc viÕt trªn c¬ së cèt truyÖn cã s½n cña v¨n häc Trung Quèc hoÆc do t¸c gi¶ s¸ng t¹o ra. TruyÖn N«m ph¸t triÓn m¹nh mÏ nhÊt ë nöa cuèi thÓ ký XVIII vµ thÕ kû XIX. 4. ý nghÜa nhan ®Ò: - TruyÖn KiÒu cã 2 tªn ch÷ H¸n vµ 1 tªn ch÷ n«m. + Tªn ch÷ H¸n: Kim V©n KiÒu truyÖn cña Thanh T©m Tµi Nh©n: tªn cña 3 nh©n vËt trong truyÖn: Kim Träng, Thuý V©n, Thuý KiÒu. + §o¹n trêng t©n thanh: tiÕng kªu míi vÒ nçi ®au th¬ng ®øt ruét: béc lé chñ ®Ò t¸c phÈm (tiÕng kªu cøu cho sè phËn ngêi phô n÷). -Tªn ch÷ n«m: TruyÖn KiÒu: Tªn nh©n vËt chÝnh - Thuý KiÒu (do nh©n d©n ®Æt).
5. Tóm tắt : 3 phần a. Phần I: Gặp gỡ và đính ước. V¬ng Thuý KiÒu lµ mét thiÕu n÷ tµi s¾c vÑn toµn, con g¸i ®Çu lßng mét gia ®×nh trung lu l¬ng thiÖn, sèng trong c¶nh "ªm ®Òm tríng rñ mµn che" bªn c¹nh cha mÑ vµ hai em lµ Thuý V©n, V¬ng Quan. Trong buæi du xu©n nh©n tiÕt Thanh minh, KiÒu gÆp chµng Kim Träng "phong t tµi m¹o tãt vêi". Gi÷a hai ngêi chím në mét mèi t×nh ®Ñp. Kim Träng dän ®Õn ë trä c¹nh nhµ Thuý KiÒu. Nh©n tr¶ chiÕc thoa r¬i, Kim Träng gÆp KiÒu bµy tá t©m t×nh. Hai ngêi chñ ®éng, tù do ®Ýnh íc víi nhau.
b. Phần II: Gia biến và lưu lạc. Trong khi Kim Träng vÒ Liªu D¬ng chÞu tang chó, gia ®×nh KiÒu bÞ m¾c oan. KiÒu nhê V©n tr¶ nghÜa cho Kim Träng cßn nµng th× b¸n m×nh chuéc cha. Nµng bÞ bän bu«n ngêi lµ M· Gi¸m Sinh, Tó Bµ, Së Khanh lõa g¹t, ®Èy vµo lÇu xanh. Sau ®ã, nµng ®îc Thóc Sinh - mét kh¸ch lµng ch¬i hµo phãng - cøu vít khái cuéc ®êi kü n÷. Nhng råi nµng l¹i bÞ vî c¶ cña Thóc Sinh lµ Ho¹n Th ghen tu«ng, ®Çy ®o¹. KiÒu ph¶i trèn ®Õn n¬ng nhê n¬i cöa PhËt. S Gi¸c Duyªn v« t×nh göi nµng cho B¹c Bµ - mét kÎ bu«n ngêi nh Tó Bµ, nªn KiÒu lÇn thø hai r¬i vµo lÇu xanh. T¹i ®©y, nµng gÆp Tõ H¶i, mét anh hïng ®éi trêi ®¹p ®Êt. Tõ H¶i lÊy KiÒu, gióp nµng b¸o ©n b¸o o¸n. Do m¾c lõa quan tæng ®èc träng thÇn Hå T«n HiÕn. Tõ H¶i bÞ giÕt. KiÒu ph¶i hÇu ®µn hÇu rîu Hå T«n HiÕn råi Ðp g¶ cho viªn thæ quan. §au ®ín, tñi nhôc, nµng trÉm m×nh ë s«ng TiÒn §êng vµ ®îc s Gi¸c Duyªn cøu, lÇn thø hai KiÒu n¬ng nhê cöa PhËt.
c- Phần III: đoàn tụ Sau nöa n¨m vÒ chÞu tang chó, Kim Träng trë l¹i t×m KiÒu. Hay tin gia ®×nh KiÒu gÆp tai biÕn vµ nµng ph¶i b¸n m×nh chuéc cha, chµng v« cïng ®au ®ín. Tuy kÕt duyªn víi Thuý V©n nhng chµng vÉn kh«ng thÓ quªn mèi t×nh ®Çu say ®¾m. Chµng quyÕt cÊt c«ng lÆn léi ®i t×m KiÒu. Nhê gÆp ®îc s Gi¸c Duyªn mµ Kim, KiÒu t×m ®îc nhau, gia ®×nh ®oµn tô. ChiÒu theo ý mäi ngêi, Thuý KiÒu nèi l¹i duyªn cò víi Kim Trong nhng c¶ hai cïng nguyÖn íc “Duyªn ®«i løa còng lµ duyªn b¹n bÇy”.
III. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều: 1. Giá trị nội dung: a. Giá trị hiện thực: - Truyện phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. - Truyện phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. * Giá trị nhân đạo: - Tác giả bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những nỗi khổ đau của con người. - “Truyện Kiều” là tiếng nói ngợi ca những giá trị phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu vị tha... - ND trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người, khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công. - Ông tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện. 2. Giá trị nghệ thuật: TK được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du trên nhiều phương diện, đặc biệt là “ngôn ngữ và thể loại”. -VÒ ng«n ng÷: lµ ng«n ng÷ v¨n häc hÕt søc giµu vµ ®Ñp, ®¹t ®Õn ®Ønh cao ng«n ng÷ nghÖ thuËt. - TiÕng ViÖt trong TruyÖn KiÒu kh«ng chØ cã chøc n¨ng biÓu ®¹t (ph¶n ¸nh), biÓu c¶m (béclé c¶m xóc) mµ cßn cã chøc n¨ng thÈm mÜ (vÎ ®Ñp cña ng«n tõ). - Víi truyÖn KiÒu, nghÖ thuËt tù sù ®· cã bíc ph¸t triÓn vît bËc. - NghÖ thuËt miªu t¶ thiªn nhiªn ®a d¹ng, bªn c¹nh bøc tranh thiªn nhiªn ch©n thùc sinh ®éng (C¶nh ngµy xu©n), cã nh÷ng bøc tranh t¶ c¶nh ngô t×nh ®Æc s¾c (KiÒu ë lÇu Ngng BÝch).
|
H. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 80. | + 1 HS đọc ghi nhớ SGK trang 80 |
*Luyện tập - Viết đoạn văn giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 đến 15 dòng) giới thiệu thi hào Nguyễn Du. - Mục tiêu: Làm được bài tập từ SGK, các bài tập khắc sâu kiến thức chính. - Nhiệm vụ: Trao đổi hoạt động nhóm, động não, tư duy độc lập…. - Cách thực hiện như sau: Có một nhà thơ không ai là không yêu mến và kính phục đúng như lời ca ngợi của Tố Hữu: “Tiếng thơ ai động đất trời – Nghe như non nước vọng lời ngàn thu – Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du – Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”. Đó là Nguyễn Du – người con của miền đất sông Lam, núi Hồng ở Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Thời đại Nguyễn Du sống là thời đại khổ đau, bế tắc và đầy những biến động dữ dội. Khổ đau, bế tắc bởi xã hội phong kiến Việt nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân thì vô cùng cực khổ, điêu đứng. Trong bầu không khí xã hội ấy, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã làm “Một phen thay đổi sơn hà”, đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê,Trịnh,Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy Nguyễn Du vào cuộc sống lay lắt, gian truân, vất vả. Cuộc đời phiêu bạt, từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều ( khi lưu lạc ở quê vợ, rồi quê mẹ, quê cha; khi làm quan dưới triều Nguyễn, được cử đi xứ sang Trung Quốc) đã tạo cho Nguyễn Du một kiến thức sâu rộng, một vốn sống phong phú, và niềm cảm thông sâu sắc với mọi kiếp người bị đày đọa, chịu khổ đau, thiệt thòi. Điều này, đã ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm ,nhận thức của Nguyễn Du, để ông hướng ngòi bút vào hiện thực trong hầu hết các sáng tác của mình. Bởi thế, mà Mộng Liên Đường chủ nhân từng có lời nhận xét: “…Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy…”. Nguyễn Du đã để lại cho dân tộc một sự nghiệp văn thơ quý giá, phong phú và đồ sộ: ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”. Có thể nói, với những thành công về sự nghiệp, với cái tài và cái tâm, Nguyễn Du đã trở thành một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đời đời ghi nhớ.
- Phát phiếu học tập( nhóm 1,2 : làm phiếu 1 ; nhóm 2,3 làm phiếu 2) - Yêu cầu hs làm bài vào phiếu học tập - Nhận xét, sửa chữa Phiếu học tập số 1: 1. Nguyễn Du đã dựa vào những yếu tố nào trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo nên Truyện Kiều? A. Cốt truyện và nhân vật. B. Nguyên tắc xây dựng nhân vật. C. Thể loại. D. Nội dung. 2. Dòng nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Du? A. Từ năm 1789, Nguyễn Du rơi vào cuộc sống khó khăn gian khổ hơn chục năm trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn. B. Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. C. Năm 1813, Nguyễn Du được thăng làm Học sĩ điện Cần Chánh và được cử làm chánh sứ đi tuế cống Trung Quốc. D. Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình nhà nho nghèo. 3. Câu nào nói không đúng về ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội và các nhân tố thuộc cuộc đời riêng đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? A. Sinh ra trong một thời đại lịch sử đầy biến động, cùng với những thăng trầm trong cuộc sống cá nhân, Nguyễn Du đã sớm thể hiện chí khí, hoài bão của mình về một sự nghiệp anh hùng và điều đó đã ghi dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của ông. B. Nguyễn Du từng được may mắn tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê, đất nước khác nhau. C. Nguyễn Du từng có nhiều điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, trải nghiệm trong môi trường quí tộc, hiểu biết cuộc sống phong lưu. D. Nguyễn Du từng trải nghiệm cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ hàng chục năm trước khi làm quan với nhà Nguyễn. 4. Dòng nào dưới đây nhận xét chưa đúng về những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều? A. Ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm. B. Khả năng vận dụng thể thơ lục bát một cách rất điêu luyện. C. Sáng tạo cốt truyện li kì, hấp dẫn. D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nhân vật tài tình. 5. Dòng nào khái quát không đúng về nội dung, chủ đề các bài thơ Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc? A. Cảm thông với những thân phận bé nhỏ dưới đáy xã hội bị đọa đày, hắt hủi. B. Thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc đồng thời khẳng định vị thế của dân tộc ta trước triều đình phong kiến phương Bắc. C. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp lên con người qua "những điều trông thấy". D. Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện khi "vịnh sử". Phiếu hoc tập số 2 1. Sự đánh giá nào không phù hợp với sự nghiệp văn học của Nguyễn Du? A. Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn từ và là người đã sáng tạo ra nhiều thể thơ độc đáo. B. Nguyễn Du là nhà thơ có vị trí hàng đầu trong văn học dân tộc. C. Nguyễn Du là nhà thơ có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. D. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc có tấm lòng thương người sâu sắc, bao dung. 2. Dòng nào sau đây không nói về giá trị tư tưởng của tác phẩm Truyện Kiều? A. Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí. B. Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối. C. Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người. D. Truyện Kiều thể hiện tình yêu thiên nhiên và niềm niềm say mê với những phong cảnh của non sông, đất nước của tác giả. 3. Tên chữ của Nguyễn Du là A. Bạch Vân. B. Thanh Hiên. C. Ức Trai. D. Tố Như. 4. Truyện Kiều giống tác phẩm nào dưới đây về mặt văn tự? A. Độc Tiểu Thanh kí. B. Phản chiêu hồn. C. Văn tế thập loại chúng sinh. D. Long thành cầm giả ca. 5. Đâu là biểu hiện mới mẻ, là đóng góp đặc sắc của Nguyễn Du cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam? A. Có tấm lòng nhân ái bao la, yêu thương cả muôn loài không kể địa vị, đẳng cấp, dân tộc. B. Có thái độ trân trọng, đề cao những giá trị tinh thần và những chủ thể sáng tạo nên những giá trị tinh thần ấy. C. Thể hiện lòng thương cảm, xót xa cho những số phận bất hạnh trong xã hội, nhất là những con người nhỏ bé bị trà đạp, vùi dập tàn nhẫn. D. Ngợi ca hạnh phúc lứa đôi, tình yêu tự do vượt qua những rào cản của lễ giáo phong kiến.
* Vận dụng, mở rộng H.Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm? | |
-- Sưu tầm những nhận định, đánh giá hay về Truyện Kiều: + Tố Hữu: - Tiếng thơ ai động đất trời/ Nghe như non nước vọng lời ngàn thu/ Ngàn năm sau có Nguyễn Du/ Tiếng thương như tiếng mẹ du mỗi ngày. + Trần Đình Sử “ TK không chỉ là sáng tạo trên câu, chữ riêng lẻ, sự thêm bớt chi tiết cá biệt trong cốt truyện và cách miêu tả mà là sự sáng tạo toàn vẹn....tất cả là một chỉnh thể không lặp lại của văn học dân tộc và văn học thế giới”. +"Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại... Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi" (Xuân Diệu). "Truyện Kiều là một tiếng kêu thương, một bản tố cáo, một giấc mơ... một cái nhìn bế tắc" (Hoài Thanh). "Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn"(Chế Lan Viên). |
Hoạt động 2 : Tìm hiểu phần Đọc hiểu văn bản
Văn bản 1: CHỊ EM THÚY KIỀU
( Trích Truyện Kiều ) Nguyễn Du
Đọc và tìm hiểu chung * Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về vị trí đoạn trích. - GV giao nhiệm vụ: HS tự đọc, trình bày vị trí đoạn trích trong toàn tác phẩm và nêu nội dung chính của đoạn. - GV nhận xét, chốt ý. ? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích ?
? VB cần được đọc với giọng điệu ntn ? GV hướng dẫn đọc diễn cảm -> GV đọc mẫu. Gọi HS đọc -> GV nhận xét - Yêu cầu HS đọc thầm chú thích SGK GV gọi HS trả lời một số chú thích 2,6,13 * Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị cụ thể của tác phẩm Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản: * GV nêu vấn đề: Trình bày những hiểu biết của em về văn bản ở những khía cạch sau: + Thể loại + Phương thức biểu đạt ? Bố cục của văn bản và nêu rõ nội dung từng phần ? Em có nhận xét gì về bố cục sắp xếp của tác giả ở đoạn
| I. Đọc, tìm hiểu khái quát. 1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
- Vị trí đoạn trích : Nằm ở phần đầu của tác phẩm: Gặp gỡ và đính ước( từ câu 15 đến câu 38). Đoạn trích là đoạn mở đầu nói về vẻ đẹp và cuộc sống đức hạnh của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
2. Thể loại và PTBĐ - Thể loại: Truyện thơ Nôm - Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 3.Bố cục: gồm 4 phần + Phần 1 ( 4 câu đầu ) : Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều. + Phần 2 ( 4 câu tiếp ) : Vẻ đẹp của Thúy Vân. + Phần 3 ( 12 câu tiếp ) : Vẻ đẹp của Thúy Kiều. + Phần 4 ( 4 câu còn lại ) : Vẻ đẹp đức hạnh của hai chị em Thúy Kiều. => Kết cấu chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của tác giả, giới thiệu từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể. |
* Chuyển ý: Để hiểu rõ những giá trị của văn bản, chúng ta đi vào tìm hiểu chi tiết văn bản theo kết cấu 4 phần. Hướng dẫn HS khai thác giá trị tác phẩm. GV: Giao nhiệm vụ cho HS nghiên cứu trả lời một số câu hỏi và yêu cầu cụ thể để tìm hiểu cách giới thiệu nhân vật và nội dung ý nghĩa từng phần * GV gọi đọc 4 câu thơ đầu, nêu yêu cầu. Quan sát tranh ảnh
H. Vẻ đẹp Thuý Vân, Thuý Kiều trong 4 câu thơ được tác giả miêu tả qua các hình ảnh, từ ngữ nào? ( Treo ảnh: chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều) H. Em hiểu “mai cốt cách, tuyết tinh thần, mười phân vẹn mười” là gì? - Mai cốt cách : cốt cách của cây mai : mảnh dẻ, thanh tao. - Tuyết tinh thần : tinh thần của tuyết trắng và trong sạch - Mười phân vẹn mười: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng nhưng đều đạt đến độ hoàn mĩ. | II. Đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Cảm nhận chung về vẻ đẹp của 2 chị em Kiều ( 4 câu đầu): - Giới thiệu gia cảnh, thứ bậc: Chị em Kiều và Vân là 2 cô con gái đầu lòng của Vương viên ngoại. - Đầu lòng….ả tố nga. Mai cốt cách, tuyết tinh thần.... mười phân vẹn mười.
|
H. Để khái quát vẻ đẹp chung của 2 chị em Thuý Kiều, tác giả đã sử dụng BPNT gì? Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ ? Tác dụng? H. Qua bút pháp miêu tả của tác giả, em có những cảm nhận chung gì về vị trí, vẻ đẹp, dáng dấp của 2 chị em?
* GV chốt giảng bình: Kết thúc vẻ đẹp chung là lời bình: “ Mỗi người…vẹn mười”. Nói như vậy có nghĩa là vẻ đẹp của 2 chị em Kiều đã đạt đến độ toàn bích, viên mãn trong cách nói “kiệm lời” của Nguyễn Du. | *Nghệ thuật: - Với bút pháp ước lệ tượng trưng( dùng hình ảnh tượng trưng trong thiên nhiên ngầm so sánh với vẻ đẹp của con người), tác giả đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai; tâm hồn trắng trong như tuyết. => Đó là vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh. + Hai chị em đều tuyệt đẹp, không tì vết “mười phân vẹn mười”, song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một vẻ”. -> Bốn câu thơ đầu là bức tranh nền để từ đó tác giả dẫn người đọc lần lượt chiêm ngưỡng sắc đẹp của từng người.
|
* Chuyển ý: 4 câu thơ đầu gợi cảm hứng thẩm mĩ và tạo tâm thế để chúng ta đón nhận vẻ đẹp riêng của từng cô gái
H. Hãy đọc diễn cảm 4 câu thơ và cho biết: ở 4 câu thơ này nhà thơ miêu tả Vân qua những chi tiết nào? - Khuôn mặt - Cặp mày - Miệng cười - Giọng nói - Mái tóc - Nước da |
2. Vẻ đẹp của Thuý Vân. - Vẻ đẹp của Vân ® khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa như đẹp như trăng, đôi lông mày gọn , sắc nét như mày con ngài,…vóc người khoẻ mạnh, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong trẻo như ngọc, mái tóc đẹp óng ả như mây, da trắng như tuyết. |
H. Hai chữ “trang trọng” cho ta thấy vẻ đẹp của Thuý Vân ntn? + Phát hiện, suy nghĩ trả lời | - Trang trọng : vẻ đẹp cao sang, quý phái, đoan trang, phúc hậu. |
H. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả? Từ đó toát lên vẻ đẹp nào của nàng Thuý Vân. Vẻ đẹp ấy dự báo điều gì về cuộc đời Thúy Vân? * Yêu cầu HS trao đổi, chia sẻ, trả lời. GV nhận xét, bổ sung, chốt * GV bình: Vẫn là nghệ thuật ước lệ tượng trưng, cùng với nghệ thuật so sánh ẩn dụ, nhân hoá tác giả đã liệt kê từng vẻ đẹp của Thúy Vân ở nhiều phương diện: Gương mặt, lông mày, nụ cười, giọng nói, mái tóc, nước da. - Những hình ảnh dùng để miêu tả là những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên , dường như vẻ đẹp của nàng được hội tụ kết tinh từ những gì cao qúy nhất của thiên nhiên. * Chuyển ý: Một cô gái như Vân qua cách tả của tác giả, chắc chắn cuộc sống đến với cô sẽ bình yên, phẳng lặng. Đóng là: “Cũng từ máu mẹ, máu cha. Cũng từ một bọc sinh ra phận người”. Đời cô em như vậy, còn đời cô chị sẽ ra sao? | - Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”=> Làm nổi bậtvẻ đẹp hài hoà, đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp luôn tạo được sự hòa hợp, êm ấm với xung quanh khiến thiên nhiên cũng phải thua, nhường một cách vui vẻ. ® Dự báo cuộc đời nàng sẽ bình yên, hạnh phúc. |
H. Tả vẻ đẹp Thuý Kiều, nhà thơ miêu tả vẻ đẹp của nàng bằng bao nhiêu câu thơ? Tần số các câu thơ ấy so với tả Vân thế nào? - Tả Kiều, nhà thơ miêu tả vẻ đẹp của nàng bằng 12 câu thơ. - Tần số các câu thơ tả Kiều lớn gấp 3 lần so với các câu thơ tả Vân. | 3. Vẻ đẹp Thuý Kiều(12 câu thơ tiêp).
|
H. ND giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều ntn? H. Câu thơ đầu không chỉ chuyển tranh từ cô em sang cô chị mà đã có ý so sánh rất rõ. Hai chữ “sắc sảo”, “mặn mà” đã nói lên vẻ đẹp gì ở Kiều?
| - Tả khái quát: Sắc sảo, mặn mà + Nói “sắc sảo” là nhà thơ đề cập tới vẻ đẹp về trí tuệ, về tài năng. + Còn nói “mặn mà” là nói tới vẻ đẹp về tâm hồn, tính cách. " Như vây ở Kiều có sự chung đúc giữa 2 vẻ đẹp: trí tuệ, tài năng và tâm hồn, tính cách. |
H Cách miêu tả Thúy Kiều có gì giống và khác so với cách miêu tả Thúy Vân? +Hs Phát hiện, thảo luận nhóm bàn, trả lời
| + Giống: - Câu thơ đầu: khái quát đặc điểm nhân vật: - Khẳng định ngay vẻ đẹp sắc sảo của Kiều.( sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn) - Dùng hình tượng nghệ thuật ước lệ tượng trưng: làn thu thuỷ...nghiêng thành - Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ + Khác : Không tả thực, chỉ đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt Kiều. |
H. Em hiểu “ Làn .. sơn” là ntn? “Ngiêng nước.. thành” là ntn? - Làn thu thuỷ : làn nước mùa thu-> Mắt đẹp, trong như hồ nước mùa thu -> gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt, có hồn. - Nét xuân sơn : nét nói mùa xuân : -> lông mày thanh tú, tươi đẹp trên gương mặt trẻ trung. - Nghiêng.. thành : Điển tích chữ Hán -> Sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê có thể đến nỗi mất thành, đổ nước. H. Tả sắc đẹp đôi mắt Kiều, nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Câu thơ gợi cho ta thấy điều gì về nhan sắc của Thuý Kiều? | - Sắc đẹp:
+ Đôi mắt: Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ: “Làn thu thủy nét xuân sơn” gợi đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; hàng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều hội tụ ở đôi mắt – cửa sổ tâm hồn thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Vẻ đẹp của Kiều khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, nước phải nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với vẻ đẹp ấy; tả sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình rất đặc biệt của nàng. |
H. Vì sao Nguyễn Du lại tả nhan sắc Thuý Vân trước nhan sắc Thuý Kiều? + Suy nghĩ, trả lời. (Dành cho HS giỏi)
| - Đó là một dụng ý nghệ thuật sáng tạo của Nguyễn Du: Tả người bằng nghệ thuật đòn bẩy. - Nhà thơ dùng Vân làm điểm tựa, làm nhân vật phông màn để làm tôn vinh vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều. - Một tài năng nghệ thuật bậc thầy, tả người kiểu “Vẽ mây nẩy trăng” chỉ có ở đại thi hào này. |
H. Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào của Thuý Kiều ? H. Vẻ đẹp đó được tác giả giới thiệu ntn ? H. Qua sự giới thiệu đó, em cảm nhận được điều gì về tài năng của Kiều ?
| + Trí tuệ thông minh tuyệt đối (vốn sẵn tính trời) + Tài năng : Kiều là người con gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng: đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả. Nàng đã soạn riêng một khúc bạc mênh mà ai nghe cũng não lòng. Khúc nhạc thể hiện tâm hồn,tài năng,là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. => Chân dung Thúy Kiều mang tính cách số phận. Ngòi bút Nguyễn Du nhuốm màu định mệnh. Sắc đẹp và tài năng của Kiều nổi trội quá mà thiên nhiên, tạo hóa thì: Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen |
* GV cho HS thảo luận bàn, gọi trình bày, nhận xét. H. Có ý kiến cho rằng cực tả sắc đẹp và tài năng của Kiều cũng chính là để tả cái tâm của nàng. Ý kiến của em thế nào? - GV liệt kê từng ý kiến lên bảng. - Cùng hs làm sáng tỏ từng ý kiến, chốt. |
- Cực tả tài năng vượt trội cũng chính là miêu tả cái tâm. Vì thế mà cung bạc mệnh mà nàng tự sáng tác phải chăng là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm.
|
* GV dẫn dắt : Nhưng cái mà tác giả muốn nhấn mạnh không phải là nét và làn mà đặc biệt chú ý tới tác động, ảnh hưởng của vẻ đẹp ấy H. Vẻ đẹp của Thúy Kiều có tác động ảnh hưởng như thế nào? Ngoài việc miêu tả vẻ đẹp của Kiều t/g còn muốn gửi những dự cảm ntn về cuộc đời của Kiều sau này? * GV liên hệ với cuộc đời 15 năm lưu lạc của Kiều: Thanh lâu 2 lượt, thanh y 2 lần |
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.” - Nghệ thuật tả Kiều của Nguyễn Du đã ẩn chứa, báo trước một dư cảm không suôn sẻ, bình lặng. - Bao truân chuyên, sóng gió đang rình rập chờ đón nàng ở phía trước. Nhà thơ linh cảm con đường hậu vận trong cuộc đời Kiều: Số kiếp “hồng nhan bạc phận”. Vì thế những câu thơ Kiều đã trở thành những trang đời trong bói toán.
|
H. Để khắc hoạ bức chân dung của Kiều, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng ? * GV bình: Tóm lại bức tranh chân dung Kiều được Nguyễn Du vẽ có đủ cả : sắc -trí - tài - tình – mệnh, trời xanh phú cho nàng nhiều điều thì cũng sẽ lấy đi của nàng nhiều thứ. Điều này cũng phù hợp với quan điểm nhân quả của Nguyễn Du. | - Biện pháp nghệ thuật so sánh, ước lệ tượng trưng, ẩn dụ.=> Làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: Vẻ đẹp lộng lẫy, sắc sảo, tài năng đa dạng, thông minh tuyệt đỉnh, tâm hồn đa cảm… ® Kiều là mẫu của người phụ nữ hoàn hảo nhất, nhưng cũng chính điều này đã dự báo, đã chứa đựng một tương lai đầy bão tố, một cuộc đời không yên ổn. |
H. Trong 2 bức chân dung 2 chị em Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn ? Vì sao ? * GV yêu cầu HS thảo luận nhóm(3’) gọi trình bày, nhận xét. |
- Bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn vì: + Số lượng câu chữ dùng để tả Kiều cũng nhiều hơn. + Vân chỉ được tả nhan sắc, không thể hiện được cái tài, cái tình -> Khi tả Kiều, tác giả tả sắc một phần, còn dành đến 2 phần tả tài, tình. + Đáng lẽ phải tả Kiều trước tác giả lại chọn tả Vân, đó là cách sử dụng phép nghệ thuật đòn bẩy. Lấy Vân làm nền để tả Kiều. |
* GV gọi đọc 4 câu thơ cuối ? H. Tác giả đã sử dụng lớp từ nào để miêu tả về cuộc sống của hai chị em? Em cảm nhận được gì về cuộc sống của hai chị em qua bốn câu thơ cuối? H. Khi gợi tả vẻ đẹp của hai chị em, thái độ tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào? * GV khái quát và chốt kiến thức trọng tâm: Tả sắc tài của chị em Kiều, nhà thơ đề cao vẻ đẹp ấy bằng tình cảm nhân đạo, cảm hứng nhân văn. Đó là một vẻ đẹp sung sức, viên mãn, đầy thiện cảm.Đó là cảm hứng thẩm mĩ về đức hạnh của người phụ nữ Phong kiến xưa.Ngợi ca nhân vật, nhà thơ lí tưởng hoá, lãng mạn hoá nhân vật bằng cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ. H.Nêu những thành công về giá trị nghệ thuật của văn bản?
H. Học xong tác phẩm em đánh giá gì về giá trị nội dung?
H. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 83. H. Qua tìm hiểu văn bản em rút ra ý nghĩa gì? * GV khái quát toàn bài và cho HS làm BTTN. - GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm vào phiếu, gọi đọc, gọi nhận xét | 4. Đức hạnh, cuộc sống của 2 chị em. - Dùng nhiều từ Hán Việt gợi tả sự trang trọng, đứng đắn của một gia đình nề nếp gia phong ® Cuộc sống phong lưu êm đềm khuôn phép, đức hạnh. - Thái độ trân trọng , ngợi ca vẻ đẹp hình thức, tài năng, tâm hồn con người ( Giá trị nhân đạo )
III. Tiểu kết 1 1. Nghệ thuật: - Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ. - Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. - Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình. - Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điển cố, điển tích. - Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, chọn lọc. - Tả chân dung mang tính cách, số phận. - Sử dụng ngôn ngữ gợi tả, hình ảnh ước 2. Nội dung. - Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tài năng của Thuý Vân, Thuý Kiều. - Dự cảm về cuộc đời của chị em Thuý Kiều. 3.Ýnghĩa văn bản: Chị em Thuý Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du. + HS nhận phiếu bài tập, làm vào phiếu bài tập. - Làm việc cá nhân. - Nêu ý kiến, nhận xét |
................................................
Từ khóa » đề Truyện Kiều
-
Các Dạng đề Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du Chọn Lọc - Haylamdo
-
CHUYÊN ĐỀ TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU - Tài Liệu Text - 123doc
-
CHỦ ĐỀ TRUYỆN KIỀU NGỮ VĂN 10 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bộ Những đề Văn Hay Về Truyện Kiều - Văn Mẫu 9
-
08 Đề đọc Hiểu Chủ đề Truyện Kiều Hay Nhất - Tư Liệu Ngữ Văn THCS
-
Ý Nghĩa Nhan đề Truyện Kiều Của Nguyễn Du
-
[Ôn Tập Văn Lớp 9] TRUYỆN KIỀU
-
Truyện Kiều Của Nguyễn Du | Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn
-
Chuyên đề Truyện Kiều - Nguyễn Du Nâng Cao - Văn Học Trẻ
-
Ý Nghĩa Nhan đề Truyện Kiều - Lê Tường Vy
-
Đề Số 4 - Đề Kiểm Tra 45 Phút (1 Tiết) - Học Kì 1 - Ngữ Văn 9
-
CHỦ đề TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU - Tài Liệu Text - 123doc
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 9: Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du | Tech12h
-
Truyện Kiều Của Nguyễn Du | Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn
-
Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chuyên đề: Truyện Kiều, Nguyễn Du
-
Các Dạng đề Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du Chọn Lọc
-
Bộ Những đề Văn Hay Về Truyện Kiều - Văn Mẫu 9 - THPT Sóc Trăng
-
Soạn Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du (trang 77) - SGK Ngữ Văn 9 ...
-
Đoạn Trường Tân Thanh Có Nghĩa Là Gì?